Chào bác,
Người ta xác định được rằng một trong những có chế tham gia vào quá trình sinh bệnh Parkinson và nhiều bệnh lý nghiêm trong khác như bệnh tim, ung thư là tình viêm mạn tĩnh, stress oxy hóa xảy ra trong tế bào não.
Chúng ta đều biết rằng viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó giúp tạo ra hàng rào bảo vệ vùng bị tổn thương thông qua việc gây ra các phản ứng trên bề mặt như đỏ, nóng, sưng, đau... và sau đó là sự khôi phục cấu trúc da… Nhưng khi tình trạng viêm kéo dài hoặc xảy ra không với mục đích bảo vệ, nó sẽ gây nhiều tổn hại cho cơ thể và gây bệnh. Stress thường xuyên, ít tập thể dục, yếu tố di truyền, và thường xuyên tiếp xúc với các chất độc (như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu diệt cỏ) có thể thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính xảy ra nhiều và nhanh hơn, vì vậy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa, lão hóa thần kinh như Parkinson, Alzheime… Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại và giảm thiểu yếu tố nguy cơ thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Việc lựa chọn các loại thực phẩm ức chế quá trình viêm, stress oxy hóa là chiến lược tốt nhất để phòng ngừa bệnh Parkinson, sau đây là một số gợi ý trong chế độ ăn uống dành cho bác:
Bác nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, gồm nhiều thực phẩm tươi như trái câu và rau quả càng tốt, nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh.
- Lượng calo: Người trưởng thành cần tiêu thụ từ 2000 – 3000 calo/ngày, phân bố đều cho các chất như sau: 40 - 50 % từ carbohydrate (tinh bột), 30 % từ chất béo, và 20 - 30 % từ protein. Phụ nữ, trẻ em và người ít vận động cần ít calo hơn, còn nam giới và người hoạt động nặng cần nhiều calo hơn.
+ Tinh bột: Phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ từ 160 - 200 g carbohydrate và nam giới nên ăn từ 240-300 g carbohydrate mỗi ngày. Đa số tinh bột phải ở dạng chưa tinh chế, các loại thực phẩm ít chế biến với chỉ số đường huyết thấp, bao gồm gạo lứt, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu… Hạn chế ăn các thực làm từ bột mì và đường, đặc biệt là bánh mì và các loại thực phẩm ăn đóng gói như bánh quy, kẹo.
+ Chất béo: Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 67 g chất béo, chủ yếu từ các chất béo chưa bão hòa như axit béo omega 3 có trong dầu ô liu, cá, quả óc chó, hạt điều, hạnh nhân, dầu đậu nành. Giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa bằng cách ăn ít bơ, kem, pho mát, da gia cầm, thức ăn nhanh.
+ Chất đạm: Nên ăn khoảng 80-120 g đạm/ngày từ nhiều nguồn như cá (cá mòi, trích, hồi), đậu nành, sữa chua; hạn chế các loại protein từ động vật như thịt bò, lợn. Nếu bác có vấn đè về gan, thận hoặc dị ứng thì nên giảm thấp hơn lượng đạm ăn vào mỗi ngày.
+ Chất xơ: Bác nên ăn ít nhất 40 g chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân).
- Nguồn dinh dưỡng thực vật: Để có tối đa sự bảo vệ từ hoạt chất tự nhiên chống lại các bệnh liên quan đến tuổi (bao gồm cả bệnh tim mạch, ung thư và bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson), cũng như chống lại độc tố môi trường, bác nên ăn nhiều trái cây, rau và nấm.
+ Chọn trái cây và rau quả nhiều màu sắc, đặc biệt là hoa quả giàu chất chống thoái hóa não như cà chua, ớt, trái cây màu cam và màu vàng, và rau lá xanh đậm như bắp cải, súp lơ…
+ Chọn sản phẩm hữu cơ bất cứ khi nào có thể, nên mua các loại rau củ có nguồn gốc rõ giảm và tránh thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu lớn.
+ Bổ sung các món ăn chế biến từ đậu nành vào bữa ăn hàng ngày.
+ Uống trà thay vì cà phê, bao gồm trà xanh hoặc trà Ô long.
+ Nếu bác có uống rượu, nên ưu tiên sử dụng rượu vang đỏ.
+ Sử dụng một lượng sôcôla đen (với hàm lượng ca cao tối thiểu 70%) hợp lý để tăng cường chất chống oxy hóa.
+ Vitamin và khoáng chất: Ngoài việc ăn uống đầy đủ các chất, bác cũng có thể bổ sung thêm 200 mg vitamin C, 400 IU Vitamin E, 200 microgram Selenium, 10.000-15.000 IU tiền vitaminA một ngày. Các chất chống oxy hóa cần thiết khác bao gồm hỗn hợp 400 microgram axit folic và 2.000 IU vitamin D, 500-700 mg canxi, không chứa sắt.
- Bổ sung hoạt chất bảo vệ tế bào thần kinh: Như DHA, coenzyme Q10, axit alpha lipoic (ALA). Riêng ALA, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định vai trò chống oxy hóa, lão hóa tế bào thần kinh. Một số hoạt chất sinh học có trong 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng đã được chứng minh tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa, ức chế các chất độc thần kinh, kháng viêm… nên chúng có hiệu quả trong việc làm chậm thoái hóa, lão hóa não ở người cao tuổi. Hiện nay các thành phần Thiên ma, Câu đằng, ALA đã được kết hợp với nhiều thảo dược khác dưới tên thương hiệu là TPCN Vương Lão Kiện, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sớm chứng run do Parkinson, bác có thể tham khảo sử dụng để tăng cường yếu tố bảo vệ não bộ.
Chúc bác sức khỏe!