Chào bạn,
Chúng tôi rất chia sẻ với tâm trạng và cảm xúc của bạn hiện tại, bởi bạn bị khởi phát bệnh Parkinson ở độ tuổi tương đối trẻ. Mặc dù các triệu chứng của bệnh cũng tương tự như ở người lớn tuổi, nhưng ở người trẻ thường phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý, xã hội, tình cảm, tài chính và công việc… nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì vậy mà trở nên quá bi quan, lo lắng, bởi ngày nay cùng với sự tiến bộ của y học, đã có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng, hạn chế tiến triển của bệnh và giúp người bệnh Parkinson có chất lượng sống tốt hơn.
Các phương pháp điều trị cho bệnh Parkinson khởi phát sớm ở người trẻ bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị:
Bệnh Parkinson gây ra bởi sự thoái hóa và chết dần của các tế bào thần kinh sản xuất Dopamin trong não, vì vậy các thuốc điều trị Parkinson đều nhằm mục đích bổ sung hoặc làm tăng tác dụng của Dopamin. Trong đó, Levodopa (một tiền chất của Dopamin) được xem là thuốc điều trị vàng trong bệnh Parkinson. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn người bệnh Parkinson trẻ tuổi gặp phải tác dụng phụ sớm khi sử dụng Levodopa. Do vậy, trong giai đoạn đầu Levodopa chỉ được sử dụng ở liều thấp và bác sĩ thường ưu tiên chỉ định một số loại thuốc khác như:
- Các chất chủ vận dopamin: trực tiếp kích thích các vùng não, giúp dopamin hoạt động hiệu quả hơn tại đây, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson. Một số thuốc đại diện như Bromocriptine (Parlodel), Pramipexole (Mirapex), và Ropinirole (Requip)…
- Thuốc ức chế men phân giải dopamin: giúp bảo vệ và kéo dài thời gian hiệu quả của dopamin trong não như Entacapone (thường được sử dụng phối hợp cùng Levodopa, với tên biệt dược là Stalevo)
- Thuốc kháng cholinergic như trihexyphenidyl (Trihex, Artane) cũng thường được sử dụng để điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson khởi phát ở người trẻ.
Sử dụng thảo dược để làm tăng hiệu quả điều trị Parkinson ở người trẻ:
Trước đây, các thảo dược truyền thống như Thiên ma, Câu đằng đã được sử dụng hàng nghìn năm tại các nước Á Đông để điều trị các chứng run, rung giật. Cho tới hiện nay, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã làm sáng tỏ vai trò của các thảo dược này với chứng bệnh Parkinson. Thiên ma có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, chống stress oxy hóa, kháng viêm và làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não. Trong khi đó, Câu đằng lại có tác dụng ức chế hoạt động của men gây phân hủy dopamin, gián tiếp làm tăng lượng dopamin trong não, đồng thời giảm nồng độ canxi nội bào nên giúp thư giãn cơ bắp. Tại Việt Nam, Thiên ma, Câu đằng đã được phối hợp với nhiều thảo dược quý khác trong một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện, có thể giúp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh Parkinson ở người trẻ thông qua nhiều cơ chế tác động khác nhau.
Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập khoa học:
Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường tăng nặng khi nghỉ ngơi, do đó nếu người bệnh càng ít vận động, thì bệnh sẽ càng nhanh tiến triển. Vì vậy, bạn cần lưu ý thường xuyên vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày. Trong chế độ ăn uống cũng cần tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ và uống nhiều nước. Đồng thời nên bổ sung nhiều thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, để giúp bảo vệ các tế bào thần kinh và làm chậm lại quá trình thoái hóa não của người bệnh Parkinson. Bạn có thể đọc thêm một số bài viết dưới đây để nắm được những bài tập luyện và chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh Parkinson:
7 bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh Parkinson
Chế độ ăn uống thông minh cho người bệnh Parkinson
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Thân mến!