Chào bạn,
Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam: “Tình trạng run đầu cổ, run mặt là một bệnh lý thuộc chuyên khoa sâu. Khi có sự khác nhau trong chẩn đoán giữa các bệnh viện thì điều bạn nên làm là đến một bệnh viện tuyến cao hơn để kiểm tra lại. Khi đi bạn nên mang theo các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc của các lần khám trước để các bác sĩ tuyến trên có cơ sở thăm khám, điều trị tốt hơn.”
Hơn nữa, một số bệnh lý mắc kèm như tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, tim mạch cũng có thể khiến tình trạng run trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, để kiểm soát run đầu cổ tốt hơn, ngoài sử dụng thuốc điều trị theo bác sĩ kê, bạn nên chú ý những điều sau:
- Kiểm soát tốt đường máu, mỡ máu, huyết áp
- Ăn hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như: mỡ, da, nội tạng động vật. Không tái sử dụng dầu mỡ đã qua chiên rán nhiều lần, nên sử dụng dầu ăn thay cho mỡ động vật khi chế biến món ăn
- Ăn giảm muối
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, cá, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó…) vào thực đơn mỗi ngày
- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày
- Hạn chế căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya.
- Kiên trì đi bộ, tập dưỡng sinh, khí công tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Nếu có thể, bạn đến các trung tâm phục hồi chức năng để tập vật lý trị liệu giúp cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của các cơ bắp
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa Thiên Ma, Câu Đằng. Bởi nhiều tài liệu cho thấy, các hoạt chất sinh học trong 2 thảo dược này tương tự như các tiền chất của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và làm ổn định tính dẫn truyền, từ đó hỗ trợ giảm run đầu cổ.
Chúc bạn mạnh khỏe!