Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Trẻ tuổi bị run tay khi căng thẳng có phải bệnh Parkinson không?

    Em năm nay 28 tuổi, bị mắc chứng run tay mỗi khi căng thẳng, vậy có phải là em bị parkinson không? và có thuốc nào để khắc phục không ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Chứng run do bệnh parkinson thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên, với biểu hiện đặc trưng là run tăng lên khi nghỉ ngơi và giảm hoặc hết khi hoạt động, làm việc thì sẽ hết run. Còn với người trẻ và triệu chứng run chỉ xảy ra khi căng thẳng như bạn mô tả, thì nguyên nhân thường là do rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng run này trong bài viết sau: http://runchantay.com/bai-viet/thong-tin-benh/run-do-roi-loan-than-kinh-thuc-vat.html
    Nhưng để có kết luận chính xác, cũng như được điều trị sớm, bạn nên thu xếp thời gian đi khám tại chuyên khoa Nội thần kinh của các bệnh viện uy tín.
    Run do rối loạn thần kinh thực vật khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên chứng run này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc, do vậy nếu bạn suy nghĩ lạc quan, thư giãn tinh thần bằng cách hít sâu, thở chậm, tập thiền, yoga, nghe nhạc… biểu hiện run sẽ được cải thiện rất nhiều. Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Vương Lão Kiện. Sản phẩm có các thành phần chính là thảo dược, giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, nhờ đó làm giảm run an toàn, hiệu quả, đặc biệt hiệu quả với run do rối loạn thần kinh thực vật ở người trẻ. Đã có nhiều bạn trẻ mắc chứng run tương tự như bạn sử dụng sản phẩm cho kết quả tốt, nên bạn hoàn toàn có thể an tâm:
    https://www.youtube.com/watch?v=gJmHk_FXj0Y&index=2&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân mến!
  • Run giật chân vào ban đêm khi ngủ là bệnh gì?

    Tôi là phụ nữ, 49 tuổi. Giấc ngủ của tôi luôn luôn bị gián đoạn bởi những cơn run giật ở chân, thường là chân phải. Nó khiến tôi bị thức giấc liên tục nhiều lần trong đêm và cảm thấy rất mệt mỏi vào ban ngày. Xin cho biết tôi bị bệnh gì và phải điều trị ra sao?
    Icon
    Chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời của Tiến sĩ Shahul Hamed , một Chuyên gia Thần Kinh tại Sở Thần kinh học, Viện Khoa học thần kinh Hoa Kỳ như sau:
    Tình trạng bạn đang gặp phải hiện nay được gọi là hội chứng chân không nghỉ. Đây là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi những cơn run giật, đau nhói, co kéo, tê dần dần, run chân hoặc cảm giác khó chịu ở chân không thể kiểm soát, được buộc người bệnh phải di chuyển chân liên tục. Các triệu chứng xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, khi người bệnh thư giãn nghỉ ngơi hoặc trong giấc ngủ.  Hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng thường phổ biến hơn ở phụ nữ và có xu hướng tăng lên theo tuổi tác. Nó xảy ra ở khoảng 5% số người từ 30 – 50 tuổi và 44% ở những người trên 65 tuổi.
    Hơn 80% những người mắc hội chứng chân không nghỉ có chu kỳ trong giấc ngủ, nó thường xảy ra sau cứ mỗi 15 - 40 giây, và có thể lặp lại trong suốt cả đêm. Các triệu chứng này làm người bệnh bị thức tỉnh nhiều lần trong đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Người bệnh bị mất ngủ và thường cảm thấy rất buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, dẫn tới trầm cảm, suy giảm trí nhớ, giảm sút sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần.
    Xem thêm: Cách điều trị bệnh run chân tay - Những cách giảm run tốt nhất
    Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ là vô căn (không rõ ràng), nhưng nó có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố tác động như thuốc, thiếu sắt, thiếu máu, suy thận và bệnh lý thần kinh.
    Bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ nên được thực hiện nghiệm pháp ghi đa ký giấc ngủ (polysomnography) để xác định sự hiện diện của nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ khác (ví dụ ngưng thở khi ngủ), đồng thời theo dõi, kiểm soát chứng rối loạn này. 
    Hội chứng chân không nghỉ có thể được điều trị bằng thuốc như benzodiazepin (thuốc an thần). Một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong các thảo dược như Thiên Ma, Câu Đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm run giật cũng có thể hữu ích. Trong trường hợp nặng, các loại thuốc như GABAPENTlN (thuốc giảm đau) có thể được sử dụng. Tuy nhiên, trước khi điều trị với thuốc, người bệnh cần được kiểm tra tất cả các nguyên nhân thứ phát gây ra hội chứng này.
    Hội chứng chân không nghỉ đòi hỏi phải điều trị suốt đời. Các triệu chứng có thể dần nặng hơn theo tuổi tác. Bên cạnh thuốc điều trị, bạn cần thay đổi lối sống: không sử dụng thuốc lá, cà phê, bổ sung sắt, acid folic, magie, có thể áp dụng một số chương trình tập thể dục và massage chân, tắm nước nóng, cũng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh trong trường hợp nhẹ hoặc vừa phải. 
    Chúc bạn mạnh khỏe!
    Thân mến!
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson giai đoạn 4?

    Xin cho hỏi những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh Parkinson đã chuyển sang giai đoạn 4? Ba tôi bị Parkinson giai đoạn 3 cách đây 1 năm, sức khỏe của ba bây giờ ngày càng giảm sút, hoạt động và sinh hoạt rất khó khăn.
    Icon
    Chào bạn,
    Trong giai đoạn 4 các triệu chứng đã ở mức độ tương đối nặng. Nếu như giai đoạn 3 người bệnh vẫn có thể tự thực hiện các sinh hoạt thường ngày thì đến giai đoạn 4, họ hầu như phải cần đến sự trợ giúp từ người thân, ngay cả với các hoạt động đơn giản như vệ sinh thân thể, cài cúc áo, ăn uống… Trong giai đoạn này, các triệu chứng run có thể giảm bớt nhưng biểu hiện cứng cơ, hạn chế vận động lại ngày càng nghiêm trọng, chức năng vận động bị ảnh hưởng nặng nề, các cơ bắp trở nên cứng đờ, cử động rất chậm chạp. Người bệnh vẫn có thể đứng hoặc tự đi bộ một đoạn ngắn, tuy nhiên nên được sử dụng một khung tập đi hoặc các thiết bị hỗ trợ.
    Ngoài ra, nhiều biến chứng có thể xuất hiện như:
    -    Rối loạn vận động: điển hình với hiện tượng bật – tắt (là tình trạng người bệnh đang vận động thì đột ngột bị cứng đờ), hoặc biểu hiện xoắn vặn, co giật chân tay và cả thân mình.
    -    Rối loạn thần kinh tự chủ: gây táo bón, khó nuốt, dễ sặc thức ăn, hạ huyết áp tư thế,...
    -    Rối loạn tâm thần: với các biểu hiện rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, hoang tưởng, ảo giác hoặc trầm cảm.
    Trong giai đoạn, thuốc điều trị thường ít hiệu quả, người bệnh có xu hướng trầm cảm, tự ti, không muốn sống, vì vậy các biện pháp chăm sóc, quan tâm của gia đình có vai trò rất quan trọng để cải thiện tinh thần và chất lượng sống cho người bệnh. Những hướng dẫn trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc mẹ tốt hơn trong những giai đoạn nặng của bệnh Parkinson.
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-nguoi-benh-parkinson-o-giai-doan-muon.html
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học thiên nhiên có trong thảo dược Thiên Ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giảm sút của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin trong bệnh Parkinson; kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như Hà thủ ô, Câu kỳ tử, Đinh lăng có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể,  là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ khớp, chậm vận động và tăng cường sức khỏe toàn trạng cho người bệnh Parkinson trong những giai đoạn muộn. Tại Việt Nam những thành phần này đã được kêt hợp trong Tpcn Vương Lão Kiện, bạn có thể tham khảo cho bố sử dụng thêm.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân mến!
  • Biểu hiện, triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn 3?

    Mẹ tôi bị Parkinson nhiều năm rồi. Lần gần đây nhất đi khám bác sĩ kết luận bà bị Parkinson giai đoạn 3. Xin hỏi bệnh tình của mẹ tôi có nghiêm trọng không? Những biểu hiện của giai đoạn 3 có gì khác so với các giai đoạn trước đó? Xin được tư vấn. Chân thành cám ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Giai đoạn 3 là giai đoạn giữa trong 5 giai đoạn của bệnh Parkinson, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự tiến triển của bệnh, lúc này các triệu chứng bắt đầu nghiêm trọng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thường ngày. Ngoài các triệu chứng như run, cứng cơ bắp và giảm vận động như ở những giai đoạn trước, người bệnh còn có thêm một số dấu hiệu đặc trưng khác, đó là:


    - Giảm phản xạ và khó giữ thăng bằng: Người bệnh bị mất thăng bằng khi đi hoặc đứng, đây là lý do tại sao họ rất hay bị té ngã ở giai đoạn này.
    - Hạn chế vận động: Người bệnh vận động chậm chạp một cách rõ rệt.

    Ở giai đoạn 3, người bệnh bắt đầu cảm thấy khó khăn khi thực hiện các công việc bình thường như đi lại, cài cúc áo, vệ sinh cơ thể,… tuy nhiên họ vẫn có thể hoàn thành chúng. Trong giai đoạn này, ngoài thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp vật lý trị liệu để giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện khả năng vận động. Bạn có thể tham khảo các bài tập hữu ích cho mẹ trong bài viết dưới đây:
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-benh-parkinson.html
    Bên cạnh đó, mẹ bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ té ngã:
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/phong-ngua-te-nga-o-nguoi-benh-parkinson.html
    Để tăng hiệu quả điều trị, bạn cũng có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như TPCN Vương Lão Kiện. Sản phẩm có chứa các thảo dược quý là Thiên Ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giảm sút của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin trong bệnh Parkinson; nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng run, co cứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
    Bạn có thể lắng nghe trải nghiệm của người bệnh Parkinson đã cải thiện bệnh nhờ giải pháp hỗ trợ từ thảo dược TẠI ĐÂY
    Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
    Thân mến!
  • Triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn 2 là gì?

    Mẹ tôi năm nay 68 tuổi. Cách đây 2 năm bà được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson giai đoạn một. Nay tôi thấy mẹ tôi run ngày càng nặng hơn và có hiện tượng cứng cơ, khó cử động. Liệu có phải Parkinson đã chuyển sang giai đoạn 2 rồi không? Bệnh Parkinson ở giai đoạn 2 có những triệu chứng như thế nào? Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Với những triệu chứng hiện tại có thể thấy bệnh Parkinson của mẹ bạn đã tiến triển sang giai đoạn 2. Trong giai đoạn này các triệu chứng bệnh thường ở mức độ vừa phải nhưng rõ rệt hơn so với giai đoạn đầu. Cụ thể, các triệu chứng Parkinson giai đoạn 2 bao gồm:
    -    Biểu hiện run, lắc xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn ở cả hai bên của cơ thể.
    -    Ngoài biểu hiện run, người bệnh còn xuất hiện thêm tình trạng cứng cơ bắp, khó cử động, với những dấu hiệu như tay giảm vung vẩy khi di chuyển; bước đi ngắn, chân không nhấc được cao; dáng đứng và đi của người bệnh bị thay đổi, có xu hướng chúi về phía trước, lưng hơi còng
    -    Nét mặt bắt đầu giảm sự biểu cảm, bớt biểu hiện các trạng thái cảm xúc như buồn vui, giận dữ hay chán nản…
    Trong giai đoạn này có thể cần điều chỉnh về liều lượng hoặc kết hợp thêm nhiều nhóm thuốc trong điều trị. Vì vậy, bạn cần sớm đưa mẹ đến các chuyên khoa thần kinh để được thăm khám. Để có hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý trong chế độ chăm sóc, ăn uống, luyện tập của mẹ, chi tiết bạn có thể xem trong bài viết sau:
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/parkinson-va-bien-phap-cham-soc.html
    Một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như TPCN Vương Lão Kiện cũng rất hữu ích để giúp giảm triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh Parkinson, bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân mến!

  • Triệu chứng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu là gì?

    Tôi muốn hỏi bệnh Parkinson giai đoạn 1 có những triệu chứng như thế nào? Vợ tôi 60 tuổi, bị run tay, đi khám thì có nơi chẩn đoán là bị run vô căn, có nơi lại kết luận là bệnh Parkinson giai đoạn 1.
    Icon
    Chào bạn,
    Parkinson và run vô căn là 2 nguyên nhân gây run phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên biểu hiện run của 2 bệnh lý này không giống nhau. Bạn có thể phân biệt chúng dựa trên những triệu chứng điển hình dưới đây của bệnh Parkinson giai đoạn 1:
    -    Run: Trong giai đoạn 1, biểu hiện run do bệnh Parkinson thường xuất hiện ở một bên của cơ thể, ví dụ như chỉ run một bên tay trái hoặc một bên tay phải, với biểu hiện đặc trưng là run khi nghỉ. Có nghĩa là khi vợ bạn ngồi yên đặt 2 bàn tay lên đùi hoặc mặt bàn sẽ cảm thấy run mạnh hơn, nhưng khi hoạt động như cầm cốc chén, sách báo, run sẽ giảm bớt hoặc không còn. Với run vô căn thì hoàn toàn ngược lại, run có thể xuất hiện ở cả 2 tay với đặc trưng là run tăng lên khi hoạt động.
    -    Thay đổi về dáng điệu, biểu cảm nét mặt: Bên cạnh triệu chứng run, người bệnh Parkinson còn có thêm biểu hiện đặc trưng khác là hiện tượng cứng cơ bắp, nhưng trong giai đoạn đầu các triệu chứng còn nhẹ và chưa thật sự rõ ràng. Nếu bạn bè và người thân quan sát kỹ có thể nhận thấy thay đổi về dáng điệu, vận động và biểu cảm nét mặt ở người bệnh.
    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như táo bón, rối loạn giấc ngủ, thay đổi trong giọng nói, chữ viết…. Những triệu chứng trong giai đoạn một thường nhẹ và chưa làm ảnh hưởng tới cuộc sống, hoạt động thường ngày nên dễ bị bỏ qua.
    Nếu có những triệu chứng được mô tả như trên, thì bạn cần sớm đưa vợ đi thăm khám lại tại những chuyên khoa thần kinh uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh Parkinson. Bởi đây là một bệnh lý tương đối nghiêm trọng, có tiến triển nặng dần theo thời gian, làm suy giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng để hạn chế tiến triển của bệnh.
    Sử dụng thuốc điều trị là chỉ định bắt buộc trong điều trị Parkinson. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược Thiên Ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giảm sút của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin trong bệnh Parkinson, nhờ đó làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cho vợ sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược này.
    Gửi bạn chia sẻ của người bệnh Parkinson đã sử dụng kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược và đạt được kết quả tốt trong điều trị.
    https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA&index=2
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân mến!

  • Các triệu chứng của Parkinson giai đoạn muộn

    Xin hỏi bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn có những triệu chứng như thế nào? Bố tôi bị Parkinson hơn 10 năm rồi, giờ tay chân ông bị cứng cử động khó khăn, đi lại phải có người đỡ. Có phải bệnh của bố tôi đã ở giai đoạn muộn không?
    Icon
    Chào bạn,
    Theo thời gian, bệnh Parkinson có xu hướng tiến triển nặng dần. Ở những giai đoạn muộn, các triệu chứng cứng cơ, chậm vận động sẽ ngày càng nghiêm trọng, kèm theo đó người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng như rối loạn tâm thần và rối loạn hệ thần kinh tự chủ.
    Các triệu chứng nhận biết bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn bao gồm:
    -    Giảm vận động: ở giai đoạn muộn khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế trầm trọng. Họ vận động chậm chạp một cách rõ rệt, không thể tự thực hiện các sinh hoạt thường ngày như ăn uống, mặc quần áo, hay tắm rửa.
    -    Rối loạn thăng bằng khi đi hoặc đứng: đây là lý do khiến người bệnh rất dễ bị té ngã trong giai đoạn này. Khi đi lại họ có thể cần đến sự giúp đỡ của người khác hoặc các thiết bị hỗ trợ như khung tập đi.
    -    Rối loạn vận động: Người bệnh Parkinson giai đoạn muộn thường bị rối loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc điều trị điển hình như hiện tượng bật – tắt (đang vận động thì đột ngột bị khựng lại, cứng đờ), hoặc biểu hiện xoắn vặn, co giật chân tay và cả thân mình.
    -    Rối loạn tâm thần: Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, ảo giác, hoang tưởng hoặc trầm cảm.
    -    Rối loạn thần kinh tự chủ: là biến chứng thường gặp trong giai đoạn muộn của bệnh. Người bệnh có thể bị táo bón, hạ huyết áp tư thế, khó nuốt, sặc thức ăn...
    Hiện bố bạn đã bị Parkinson 10 năm kèm theo các triệu chứng hạn chế vận động tương đối nặng, cho thấy bệnh Parkinson đang ở trong những giai đoạn muộn. Trong giai đoạn này, thuốc điều trị thường ít mang lại hiệu quả. Các biện pháp như vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, động viên của gia đình sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, giúp cải thiện khả năng vận động, tăng chất lượng cuộc sống và tinh thần cho người bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh một số thảo dược tự nhiên như Thiên Ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giảm sút của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin trong bệnh Parkinson; kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như Hà thủ ô, Câu kỳ tử, Đinh lăng có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể, là một giải pháp hữu hiệu giúp phục hồi khả năng vận động và tăng cường sức khỏe toàn trạng cho người bệnh Parkinson giai đoạn cuối. Tại Việt Nam những thành phần này đã được kết hợp trong Tpcn Vương Lão Kiện, bạn có thể tham khảo cho bố sử dụng thêm.
    Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh Parkinson đã sử dụng kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược và đạt được kết quả tốt trong điều trị.
    XEM CHIA SẺ CÁCH TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Làm thế nào để phòng tránh bệnh Parkinson?

    Năm nay tôi 34 tuổi, trong gia đình tôi có nhiều người bị bệnh Parkinson, ông tôi, bố tôi và cả chú tôi cũng đều mắc bệnh. Tôi rất sợ sau này mình cũng bị Parkinson, xin hãy tư vấn giúp tôi làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiền sử gia đình bạn có nhiều người bị Parkinson, do vậy bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Tuy nhiên bạn đừng nên quá bi quan, lo lắng, bởi điều đó không có nghĩa là chắc chắn rằng bạn sẽ bị bệnh. Ngay từ bây giờ bạn có thể phòng tránh bệnh Parkinson bằng cách giữ một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, đồng thời tránh xa môi trường chứa hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu diệt cỏ, chi tiết bạn có thể xem trong các bài viết dưới đây:
    http://runchantay.com/bai-viet/thong-tin-benh/phong-tranh-benh-parkinson--nhung-dieu-can-biet.html
    http://runchantay.com/bai-viet/che-do-dinh-duong/an-gi-de-giam-nguy-co-mac-benh-parkinson.html
    Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh, một số thảo dược thiên nhiên như Thiên ma, Câu đằng chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác động chống viêm, chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa của tế bào thần kinh, đồng thời duy trì lượng dopamin ổn định trong não, nhờ đó có giúp phòng ngừa phát triển bệnh Parkinson. Hiện nay 2 thảo dược này được kết hợp với nhiều thành phần khác trong tpcn Vương Lão Kiện, là một lựa chọn cho bạn sử dụng lâu dài để phòng ngừa bệnh Parkinson ngay từ sớm.
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân mến.
    XEM CHIA SẺ CÁCH TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ