Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Tiểu són có phải là biến chứng của bệnh Parkinson?

    Xin tư vấn giúp tôi, thời gian gần đây tôi rất hay bị đi tiểu són, đây có phải là biến chứng của bệnh Parkinson không? Tôi đã mắc bệnh Parkinson 4 năm rồi.
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu són là một vấn đề tiết niệu tương đối phổ biến ở người bệnh Parkinson, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do rối loạn chức năng bàng quang bởi sự mất dopamin trong não. Khi đó tín hiệu từ não tới bàng quang sẽ bị nhiễu và không rõ ràng, khiến bàng quang không thể xử lý đúng cách. Điều này có thể dẫn đến rối loạn trương lực cơ của cơ vòng niệu đạo, gây ra triệu chứng tiểu són hay đi tiểu không tự chủ.
    Bạn đã bị mắc bệnh Parkinson 4 năm, thì đây rất có thể là một biến chứng của bệnh, tuy nhiên cũng chưa thể loại trừ một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tiểu són chẳng hạn như nhiễm khuẩn tiết niệu… Vì vậy bạn nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng xử trí sớm.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị Parkinson hiệu quả
  • Dấu hiệu nhận biết biến chứng tiết niệu ở người bệnh Parkinson?

    Tôi được biết bệnh Parkinson có thể gây rối loạn hoạt động của hệ thống tiết niệu. Xin cho hỏi những dấu hiệu nhận biết biến chứng này là gì?
    Icon
    Chào bạn,
    Đúng như bạn tìm hiểu, bệnh Parkinson không chỉ gây ra các triệu chứng rối loạn vận động như run, cứng cơ và chuyển động chậm chạp mà còn có thể gây rối loạn chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể trong đó có hệ tiết niệu. Nghiên cứu cho thấy có đến 70% người bệnh Parkinson bị rối loạn tiểu tiện. Các vấn đề tiết niệu phổ biến ở người bệnh Parkinson là chứng tiểu són và tiểu đêm/đái dầm ban đêm, ngoài ra còn có bí tiểu.
    - Chứng tiểu són: Xảy ra khi các thông điệp từ não tới với bàng quang không nhận được phản hồi chính xác, khiến người bệnh có thể luôn cảm thấy cần phải đi tiểu khẩn cấp. Một số trường hợp có thể bị tiểu ra quần nếu được nhanh chóng vào nhà vệ sinh.
     - Chứng tiểu đêm/đái dầm: Do bàng quang hoạt động quá mức nên người bệnh phải đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm, họ có thể bị thức giấc vào bất cứ thời điểm nào trong đêm để đi tiểu, nếu không có thể bị đái dầm.
    - Bí tiểu: Mặc dù ít xảy ra hơn so với tình trạng tiểu không tự chủ, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến nhiều người bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang không thể giãn ra khi tiểu tiện, hoặc phải mất một khoảng thời gian lâu hơn bình thường mới có thể giãn được ra.
    Nếu có xuất hiện các vấn đề về tiểu tiện, bạn hãy sớm đi thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
    Thân mến!
    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị Parkinson hiệu quả
  • Run do rối loạn vận mạch não điều trị như thế nào?

    Năm nay em 23 tuổi. Em có tiền sử bị bệnh rối loạn vận mạch não, có thời điểm bệnh nặng, em bị tê bì chân tay bên trái, còn tay phải vẫn viết bình thường. Em cũng đã đi khám nhiều nơi và uống thuốc, hiện tại bệnh của em đã đỡ nhiều. Nhưng thời gian gần đây, khi cầm bút viết thì các ngón tay em bị cứng cơ, hơi run, rất khó viết, mà cố viết thì chữ nguệch ngoạc rất xấu, làm ảnh hưởng nhiều tới công việc nên em rất lo lắng. Rất mong nhận được sự tư vấn. Em xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Các triệu chứng khó viết, cứng cơ, run và tê tay của bạn hiện nay rất có thể là do chứng thiếu máu não mạn tính – hậu quả của bệnh rối loạn vận mạch não mà bạn mắc phải trước đây. Rối loạn vận mạch não xảy ra do mạch máu nuôi dưỡng não bị chèn ép hoặc thu hẹp làm cho lượng máu đến nuôi dưỡng não bị thiếu, khiến cho não bị thiếu oxy và dưỡng chất. Về lâu dài, các chức năng của não bộ có thể bị ảnh hưởng trong đó có vùng vận động. Vì vậy để cải thiện biểu hiệu run trước hết bạn cần tiếp tục điều trị tốt bệnh rối loạn vận mạch não. Đồng thời, bạn cũng nên có chế độ tập luyện và lối sống khoa học, điều độ để bệnh sớm cải thiện:
    - Tránh lo lắng căng thẳng, lo lắng quá mức.
    - Tập các bài thư giãn như hít sâu thở chậm, đi bộ, ngồi thiền, yoga
    - Ngủ đủ giấc, không thức khuya, hạn chế chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
    - Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi theo mùa; hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ,…
    Đồng thời, để làm giảm run, thư roãi cơ và cải thiện chức năng vận động của cơ thể, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Vương Lão Kiện. Sản phẩm có chứa nhiều thành phần thảo dược quý như Thiên ma, Câu Đằng, Hà thủ ô đỏ, Nhục thung dung, Mẫu lệ… có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cung cấp máu lên não, đồng thời an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh nhờ đó có hiệu quả làm giảm run do mọi nguyên nhân.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
    Thân mến!
  • Run do rối loạn trương lực cơ điều trị thế nào?

    Gần đây cháu có biểu hiện bị run giật ở cánh tay, cháu đi khám ở bệnh viện Đại học y dược TPHCM khoa thần kinh thì được chẩn đoán là bệnh rối loạn trương lực cơ, nhưng bác sĩ không kê đơn thuốc, chỉ nói tiếp tục theo dõi. Bệnh này được điều trị như thế nào và bây giờ cháu nên làm sao để giảm bớt tình trạng bệnh ạ. Cháu xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Loạn trương lực cơ là một rối loạn của hệ thống thần kinh gây ra hội chứng co thắt cơ ngoài ý muốn, dẫn đến các cử động xoắn vặn, lặp đi lặp lại hoặc các dáng điệu bất thường. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ nên chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.
    Có 3 phương pháp chính được áp dụng trong điều trị rối loạn trương lực cơ bao gồm: thuốc uống, tiêm botulinum toxin và phẫu thuật.
    - Thuốc uống: một số thuốc uống có thể có hiệu quả với bệnh rối loạn trương lực cơ như Levodopa, thuốc đồng vận Dopamine, Trihexyphenidyl, Baclofen, Clonazepam… Tuy nhiên, hiệu quả thường không cao và đáp ứng khác nhau với từng người bệnh. Mặt khác, các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
    - Tiêm Botulinum toxin: cho đến nay đây vẫn là phương pháp hiệu quả nhất cho chứng rối loạn trương lực cơ. Kết quả thử nghiệm tại bệnh viện Đại học Y dược HCM cho thấy bệnh nhân sau khi tiêm thuốc đã hết các triệu chứng bệnh trong khoảng 2 – 3 tháng. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp sử dụng, vì vậy cần phải có sự đánh giá cụ thể của bác sĩ trên từng người bệnh.
    - Phẫu thuật: được chỉ định cho những trường hợp nặng không đáp ứng với điều trị thuốc, có thể hiệu quả với một số trường hợp rối loạn trương lực cơ. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật khá phức tạp, tốn kém và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
    Trong trường hợp của bạn, có thể do bệnh chưa quá nghiêm trọng nên bác sĩ yêu cầu theo dõi thêm. Nếu bệnh tiến triển nặng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
    Hiện tại, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh bằng cách giảm căng thẳng, nghỉ ngơi yên tĩnh, thư giãn kết hợp tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì cũng đều xuất phát từ những rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh, bởi vậy về lâu dài cần có những giải pháp để phục hồi chức năng của hệ cơ quan này. Trong những thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, bằng cách sử dụng một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong hai thảo dược truyền thống là Thiên Ma, Câu Đằng, có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng run do rối loạn trương lực cơ. Bởi chúng có tác dụng an thần trấn tĩnh và đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, nhờ đó giúp điều chỉnh lại những rối loạn chức năng của não bộ và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 2 thảo dược này trong một số sản phẩm chuyên biệt về chứng bệnh run, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện.
    Hy vọng những giải pháp trên có thể hữu ích cho bệnh tình của bạn.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
    XEM CHIA SẺ CÁCH TRỊ RUN TAY, CHÂN HIỆU QUẢ
  • Làm thế nào để bệnh Parkinson không ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày?

    Xin tư vấn giúp tôi những cách giúp hạn chế bớt các ảnh hưởng của bệnh Parkinson tới cuộc sống hàng ngày. Xin cám ơn rất nhiều.
    Icon
    Chào bạn,
    Các triệu chứng rối loạn vận động của bệnh Parkinson như run, cứng cơ khớp, chậm vận động có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, một số điều chỉnh về thói quen sinh hoạt cũng như sắp xếp bố trí vật dụng trong nhà sẽ giúp người bệnh Parkinson hoạt động dễ dàng hơn, giảm thiểu tác động của bệnh tới cuộc sống:
    - Người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn khi đi bộ, đặc biệt là những bước đi đầu tiên. Vì vậy nên luyện tập thường xuyên với các bài tập tăng cường cơ bắp giúp cải thiện tính linh hoạt, tư thế, khả năng thăng bằng và vận động.
    - Tham gia ngôn ngữ trị liệu để giảm rối loạn vận động ở lưỡi (líu lưỡi, nói lắp,…), giúp người bệnh nói chuyện to và phát âm rõ ràng hơn. Trị liệu ngôn ngữ cũng cải thiện khả năng nhai và nuốt khi bệnh tiến triển.
    -  Lắp đặt các thanh ngang hỗ trợ đi lại ở nhà tắm và các khu vực dễ trơn trượt khác.
    -  Sử dụng những loại giày dép, quần áo được thiết kế đặc biệt giúp cải thiện vấn đề về dáng đi và thăng bằng.
    -  Nên dùng một cây bút lớn và nặng để giảm run khi viết.
    Bên cạnh các giải pháp trên, rất nhiều người bệnh đã kết hợp sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ từ Đông y để giúp tăng hiệu quả điều trị, làm giảm đáng kể triệu chứng run, co cứng và cải thiện chất lượng cuộc sống như chia sẻ TẠI ĐÂY.
    Hy vọng những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn chung sống với bệnh Parkinson dễ dàng hơn.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Phẫu thuật đem lại lợi ích gì cho người bệnh Parkinson?

    Mẹ tôi bị bệnh Parkinson giai đoạn 4, bệnh tình của bà hiện nay rất nặng, hầu như các hoạt động ăn uống sinh hoạt phải có người giúp đỡ. Tôi muốn cho mẹ đi phẫu thuật để điều trị bệnh. Vậy xin hỏi phẫu thuật có thể giúp cải thiện bệnh Parkinson như thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Phẫu thuật là một phương pháp có thể được áp dụng để điều trị cho người bệnh Parkinson ở giai đoạn nặng có đáp ứng đáp ứng thất thường hoặc không đáp ứng điều trị với thuốc. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị Parkinson có thể bao gồm: Kích thích não sâu (deep brain stimulation), mổ cầu nhạt (pallidotomy) và mở đồi thị não (thalamotomy). Các phương pháp này cần được thực hiện ở các bệnh viện lớn, có đủ phương tiện kỹ thuật và bác sỹ giàu kinh nghiệm.
    - Kích thích não sâu: Còn được gọi là kích thích thần kinh, sử dụng một máy phát xung điện đến các khu vực đặc biệt của não. Sự khác biệt chính giữa kích thích não sâu và phẫu thuật truyền thống là có thể kích hoạt và điều khiển thiết bị để kiểm soát cơn run hoặc rối loạn vận động bất cứ lúc nào.
    Đối với những bệnh nhân Parkinson điều trị bằng levodopa, kích thích não sâu giúp ổn định dao động thuốc. Triệu chứng cứng đờ và chậm vận động cũng có thể được cải thiện nhờ phương pháp này.
    - Phẫu thuật mổ cầu nhạt:
    Thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Parkinson không đáp ứng với thuốc.
    Mổ cầu nhạt giúp điều trị loạn vận động (một tác dụng phụ phổ biến của việc sử dụng thuốc levodopa kéo dài) và cho phép bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng thuốc levodopa để kiểm soát bệnh Parkinson. Mặc dù vậy, chỉ khoảng 5 – 10% số người bệnh Parkinson phù hợp để làm phẫu thuật này.
    Mổ cầu nhạt cũng có thể cải thiện triệu chứng run, cứng đờ, chậm vận động, hiện tượng “bật – tắt” (đang cử động bình thường, người bệnh đột nhiên cứng đờ không cử động được nữa). Tuy nhiên, hiệu quả không kéo dài sau phẫu thuật và người bệnh sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ nhất định trong quá trình phẫu thuật.
    - Mở đồi thị:
    Phẫu thuật mở đồi thị não tác động vào khu vực đồi thị nằm sâu bên trong não để phá hủy một số lượng nhỏ mô ở khu vực này. Mở đồi thị não chỉ hiệu quả trong việc điều trị tình trạng run nghiêm trọng và không đáp ứng với thuốc. 70 – 80% người phẫu thật mở đồi thị đã giảm rõ rệt triệu chứng run.
    Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giảm run được một bên cơ thể và ít được sử dụng do có nhiều biến chứng nguy hiểm làm rối loạn các chức năng khác chứng hạn như mất khả năng nói, suy giảm nhận thức…
    Dù là phương pháp phẫu thuật nào cũng đều là những ca phẫu thuật rất phức tạp, chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng vì vậy chỉ nên áp dụng khi thật sự cần thiết. Thay vì lựa chọn phương pháp phẫu thuật, rất nhiều người bệnh đã tìm hiểu sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ từ Đông Tây y kết hợp giúp mang lại điều trị cao hơn, làm giảm đáng kể triệu chứng run, co cứng và hạn chế tiến triển của bệnh Parkinson. Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của một người bệnh Parkinson đã cải thiện bệnh rõ rệt nhờ giải pháp Đông Tây y kết hợp, bạn có thể tham khảo để có thêm những lựa chọn trong điều trị bệnh cho mẹ:
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/hanh-trinh-tim-lai-suc-khoe-cua-nguoi-benh-parkinson.html
    Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
  • Uống thuốc Levodopa kéo dài trong điều trị Parkinson có nguy hiểm?

    Tôi được biết bệnh Parkinson không thể chữa khỏi và hầu như phải dùng thuốc suốt đời, trong đó Levodopa là thuốc điều trị chính. Nhưng tôi có một băn khoăn là dùng Levodopa kéo dài như vậy thì có nguy hiểm gì không? Xin được giải đáp.
    Icon
    Chào bạn,
    Thuốc Levodopa được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson, bởi nó là tiền chất của Dopamin (chất dẫn truyền kinh bị thiếu hụt trong bệnh Parkinson), nhờ đó giúp bổ sung lượng Dopamin cho não bộ. Ở giai đoạn đầu sử dụng thuốc, levdopa có hiệu quả rất tích cực, giúp giảm nhanh các triệu chứng run, co cứng. Tuy nhiên, theo thời gian, thuốc có xu hướng mất dần hiệu lực, hiệu quả của thuốc trở nên khó đoán trước, và các tác dụng phụ thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng 5 năm sử dụng,

      Các tác dụng phụ khi sử dụng levodopa kéo dài bao gồm:
    - Loạn vận động (vận động không chủ ý): Với biểu hiện co giật không tự nguyện, chủ yếu ở đầu, mặt và tứ chi. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng giờ, làm bệnh nhân bị mỏi cơ nhiều. Vận động không kiểm soát là tác dụng phụ phổ biến nhất nếu dùng levodopa kéo dài. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách uống levodopa liều thấp hơn hoặc kết hợp levodopa với một loại thuốc điều trị Parkinson khác (chẳng hạn như chất chủ vận dopamine) để làm giảm các loạn động.
    - Hiện tượng  “bật – tắt” (the on – off effect): Hiểu nôm na là đang cử động bình thường, người bệnh đột nhiên cứng đờ không cử động được nữa. Đây là do hiện tượng giao động đáp ứng đối với thuốc, không thể dự đoán trước được lúc nào xảy ra, và có thể kéo dài vài giây đến hàng tiếng đồng hồ. Hiện tượng “bật – tắt” có thể được ngăn ngừa bằng cách dùng levodopa với liều thấp hơn hoặc dùng loại levodopa phóng thích chậm (trong khoảng 4 – 6 tiếng). Tuy nhiên, sau khoảng 15 – 20 năm trở đi, hiện tượng này khó phòng ngừa hơn.
    - Giảm tác dụng cuối liều: Đây là rối loạn thường gặp nhất nhưng có thể tiên liệu được. Sau khi dùng thuốc 3 - 6 giờ thì các cơ cứng dần, trong ngày bệnh nhân có khoảng 3 - 4 lần cứng cơ không hoạt động được. Thời gian hoạt động được của bệnh nhân càng ngày càng ngắn. Điều trị bằng cách phối hợp thuốc chủ vận Dopamine nhưng sẽ tăng gấp đôi chi phí điều trị.
    Có tới tơn một nửa số bệnh nhân sử dụng levodopa sẽ gặp phải các tác dụng phụ kể trên. Chính vì vậy, người bệnh Parkinson cần được theo dõi và tái khám định kỳ để được điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác nhau nhằm giảm tác dụng phụ. Xu hướng kết hợp Đông Tây y trong điều trị Parkinson cũng được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng để giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị, làm chậm tiến trình của bệnh và hạn chế tác dụng của thuốc Tây. Một giải pháp hỗ trợ từ Đông y được nhiều người bệnh sử dụng có hiệu quả tốt là Tpcn Vương Lão Kiện, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.
    Chúc bạn sức khỏe!
    XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ
  • Bệnh Parkinson ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ như thế nào?

    Bà em bị Parkinson nhiều năm rồi, một năm trở lại đây trí nhớ của bà rất kém, có những sự việc mới xảy ra nhưng bà không nhớ được. Bà hay quên uống thuốc nên phải có người nhà theo dõi để nhắc bà. Một số vấn đề đơn giản nhưng phải giải thích nhiều bà mới hiểu được. Cho em hỏi đây có phải là do ảnh hưởng của bệnh Parkinson không? Bệnh này ảnh hướng tới tư duy, trí nhớ như thế nào ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Parkinson là một bệnh lý gây ra bởi sự giảm sút nồng độ Dopamine trong não bộ, đây là một chất dẫn truyền thần tối quan trọng giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát các cử động của bắp thịt ở tay, chân và mặt, đồng thời điều hòa cảm xúc, tăng khả năng tập trung, tư duy, chú ý,... Theo thời gian, nồng độ chất Dopamin trong bệnh Parkinson ngày càng bị sụt giảm nghiêm trọng, khiến cho người bệnh không chỉ bị rối loạn vận động, mà khả năng tư duy trí nhớ cũng bị ảnh hưởng.
    Có tới khoảng 2/3 người bệnh Parkinson bị suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức sau hơn 10 năm mắc bệnh. Khoảng 20% số bệnh nhân Parkinson bị giảm năng lực trí óc nặng, 50% gặp vấn đề nhỏ về khả năng suy luận. Các khả năng lưu trữ, ghi nhớ ký ức, tư duy, học hỏi, hình thành các khái niệm, sắp xếp và giải quyết vấn đề của người bệnh bị suy giảm. Bắt đầu bằng một vài khiếm khuyết trong nhận thức, sau đó các triệu chứng tăng dần nếu không được quan tâm điều trị kịp thời. Cuối cùng sẽ dẫn đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
    Không chỉ do ảnh hưởng của bệnh, mà chính tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson sau nhiều năm sử dụng cũng là nguyên nhân làm cho các vấn đề về trí tuệ, tâm thần trở nên trầm trọng hơn.
    Bà của bạn đã bị mắc bệnh Parkinson lâu năm và những biểu hiện bệnh hiện tại tương đối nặng. Trong giai đoạn này, thuốc điều trị thường ít có hiệu quả kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy việc điều trị đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp, bao gồm cả dùng thuốc, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu. Đặc biệt là sự chăm sóc của gia đình, người thân trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể đọc thêm bài viết sau đây để biết các lên kế hoạch chăm sóc cho bà, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt những khó khăn do bệnh gây ra:
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-nguoi-benh-parkinson-o-giai-doan-muon.html
    Cùng với các biện pháp kể trên, những giải pháp hỗ trợ từ Đông y cũng mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh Parkinson giai đoạn muộn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một số thảo dược truyền thống của các nước Á Đông như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng ức chế enzym phân hủy Dopamin, nhờ đó ngăn chặn sự mất đi của Dopamin trong não; đồng thời chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và làm chậm quá trình thoái hóa não của người bệnh Parkinson. Sự kết hợp của 2 loại thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên hữu hiệu giúp làm giảm các triệu chứng run, co cứng và cải thiện chức năng não bộ cho người bệnh Parkinson. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 2 thảo dược này trong Tpcn Vương Lão Kiện đã được nhiều người bệnh sử dụng có hiệu quả tốt như chia sẻ dưới đây:
    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/hanh-trinh-tim-lai-suc-khoe-cua-nguoi-benh-parkinson.html
    Chúc bà bạn sớm khỏe!