Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Có nên dùng Vương Lão Kiện và Madopar dài ngày để điều trị Parkinson?

    Mẹ tôi được bác sĩ chẩn đoán là bị bệnh Pakinson, chân tay run mạnh, việc đi lại khó khăn, hiện đang dùng thuốc Madopar nhưng vẫn không giảm được run. Tôi muốn cho mẹ dùng thêm Tpcn Vương Lão Kiện kết hợp với Madopar có được không? Sử dụng dài ngày thì có ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Trường hợp của mẹ ban hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng thêm Tpcn Vương Lão Kiện cùng với Madopar để giúp hỗ trợ làm tăng cao hiệu quả trong điều trị, giúp làm giảm run tay chân và cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
    Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hai thành phần thảo dược chính trong Tpcn Vương Lão Kiện là Thiên Ma, Câu đằng có chứa những hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng an thần, trấn tĩnh, thư doãi, làm mềm cơ. Đồng thời chúng còn có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh, gián tiếp làm tăng nồng độ dopamin nội sinh trong não, nhờ đó không chỉ giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng, mà còn giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa não của người bệnh Parkinson. Khi sử dụng những thảo dược này lâu dài, có thể giúp hạn chế bớt các tác dụng phụ của Madopar, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ gan thận, cải thiện sức khỏe toàn trạng cho người bệnh Parkinson.
    Hiện bạn có thể cho mẹ dùng Tpcn Vương Lão Kiện với liều 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống khi trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, đồng thời uống cách Madopar và tất cả các loại thuốc khác ra từ 1 đến 2 giờ để có hiệu quả hấp thu tốt nhất.
    Mặc dù đáp ứng của sản phẩm có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người nhưng hy vọng rằng sản phẩm sẽ giúp cải thiện bệnh tình cho mẹ bạn.
    Chúc mẹ bạn sớm cải thiện sức khỏe!
    Thân mến!
  • Run lắc đầu do di chứng của viêm não dùng Vương Lão Kiện có được không

    Bác sĩ cho em hỏi, em có người nhà bị viêm não, đã điều trị khỏi nhưng hiện nay lại bị run lắc người, đầu cứ gật gật, người run lắc đứng không vững. Hiện vẫn đang dùng thuốc tây nếu uống thêm Vương Lão Kiện được không? Và phải dùng như thế nào? Vương Lão Kiện có giúp hồi phục di chứng này được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Viêm não có thể gây tổn thương đến các tế bào thần kinh và làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của não bộ, vì vậy mặc dù đã điều trị khỏi nhưng vẫn có thể để lại nhiều di chứng như run lắc đầu cổ, mất khả năng giữ thăng bằng… Trong trường hợp này, người nhà của bạn có thể sử dụng sớm tpcn Vương Lão Kiện cùng với thuốc điều trị của bác sĩ, với liều ngày 4 viên chia 2 lần, vào trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ, cách các thuốc khác từ 1-2 tiếng để đảm bảo sự hấp thu mỗi loại được tốt nhất. Các thành phần thảo dược có trong tpcn Vương Lão Kiện đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh, tăng cường các yếu tố nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào não, nhờ đó giúp hỗ trợ làm giảm các chứng run, đồng thời phục hồi tổn thương của các tế bào thần kinh, góp phần cải thiện khả năng vận động và phục hồi di chứng sau viêm não.
    Chúng tôi gửi tới bạn chia sẻ của một người bệnh bị tổn thương não sau tai biến và để lại di chứng run chân tay nhưng sau một thời gian sử dụng sản phẩm này, chứng run đã được cải thiện đáng kể: https://www.youtube.com/watch?v=iBMkzloxJoc&index=14&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
    Chúc người nhà bạn chóng hồi phục!
  • Làm sao để không bị run tay? Tại sao hồi hộp tay run nhiều hơn?

    Mỗi khi hồi hộp, lo sợ là tay em run nhiều. Hoặc đôi khi cầm vật gì đó mà sợ rớt bể cũng run. Vậy bệnh run tay của em nguyên nhân do đâu? và em phải làm sao để không bị run tay?
    Icon
    Chào bạn,
    Chứng run của bạn rất có thể do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật gây nên, với biểu hiện tương đối đặc trưng là run khi hồi hộp, lo lắng. Khi bạn cầm đồ vật sợ rớt bể, tâm lý cũng sẽ bị căng thẳng hơn, điều này kích thích cơ thể tăng tiết một số loại hocmon làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật và gây ra run.
    Rối loạn thần kinh thực vật chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố tâm lý, bởi vậy thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu và tập điều tiết cảm xúc là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị chứng bệnh này. Bạn có thể thực hiện những bài tập hít sâu thở chậm, dưỡng sinh, yoga nhẹ nhàng, vừa sức, đều đặn khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để giúp tăng lưu thông máu lên não và thư giãn thần kinh, làm hạn chế đáng kể các triệu chứng run tay chân. Bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích có thể làm tăng run như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
    Hiện chưa có thuốc đặc trị chung cho bệnh run tay, nhưng một số hoạt chất sinh học tự nhiên đã được chứng minh là rất hữu ích cho chứng bệnh này. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong một số thảo dược truyền thống như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh và có vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, nhờ đó giúp tăng cường chức năng não bộ và ổn định tính dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm run tay hiệu quả, đặc biệt ở run do rối loạn thần kinh thực vật ở người trẻ tuổi. Đã có không ít bạn trẻ đã cải thiện được chứng run tay đến 90% nhờ giải pháp này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của họ TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn sớm cải thiện được chứng run!
    Thân mến!
  • Bị Parkinson kèm theo bệnh tim mạch, phương pháp nào điều trị hiệu quả

    Mẹ tôi 74 tuổi, bị bệnh Parkinson đã và đang điều trị tại bệnh viện Đại học y dược TPHCM, vì mẹ còn bị huyết áp và tim mạch nên bệnh càng ngày càng nặng, hiện không thể đi được, có người dẫn đi nhưng đi rất khó khăn, hai chân bị phù. Có cách nào trị bệnh của mẹ tôi không? Mẹ tôi dùng Vương Lão Kiện kết hợp với thuốc thì khả năng hồi phục là bao nhiêu phần trăm? Xin được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,
    Bệnh Parkinson của mẹ bạn hiện nay đang ở giai đoạn tương đối nặng, không chỉ vậy mẹ bạn lại bị mắc thêm nhiều bệnh lý mãn tính phối hợp khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, do đó việc điều trị bệnh sẽ tương đối khó khăn. Để hồi phục được sức khỏe, đòi hỏi cần phải giải quyết được tổng thể cả vấn đề của tim mạch, huyết áp và bệnh Parkinson, vì vậy trước hết cần tuân thủ điều trị tích cực bằng thuốc và lưu ý đến chế độ ăn uống, chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
    Chúng tôi thấy 2 vấn đề chính mẹ bạn đang gặp phải hiện nay là đi lại khó khăn do tiến triển của bệnh Parkinson và phù do bệnh tim mạch.
    Đổi với bệnh Parkinson, Tpcn Vương Lão Kiện sẽ có tác dụng hỗ trợ để cải thiện khả năng vận động cho mẹ bạn, nhưng quả tình rất khó để khẳng định hay nói trước được là sẽ phục hồi được bao nhiêu phần trăm, bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh lý và khả năng kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm,… Đã có những trường hợp cơ địa đáp ứng tốt và kiểm soát tốt tất cả các yếu tố liên quan gồm cả chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập và dùng thuốc thì cơ hội cải thiện bệnh có thể lên tới 90%, như chia sẻ của người bệnh dưới đây: http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/hanh-trinh-tim-lai-suc-khoe-cua-nguoi-benh-parkinson.html
    Tuy nhiên bạn nên lưu ý đối với Tpcn Vương Lão Kiện cũng như phần lớn các giải pháp từ Đông dược, sẽ không thể có tác dụng ngay trong một sớm một chiều, mà cần phải có sự kiên trì trong điều trị với thời gian tối thiểu từ 3 - 6 tháng, với những thể bệnh nặng như Parkinson có thể kéo dài hơn từ 6 tháng – 1 năm, để có thời gian cân bằng và điều chỉnh dần lại những rối loạn trong cơ thể. Hy vọng rằng, sau một liệu trình điều trị, sản phẩm sẽ giúp cải thiện được sức khỏe và bệnh tình của bác gái hiện nay.
    Đối với tình trạng mệt mỏi, phù chi do tim mạch, bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt dành cho tim chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang. Với tác dụng tăng cường lưu thống máu, giải quyết ứ trệ tuần hoàn, sản phẩm có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng phù chi, mệt mỏi, khó thở… do tim mạch đồng thời cải thiện chức năng tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Bạn có thể xem thêm chia sẻ của những người bệnh tim đã hồi phục được sức khỏe nhờ kết hợp sử dụng thêm sản phẩm này:
    https://www.youtube.com/watch?v=nqM8vTuFrgY&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9v&index=2
    Chúc mẹ bạn chóng bình phục!
  • Chữa Parkinson bằng tế bào gốc có trị khỏi bệnh không?

    Mẹ chồng tôi bị parkinson 5 năm nay. Tôi đang mang thai ở và muốn hỏi liệu lấy tế bào gốc từ cuống rốn của con tôi có thể chữa khỏi bệnh cho bà nội cháu không? Chi phí và thủ tục thế nào? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Cấy ghép tế bào gốc từ thai nhi là một phương pháp trong đó các tế bào phôi thai được cấy vào não bộ của những người mắc bệnh Parkinson nhằm thay thế các tế bào sản xuất Dopamine. Mặc dù phương pháp này có nhiều hứa hẹn, nhưng hiệu quả thực của nó vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi, chẳng hạn như tế bào bào thai được cấy ghép gây ra sự gia tăng rối loạn vận động do tăng sản xuất Dopamine quá nhiều. Chính vì vậy cho đến nay phương pháp này vẫn chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm mà chưa được chính thức áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.
    Tại Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở y tế nào có thể áp dụng công nghệ này trong điều trị Parkinson. Phương pháp phổ biến nhất vẫn là sử dụng các nhóm thuốc bổ sung chất dẫn truyền thần kinh (Levodopa) hay đồng vận Dopamin để giúp giảm triệu chứng run của người bệnh. Công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong điều trị Parkinson ở Việt Nam là phương pháp kích thích não sâu đã được áp dụng ở một số bệnh viện như BV Nguyễn Tri Phương bước đầu cũng thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên đây là một phương pháp đòi hỏi công nghệ cao, chi phí đắt đỏ (700-800 triệu đồng) và chỉ sử dụng khi người bệnh Parkinson không còn đáp ứng với thuốc điều trị.
    Hiện tại mẹ bạn đã mắc bệnh Parkinson 5 năm, trước hết cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi đáp ứng điều trị và phản ánh ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Đồng thời có một chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tăng khả năng vận động và làm chậm lại sự phát triển của bệnh. Mẹ bạn cũng nên đi khám đều đặn, khi đó tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn xem có cần thiết phải sử dụng các phương pháp điều trị đặc biệt khác hay chưa.
    Thay vì lựa chọn các phương pháp điều trị phức tạp, rất nhiều người bệnh đã tìm hiểu sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ từ Đông Tây y kết hợp giúp mang lại điều trị cao hơn, làm giảm đáng kể triệu chứng run, co cứng và hạn chế tiến triển của bệnh Parkinson. Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của một người bệnh Parkinson đã cải thiện bệnh rõ rệt nhờ giải pháp Đông Tây y kết hợp, bạn có thể tham khảo để có thêm những lựa chọn trong điều trị bệnh cho mẹ: http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/hanh-trinh-tim-lai-suc-khoe-cua-nguoi-benh-parkinson.html
    Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
  • Run ngon tay cái: Nguyên nhân & cách trị (Chuyên gia giải đáp)

    Năm nay tôi 24 tuổi, khoảng 1 tuần nay, ngón tay cái bên tay phải của tôi tự nhiên thường xuyên bị run và giật giật kéo dài trong khoảng 1-2 phút, sau đó ngưng khoảng 5-10 phút rồi lại run. Xin hãy tư vấn giúp tôi liệu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Run ngón tay cái có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,

    Run ngon tay cái (hay co giật ngón tay) là một trong những rối loạn thần kinh – cơ rất thường gặp. Run ngón tay cái xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt động của ngón tay bị rối loạn. Run ngón tay cái có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là rối loạn lo âu hay căng thẳng, ngoài ra còn có thể do:

    – Lạm dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) trong thời gian dài.

    – Thiếu hụt dinh dưỡng (vitamin B6, vitamin B12).

    – Sử dụng quá nhiều chất kích thích như caffein, thuốc lá, bia rượu, ma túy…

    – Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như: thuốc tránh thai, thuốc giảm đau chống viêm corticoid, thuốc an thần, thuốc giãn phế quản, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị tim mạch như thuốc lợi tiểu…

    Bạn không nên quá lo lắng vì đa phần các trường hợp run giật ngón tay cái là lành tính và không nguy hiểm, run thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và tự biến mất, nhưng nếu run kéo dài thì có thể rối loạn mãn tính. 

    Một số trường hợp run ngón tay là biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng như: bệnh thận, run di truyền (run vô căn), teo cơ xơ cứng cột bên, chấn thương dây chằng… Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi thăm khám tại các chuyên khoa thần kinh để được kết luận chính xác nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp. 

    Để cải thiện tình trạng run ngón tay cái, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh và chế độ ăn bằng cách:


    Điều chỉnh tâm lý: Hạn chế căng thẳng, lo lắng và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
    Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài.
    Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
    Bổ sung vitamin B, E và các loại khoáng chất magie, omega - 3 có trong yến mạch, gạo lứt, các loại cá béo, cam bưởi, socola đen…


    Song song với các phương pháp trên, bạn hãy bổ sung sớm hoạt chất sinh học tự nhiên có trong “bộ đôi thảo dược” Thiên ma, Câu đằng. Những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng ổn định dẫn truyền thần kinh cơ, tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào não, nhờ đó giúp điều chỉnh lại những rối loạn của hệ thần kinh và làm giảm các chứng run tay chân, run giật ngón tay một cách hiệu quả. 

    Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các thảo dược này trong một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt về các chứng run giật tay chân, chẳng hạn như TPCN Vương Lão Kiện, đã được rất nhiều người bệnh sử dụng có hiệu quả tốt và phục hồi được khả năng vận động bình thường của cơ thể.



    Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị run tay chân

    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

    Thân mến!
  • Nguyên nhân gây táo bón ở người bệnh Parkinson

    Bà tôi bị Parkinson 2 năm nay và bà rất hay bị táo bón. Tôi đưa bà đi khám bác sĩ nói đó là do bệnh Parkinson. Xin hỏi lý do tại sao bệnh Parkinson lại gây ra táo bón?
    Icon
    Chào bạn,
    Có tới hơn một nửa số người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do bệnh Parkinson có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh tự chủ và làm cứng các cơ ở thành ruột, điều này làm giảm nhu động ruột và khiến ruột làm việc kém hiệu quả, gây ra táo bón. Một số nguyên nhân khác cũng góp phần làm tăng nặng tình trạng táo bón ở người bệnh Parkinson đó là tác dụng phụ của thuốc điều trị, chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước và ít vận động, tập thể dục mỗi ngày.
    Tình trạng táo bón ở người bệnh Parkinson nên được điều trị sớm vì nó có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh và giảm hấp thu dinh dưỡng gây suy kiệt sức khỏe cho người bệnh. Để khắc phục chứng táo bón, bạn có thể giúp đỡ bà bằng cách tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ trong chế độ ăn của bà, uống nhiều nước.
    Đồng thời tăng cường vận động, điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn giúp hạn chế bớt sự tiến triển của các triệu chứng vận động như run, cứng cơ. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bạn có thể đưa bà đi thăm khám và được sử dụng một số loại thuốc giúp điều trị táo bón.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị Parkinson hiệu quả
  • Cách khắc phục tình trạng tiểu đêm đái dầm ở người bệnh Parkinon?

    Mẹ tôi bị Parkinson từ năm 2008, tay chân bị run nhiều, khoảng 1 tháng trở lại đây đêm ngủ bà hay bị đái dầm. Xin hỏi tình trạng này có liên quan gì đến bệnh Parkinson không? nếu đúng là do bệnh Parkinson thì làm thế nào để khắc phục? Xin cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Mẹ bạn bị mắc Parkinson nhiều năm nay vì vậy rất có thể chứng tiểu đêm, đái dầm bà đang gặp phải hiện nay là do bệnh Parkinson gây ra. Điều này là do biến chứng bệnh Parkinson làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, gây rối loạn chức năng bàng quang, dẫn đến bàng quang tăng hoạt động quá mức, khiến người bệnh phải thức giấc để đi tiểu nhiều lần vào ban đêm hoặc có thể bị đái dầm.
    Để khắc phục tình trạng này, trước hết bạn cần trao đổi với bác sỹ để có hướng dẫn điều trị phù hợp. Một số phương pháp sau có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm, đái dầm:
    - Huấn luyện bàng quang co, giãn theo ý nghĩ để kiểm soát tình trạng đi tiểu không tự chủ.
    - Tránh uống rượu và caffeine.
    - Giảm lượng chất lỏng, đặc biệt vào buổi tối và trước khi đi ngủ.
    - Tăng cường luyện tập thể dục bằng các môn vừa sức
    - Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bà sử dụng thuốc có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm bớt hoạt động quá mức của bàng quang, từ đó giúp điều trị rối loạn chức năng bàng quang. Thường là các thuốc giảm tiết cholin như oxybutylnin, tolterodine hoặc một số thuốc thế hệ mới như solifenacin và darifenacin.
    - Một số phương pháp khác cũng có thể giúp hạn chế bớt hậu quả của rối loạn tiểu tiện ví dụ như: dùng bỉm, dùng ghế tiểu tiện trong phòng ngủ, ở gần nhà về sinh hơn, mặc quần dễ cởi bỏ,…
    Thực tế, người bệnh Parkinson không chỉ hạn chế bởi chứng run, co cứng, mà còn gặp phải nhiều rối loạn khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Để giảm bớt các triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh, song song với thuốc điều trị nền, bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ Đông y, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện đã được rất nhiều người bệnh Parkinson sử dụng cho kết quả khả quan như chia sẻ TẠI ĐÂY.