Chế độ ăn thông minh cho người parkinson

A- A+

Chế độ ăn với người Parkinson có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp cơ thể có một trạng thái sức khỏe ổn định mà còn góp phần vào việc ngăn ngừa, đẩy lùi sự tiến triển bệnh, nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị. Vậy, chế độ ăn này có gì đặc biệt khác với những chế độ ăn thông thường?

 Chế độ ăn cho người Parkinson là điều không phải ai cũng nắm rõ

Chế độ ăn cho người Parkinson là điều không phải ai cũng nắm rõ

Vai trò của một chế độ ăn lành mạnh đối với người Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, trong đó chức năng của các tế bào thần kinh bị suy giảm đáng kể. Từ đó, gây ra hàng loạt các triệu chứng như run rẩy, co cứng cơ, hạn chế vận động, giảm biểu hiện khuôn mặt,… Một chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện chức năng hoạt động của tế bào não, ổn định được tính dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa tiến triển, kiểm soát tốt hơn các tình trạng người bệnh hay gặp phải.

Tiến sĩ Dinh dưỡng J. Mercola, tác giả của cuốn “Chế độ ăn không ngũ cốc” - một trong những cuốn sách bán chạy nhất tờ New York Times cho rằng: “Hiện nay, Parkinson đang ảnh hưởng tới khoảng 1 triệu người Mỹ. Nghiên cứu gần đây của tôi cho thấy rằng tập thể dục kết hợp chế độ ăn kiêng hữu ích có thể giúp kiểm soát và chống lại những thay đổi trên tế bào liên quan tới bệnh. Đã tới lúc người bệnh cần quan tâm hơn nữa tới lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập của bản thân”.

Các chế độ ăn được chuyên gia khuyến khích trong bệnh Parkinson

Chế độ ăn Ketogenic

Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều chất béo (trên 90%) và gần như không có Protein hay Carbohydrate có tác dụng bảo vệ thần kinh ở người bệnh Parkinson và Alzheimer. Có nhiều lựa chọn cho bạn trong chế độ ăn Keto như:

Chế độ ăn kiêng ketogen tiêu chuẩn (SKD): Đây là chế độ ăn rất ít carbon, với lượng đạm vừa phải và giàu chất béo. Bữa ăn thường bao gồm 75% chất béo, 20% protein và chỉ có 5% carbon.

Chế độ ăn ketogenic theo chu kỳ (CKD): chế độ này bao gồm các giai đoạn nạp lại lượng carbon cao hơn ngày thường, ví dụ 5 ngày ăn ketogenic sau đó là 2 ngày ăn nhiều carbon.

Chế độ ăn ketogenic có định hướng (TKD): Chế độ ăn kiêng này cho phép bạn bổ sung carbon kết hợp với các bài luyện tập.

Chế độ ăn ketogenic nhiều đạm: Chế độ này tương tự chế độ ăn ketogenic tiêu chuẩn, nhưng với lượng đạm nạp vào cơ thể nhiều hơn. Tỷ lệ thường là 60% chất béo, 35% protein và 5% carbon.

 Tháp dinh dưỡng trong chế độ ăn Keto dành cho người Parkinson

Tháp dinh dưỡng trong chế độ ăn Keto dành cho người Parkinson.

Cho tới nay, đã có hơn 20 nghiên cứu chứng minh thành công tác dụng của chế độ ăn này đối với những người bệnh tiểu đường, ung thư, Alzheimer. Riêng với Parkinson, hiệu quả của chế độ ăn này đã được nhiều bác sĩ thừa nhận rằng nó có thể giúp giảm các triệu chứng mất thăng bằng, co cứng cơ, run chân tay, hay quên, mệt mỏi của người bệnh.

Nhịn ăn định kỳ giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh

Một quan điểm được cho là đi ngược lại với tất cả những “định nghĩa” trước đây về dinh dưỡng đó là cơ thể cần phải được nhịn đói theo những khoảng thời gian nhất định để khởi động quá trình có tên là “công tắc tái sinh”, đây là quá trình khi cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt năng lượng, cơ thể sẽ tiêu hủy đi những tế bào đã quá cũ hoặc tổn thương và thay thế bằng những tế bào mới khi được cung cấp đủ dinh dưỡng trở lại. Các nhà khoa học cho rằng đây là một quá trình lão hóa lành mạnh, có thể kiểm soát, nếu cơ thể không bao giờ rơi vào trạng thái đói, các tế bào già yếu sẽ không bao giờ bị thay thế, vì vậy các tế bào mới không có cơ hội phát triển.

Với tiến sĩ Mark Mattso, nhịn ăn không liên tục thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho cơ thể. Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng tới mức tối đa, một công tắc sinh học được gọi là “công tắc tắc tái sinh” được kích thích, một trong những hành động của cơ thể đó là tái chế các tế bào miễn dịch không cần thiết, tăng cường khả năng chống lão hóa, hạn chế sự tiến triển của các khối u và bệnh Parkinson ở người cao tuổi.

Ăn chay giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh Parkinson

Nếu bạn không thể thực hiện những buổi nhịn ăn định kỳ do các lý do về công việc, bạn có thể ăn chay. Tiến sĩ Mark Mattson cũng cho rằng, việc ăn chay có thể kích thích sản sinh ra các neuron (tế bào thần kinh) mới, tăng cường sức khỏe cho bộ não. Phòng ngừa và kiểm soát tốt các triệu chứng ở các bệnh thoái hóa như Parkinson, Alzheimer.

Trong thực đơn của người ăn chay, các loại rau màu xanh thẫm, các loại hạt như đậu tương có tác dụng chống oxy hóa mạnh cho cơ thể. Cùng với đó, bạn hoàn toàn nên bổ sung các loại vitamin A, D, các vitamin nhóm B, sắt để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

 Ăn chay giúp phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson

Ăn chay giúp phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu ăn uống con người ngày được cải thiện. Thưởng thức bữa ăn gia đình là niềm hạnh phúc mỗi ngày với tất cả chúng ta, hãy để niềm vui đó thực sự trọn vẹn bằng việc xây dựng một chế độ ăn thông minh cho cả nhà.