Người bệnh Parkinson nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi vận động?

A- A+

Với bệnh Parkinson, một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ làm tăng hiệu quả giảm run chân tay, co cứng cơ mà còn giúp giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tây trên đường tiêu hóa. Vậy người bệnh Parkinson nên ăn gì, nên kiêng gì? Dưới đây là những thực phẩm nên ăn, nên kiêng và các mẹo ăn uống mà người Parkinson cần ghi nhớ.

Bệnh parkinson nên ăn gì?

Khi bị Parkinson, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega - 3, vitamin, khoáng chất và giúp bổ sung domamin “gián tiếp”. Bởi chúng sẽ giúp làm chậm tiến triển bệnh Parkinson, hạn chế tác dụng phụ của thuốc và giảm biến chứng (buồn nôn, nôn, khát nước, khô miệng, cảm giác chán ăn).

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Sở dĩ người bệnh Parkinson cần tăng cường các chất chống oxy hóa từ thực phẩm hoặc các thảo dược thiên nhiên là bởi chất chống oxy hóa sẽ thu dọn các gốc tự do, từ đó “gián tiếp” làm ổn định nồng độ dopamin. Trong khi đó, suy giảm nồng độ dopamin chính là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Vậy những loại thực phẩm nào giàu chất chống oxy hóa? Đó là các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như các loại rau màu xanh (rau chân vịt, súp lơ xanh), cà chua, cà rốt, đậu đỏ, quả việt quất, dâu tây, mận và táo. Hoặc một số thức uống như Trà (trà xanh và trà đen), café, rượu vang đỏ (với lượng vừa phải), nước ép tối màu như lựu, việt quất.

Để xác định được khả năng chống oxy hóa của thực phẩm, bạn có thể dựa vào thang điểm ORAC. Điểm ORAC càng cao cho thấy thực phẩm càng có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Người bệnh Parkinson nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Người bệnh Parkinson nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Đặc biệt, nghiên cứu của Đại học Hồng Kông năm 2013 trên tạp chí Khoa học thế giới cho thấy: hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa, lão hóa não bộ trong các bệnh như Parkinson, Alzheimer… Đây cũng là một giải pháp tốt, giúp người Parkinson cải thiện tình trạng run chân tay, co cứng cơ tốt hơn.

Hiện nay, Thiên ma và Câu đằng đã được nghiên cứu và phát triển thành dạng viên tiện dụng trong TPCN Vương Lão Kiện. Thực tế, nhiều người bệnh Parkinson đã cải thiện được tình trạng run chân tay, co cứng cơ, phục hồi vận động nhờ sử dụng thêm Vương Lão Kiện. Hãy gọi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

Điện thoại

Các thực phẩm giàu dopamin

Ngoài thuốc điều trị, người bệnh Parkinson có thể “gián tiếp” bổ sung dopamin từ thực phẩm.  Các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương) không chỉ giàu chất xơ để hạn chế bớt tình trạng táo bón, mà chúng còn chứa protein có tên tyrosine – là nguồn dinh dưỡng cần thiết để làm tăng nồng độ dopamin cho não bộ.

Một số loại hạt như lạc, hạnh nhân, quả hồ đào, hạt điều, óc chó, hạt hướng dương hoặc quả chuối cũng đã được chứng minh tác dụng làm tăng lượng dopamin trong não hiệu quả.

Các thực phẩm giàu Omega-3

Acid béo omega – 3 là chất dinh dưỡng cần thiết cho hầu hết các mô trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Không chỉ vậy, omega-3 còn tác động vào một trong các cơ chế gây bệnh Parkinson là chống viêm. Nghiên cứu cho thấy người bệnh Parkinson được bổ sung acid béo omega-3 trong điều trị giúp cải thiện được đáng kể các triệu chứng, đặc biệt là tình trạng trầm cảm so với nhóm chứng.

Vì thế, người bệnh Parkinson nên tăng lượng chất dinh dưỡng này bằng cách ăn cá ít nhất 2 lần/ tuần hoặc bổ sung dầu cá trong trường hợp không ăn được cá. Một số loại cá tốt cho bệnh Parkinson như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ albacore. Trong đó, cá hồi được xem là sự lựa chọn tốt nhất vì chúng có chứa nhiều axit béo omega – 3, axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Người bệnh Parkinson nên ăn cá ít nhất 2 lần tuần hoặc bổ sung dầu cá

Người bệnh Parkinson nên ăn cá ít nhất 2 lần/ tuần hoặc bổ sung dầu cá

Các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Người bệnh Parkinson nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết giúp kiểm soát tốt triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Trong đó, các loại trái cây như cam quýt, việt quất, đu đủ, kiwi, quả mâm xôi, táo, lê, ổi và các loại rau xanh như bông cải xanh, rau bina rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác.

Canxi, magie là cũng những khoáng chất cần thiết cho sự thư giãn cơ bắp và hoạt động của xương. Một số dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt magie là run cơ, yếu cơ,  mất ngủ, căng thẳng, cao huyết áp, nhịp tim không đều, trầm cảm… Vì vậy, người bệnh Parkinson có thể bổ sung magie để cải thiện các rối loạn không thuộc về vận động.

Ngoài ra, người bệnh Parkinson nên tắm nắng mỗi ngày để bổ sung Vitamin D. Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng có sự xuất hiện các thụ thể của vitamin này trong não, giúp tăng cường hormone tăng trưởng tế bào thần kinh, chống viêm, trẻ hóa tế bào và cải thiện tâm trạng.

Bệnh Parkinson nên kiêng gì?

Bên cạnh những lưu ý bị bệnh parkinson nên ăn gì, bạn cũng cần tìm hiểu bệnh parkinson không nên ăn gì để tránh làm cho các dấu hiệu bệnh parkinson trầm trọng hơn. Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm, đồ uống cần kiêng hoặc không nên ăn quá nhiều khi bị bệnh Parkinson.

Hạn chế thực phẩm giàu protein

Protein làm giảm hấp thu thuốc điều trị bệnh Parkinson. Vì vậy người bệnh không ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein như thịt, sữa, đặc biệt là ngay trước khi sử dụng thuốc. Mặc dù vậy, nguồn protein trong cá, các loại đậu lại cung cấp dưỡng chất cần thiết cho não bộ. Do đó, bạn không nên loại chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, bạn chỉ cần hạn chế hoặc ăn cách xa thời gian uống thuốc khoảng 2 giờ.

Người bệnh Parkinson không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein ngay trước khi uống thuốc

Người bệnh Parkinson không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein ngay trước khi uống thuốc

Tránh thực phẩm giàu chất béo

Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Đây cũng là thủ phạm khiến nồng độ các gốc tự do gây thoái hóa tế bào não tăng lên. Do đó, người bệnh Parkinson không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo như mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên rán...

Không nên ăn nhiều đậu tằm

Đậu tằm chứa một lượng Ievodopa tự nhiên. Nếu người bệnh Parkinson đang điều trị bằng thuốc Ievodopa ăn nhiều sẽ dễ gây quá liều thuốc điều trị. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung loại thực phẩm này hoặc có thể thay thế bằng đậu hà lan, đậu lăng, đậu thận để giảm táo bón.

Giảm bớt lượng muối sử dụng

Những người Parkinson có kèm bệnh lý tim mạch cần ăn giảm muối bằng cách cho ít muối, mì chính, tương, nước mắm khi chế biến và giảm các thực phẩm giàu muối như giò, chả, thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói. Ăn quá nhiều muối natri sẽ gây hại cho tim và làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của người bị Parkinson.

Hạn chế hay kiêng ăn muối là điều mà người Parkinson kèm bệnh tim mạch nên làm

Hạn chế hay kiêng ăn muối là điều mà người Parkinson kèm bệnh tim mạch nên làm

Hạn chế ăn nhiều đường

Đường và các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt có thể khiến người bệnh Parkinson tăng cân và khó kiểm soát trọng lượng. Hậu quả là khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc di chuyển và làm cho não bộ hoạt động kém hơn. Vì vậy, bạn nên giảm bớt các thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.

Nên kiêng uống rượu, bia

Rượu, bia và tất cả các đồ uống có cồn khác được ví như “chất độc” với thần kinh. Rượu có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị, gây mất nước và làm nặng thêm tình trạng run tay, cứng cơ do Parkinson. Nếu bị Parkinson, tốt nhất bạn nên nói không với các đồ uống này.

Giảm thực phẩm chứa nhiều vitamin B6

Vitamin B6 có nhiều trong chuối, thịt bò, gan, bột yến mạch, đậu phộng, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt sẽ gây trở ngại cho hoạt động của L – dopa. Vậy nên, nếu đang điều trị bệnh Parkinson bằng L – dopa, bạn nên tránh dùng quá nhiều những thực phẩm này.

chia sẻ VLK.png

Mẹo ăn uống giúp giảm triệu chứng Parkinson

Cách ăn uống, chế biến thức ăn cũng quan trọng như việc lựa chọn thực phẩm bệnh parkinson nên ăn hay bệnh parkinson nên kiêng. Bởi vậy trong chế độ ăn, người Parkinson nên áp dụng thêm các mẹo ăn uống dưới đây:

1. Mẹo cải thiện táo bón và hạ huyết áp: Người bị Parkinson nên tăng chất xơ từ rau xanh và ngũ cốc, tăng chất lỏng bằng cách uống 6-8 ly nước mỗi ngày (khoảng 250ml/ 1 ly nước). Đặc biệt là nên uống nước vào buổi sáng sớm để thanh lọc, kích thích nhu động ruột.

2. Mẹo giảm chứng khó nuốt: Chứng khó nuốt ở người bệnh Parkinson là cảm giác “thực phẩm mắc kẹt” ở cổ họng khi ăn, thậm chí bị sặc và ngừng thở. Vì vậy nên chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng như cháo, súp, canh, thực phẩm xay nhuyễn… Trong khi ăn, người bệnh nên ngồi thẳng lưng, nhai kỹ hơn và ăn tốc độ chậm hơn bình thường. Ngoài ra, việc ăn một số đồ chua dịu, lạnh và thức uống có gas cũng giúp tăng tiết nước bọt và giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.

Khi bị bệnh Parkinson, bạn nên ăn các đồ mềm lỏng như cháo súp

Khi bị bệnh Parkinson, bạn nên ăn các đồ mềm lỏng như cháo súp

3. Mẹo hạn chế cảm giác buồn nôn: Để giảm triệu chứng này, người bệnh Parkinson nên tránh sử dụng các loại nước ép có vị chua nhiều, uống một chút nước giải khát hoặc nước lạnh nhưng không uống cùng thức ăn. Việc uống nước từng ngụm nhỏ, ăn chậm, chia nhỏ bữa ăn, không dùng đồ ăn nóng và lạnh lẫn nhau, tránh các thực phẩm chiên, dầu mỡ hay quá ngọt cũng giúp hạn chế cảm giác buồn nôn.

Sau khi ăn, bạn nên giữ cho đầu ở vị trí cao, tránh nằm hoặc đánh răng ngay sau khi ăn. Nếu cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng, hãy ăn một miếng bánh trước khi ra khỏi giường.

4. Mẹo giảm triệu chứng khát nước, khô miệng: Một số thuốc điều trị Parkinson có thể làm bạn khát, dưới đây là một số lời khuyên để giảm cơn khát và khô miệng:

- Uống 8 hoặc nhiều ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên nhiều người bệnh Parkinson có các vấn đề về tim mạch cần phải hạn chế chất lỏng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Hạn chế caffein (cà phê, trà, nước giải khát, socola). Vì các đồ uống này có thể ảnh hưởng tới tác dụng của các loại thuốc, ngoài ra chúng khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.

- Làm ẩm các loại bánh mì, bánh quy trước khi ăn hoặc uống nước sau mỗi lần ăn để tránh khô miệng và dễ nuốt hơn. Trong bữa ăn nên thêm nước sốt vào thức ăn để chúng mềm và ẩm hơn.

- Không nên sử dụng nước súc miệng thông thường vì chúng thường chứa cồn có thể làm khô miệng hơn.

Sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp giảm run chân tay, co cứng cơ, phục hồi vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson. Hãy gọi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

Điện thoại

5. Mẹo giảm đau, chuột rút về đêm: Người bệnh có thể sử dụng mù tạt vàng với thành phần bột nghệ, uống nước tăng lực có chứa quinin để giảm triệu chứng này.

6. Mẹo cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể: Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Vì vậy người bệnh nên ăn đầy đủ chất và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trường hợp bạn không cảm thấy muốn ăn, hãy:

- Tránh các đồ ăn, uống không bổ dưỡng.

- Nên chia thành các bữa ăn nhỏ.

- Nên đi bộ hoặc tham gia các hoạt tập tập luyện để kích thích sự thèm ăn.

- Uống đồ uống sau bữa ăn để tránh cảm giác no sớm.

- Lên thực đơn với các loại thực phẩm yêu thích.

Ngoài ra, nếu bạn bị trầm cảm nên tới gặp bác sĩ để được điều trị. Sự thèm ăn có thể được cải thiện sau khi điều trị trầm cảm.

7. Mẹo kiểm soát trọng lượng: Suy dinh dưỡng và duy trì cân nặng là một vấn đề quan trọng với người bệnh Parkinson. Để duy trì cân nặng, bạn nên có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh cân nặng tăng bất thường hoặc ảnh hưởng tới thuốc điều trị.

Nắm rõ bệnh parkinson nên ăn gì, bệnh parkinson nên kiêng gì vùng các mẹo ăn uống trên đây, người bệnh không chỉ đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson, cải thiện dần chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ của mình.

Theo nguồn: verywell, livestrong, foodforthebrain

Danh sách bình luận
  • Bùi Thu Hiền
    Bùi Thu Hiền
    02:06 24/09/2021
    Bị rung nhẹ nhưng mạnh hơn bình thường thì có phải bênh barkinson không ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:22 27/09/2021
      Chào bạn,
      Biểu hiện run có rất nhiều nguyên nhân, không phải cứ run là do bệnh Parkinson gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây run là rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn, tác dụng phụ của thuốc, do lo lắng căng thẳng trong thời gian ngắn... Chúng tôi gửi bạn bài viết để tìm hiểu thêm:
      Nguyên nhân gây bệnh run chân và các mẹo giảm run hiệu quả
      Hiện tại bạn cần thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày theo những thói quen lành mạnh như sau:
      + Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; Ăn ít đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
      + Tránh các chất kích thích như đồ uống có cồn hay cà phê, trà đặc, thuốc lá...
      + Không nên thức khuya, tránh lo lắng, căng thẳng và tập thể dục ít nhất nửa tiếng mỗi ngày.
      Đồng thời tham khảo uống sớm Vương Lão Kiện ngày 4 viên để hỗ trợ giảm run tốt hơn. Đã có nhiều bạn trẻ mắc tình trạng run tay chân, sau khi sử dụng Vương Lão Kiện đúng đủ liệu trình và thực hiện tốt các lời khuyên trên đã giảm 80-90% và làm chủ được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bạn Đạt ở Quảng Ninh, qua video:
      Cách chữa bệnh run tay chân ở người trẻ | Hỏi đáp GS. Lê Đức Hinh
      Nếu cần hỗ trợ giải đáp băn khoăn, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi theo số hotline/zalo 090.490.4660.
      Thân mến!
  • Nga
    Nga
    06:40 20/09/2021
    cháu có bố bị parkison từ năm 2005. Hiện tại bố cháu châm cứu được gần một tháng thấy có hiện tượng chuột rút nhiều. Vậy có phải do châm cứu k ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:41 23/09/2021
      Chào bạn,
      Biểu hiện chuột rút xuất hiện không phải do châm cứu, biểu hiện này do hiện tượng loạn trương lực thường gặp ở người bệnh Parkinson. Lúc này nhằm thuyên giảm tình trạng chuột rút, tăng hiệu quả điều trị, bạn cần thực hiện tốt những lời khuyên sau:
      + Đầu tiên, uống thuốc tây theo chỉ định của bác sỹ, thăm khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để có sự điều chỉnh liều thuốc kịp thời.
      + Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tăng rau xanh chất xơ, hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng cà phê, đồ ngọt, đồ ăn cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày.
      + Vận động thể dục thể thao, các bài tâp được chia sẻ trong bài viết: Tổng hợp các bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh Parkinson
      Cùng với đó là các mẹo hỗ trợ giảm cảm giác đau do chuột rút như sau:
      +Ngâm nước nóng làm tăng lưu thông máu và giảm đau, chườm đá lạnh giúp giảm sưng
      + Tránh hiện tượng “đau tâm lý” bằng cánh thư giản bản thân, không căng thẳng, lo lắng.
      + Tăng cường massage, điều này cũng rất hiệu quả trong việc giảm co thắt và giảm đau hiệu quả.
      Đồng thời bạn có thể tham khảo và quyết định sử dụng kết hợp TPBVSK Vương Lão Kiện nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, giảm tình trạng run và chuột rút cho bác. Để tìm hiểu thêm sản phẩm bạn có thể đọc thêm thông tin chia sẻ:
      TPCN Vương Lão Kiện – hy vọng cho người bệnh run chân tay
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Doãn Thùy Trang
    Doãn Thùy Trang
    06:56 06/09/2021
    Xin được tư vấn giúp, mẹ em bị rung tây chân vào năm 2007 đến giờ được mười mấy năm nay rồi . xin hỏi chuyên giá bệnh này có trị được ko Em xin chân thành cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:47 13/09/2021
      Chào bạn,
      Run ray chân là bệnh lý mãn tính liên quan các rối loạn và tổn thương trên hệ thần kinh não bộ. Đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố trong cuộc sống, chẳng hạn như: tâm lý, thói quen sinh hoạt hàng ngày,... Vì vậy cho tới thời điểm hiện tại mọi chứng run ( trừ run cường giáp, tác dụng phụ của thuốc tây... ) mới chữa khỏi hoàn toàn, còn lại điều trị không tăng nặng và thuyên giảm 80-90% như vậy là thành công. Người nhà bạn nên kết hợp hài hòa giữa thuốc, sản phẩm hỗ trợ, tinh thần và thói quen sinh hoạt để điều trị tốt nhất.
      Nếu cần hỗ trợ giải đáp các cách hỗ trợ thuyên giảm run đơn giản, bạn có thể liên hệ chúng tôi theo số hotline/zalo 090.490.4660.
      Thân mến!
  • Hoàng Thị Thắm
    Hoàng Thị Thắm
    03:19 01/09/2021
    Ba em bị bệnh pakinson và đang trong tình trạng nhờn thuốc. Em định tìm cho ba phương pháp điều trị tốt hơn. Cho em hỏi chi phí phẫu thuật kích thích vùng não tổn thương trung bình là bao nhiêu?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:11 07/09/2021
      Chào bạn,
      Chi phí cho 1 ca phẫu thuật kích thích não sâu tương đối lớn dao động khoảng 700-800 triệu đồng, không được bảo hiểm y tế chi trả. Để biết được chính xác chi phí chi trả, bạn cần liên hệ trực tiếp với bệnh viện thực hiện.
      Mặt khác hiện tại và sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn có thể tham khảo và lựa chọn bổ sung TPBVSK Vương Lão Kiện nhằm hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, vì sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng run, giảm co cứng cơ, mất thăng bằng, vận động chậm chạp, giúp người nhà bạn ngủ ngon và tinh thần thoải mái hơn.
      Bạn có thể đọc thêm bài viết về 9 lời khuyên giúp chung sống với bệnh Parkinson để áp dụng cho người nhà.
      Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
  • nguyễn như quỳnh
    nguyễn như quỳnh
    02:07 25/08/2021
    giúp bố em với bố em là giáo viên mới về hưu ạ . bố em bị bệnh 4 .-5 năm nay rùi lúc đầu mới chỉ run nhẹ sau dần nặng lên giờ đi đâu phải có người dìu khổ quá .bố vẫn đang uống thuốc từ thiện thôi mấy năm nay rùi bệnh càng ngày càng nặng giờ phải điều trị thế nào ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:39 28/08/2021
      Chào bạn,
      Qua chia sẻ chúng tôi thấy rất khó có thể tư vấn cho bạn đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh đang gặp, vì vậy bạn có thể chia sẻ chúng tôi số điện thoại để ban tư vấn liên hệ hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé.
      Dưới đây chúng tôi gửi bạn một vài thông tin hữu ích.
      10 bài tập chữa run tay đơn giản mà hiệu quả bất ngờ
      Bị run tay nên ăn gì, kiêng gì – những siêu thực phẩm giảm run
      Thân mến!