11 nguyên nhân thường gặp gây bệnh run tay

A- A+

Không khó để bắt gặp khoảnh khắc chính bạn hay một người nào đó đang run rẩy. Với hầu hết mọi người đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, run tay sẽ cần được chú ý nếu xuất hiện thường xuyên, mức độ tăng dần vì chúng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một trong số các căn bệnh nguy hiểm.

Tay run có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý cần sớm được điều trị 

Tay run có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý cần sớm được điều trị

Nguồn gốc run tay

Tay chân chúng ta có thể cử động nhịp nhàng, dễ dàng phối hợp các động tác là nhờ sự điều khiển của não bộ. Não sẽ chỉ huy thông qua các tín hiệu thần kinh - cơ, từ đó tạo ra các hoạt động co, duỗi, cầm, nắm có chủ đích. Khi não gặp trục trặc sẽ dẫn tới hiện tượng run tay - là những chuyển động tự phát, không theo ý muốn của cơ thể thường xảy ra ở ngón tay, bàn tay hoặc cả cánh tay.

Những nguyên nhân gây run tay

Bệnh run vô căn

Nếu một bạn trẻ bị run tay, thông thường đó là bệnh run vô căn. Theo các nghiên cứu, có khoảng 50% các trường hợp bị run vô căn là do di truyền.

Bệnh gây run chủ yếu ở 2 tay khi cầm nắm đồ vật hoặc khi thực hiện các công việc cần sự tỉ mỉ, chính xác cao. Một số người bệnh có thể run ở đầu theo kiểu gật gật, lắc lắc hoặc run môi gây khó khăn khi ăn uống, nói năng. Run vô căn thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng tiến triển nặng dần theo thời gian nên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

Hãy xem chia sẻ của một người đàn ông bị run tay vô căn với ước muốn chỉ là tự tay gắp được thức ăn. Sau 4 năm trời, ước muốn của ông đã thực hiện được nhờ sự “trợ giúp” của một người bạn bí mật.

Xem thêm: Chia sẻ của người 4 năm tìm cách chữa bệnh run vô căn

Rối loạn thần kinh thực vật

Nhiều bạn trẻ phát hiện bị run tay do rối loạn thần kinh thực vật sau thời gian bị căng thẳng kéo dài 

Nhiều bạn trẻ phát hiện bị run tay do rối loạn thần kinh thực vật sau thời gian bị căng thẳng kéo dài

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây run tay ở người trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể gặp ở cả người lớn tuổi với đặc điểm là run xuất hiện hoặc tăng lên khi lo lắng, căng thẳng… Xen kẽ run tay, bạn có thể nhận thấy tim đập nhanh hơn, khó thở, tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân.

Bệnh  Parkinson

Có đến 80% người mắc bệnh Parkinson xuất hiện triệu chứng run tay chân. Trái ngược với bệnh run vô căn xảy ra chủ yếu khi tay cầm nắm đồ vật thì bệnh Parkinson lại gây run khi nghỉ ngơi với đặc trưng là run như đang rắc muối hạt tiêu. Run rẩy thường bắt đầu ở một bên cơ thể, sau đó chuyển sang bên còn lại.

Xem thêm: Cách điều trị bệnh parkinson thông qua tư vấn từ các chuyên gia Thần kinh học.

Bệnh cường giáp

Dấu hiệu run tay trong bệnh cường giáp sẽ bắt đầu từ ngón tay, bàn tay, với biên độ nhỏ, đều đặn và tăng lên khi bạn thay đổi cảm xúc. Tình trạng run có thể giảm nếu điều trị tốt bệnh tuyến giáp.

Chất kích thích như như Ca-ffeine hoặc rượu bia

Ca-ffeine (có trong cà phê, nước tăng lực, socola…), rượu bia, ma túy, thuốc lắc, thuốc lá… ban đầu đều có tác dụng giúp hưng phấn hệ thần kinh. Tuy nhiên khi dùng liều lượng lớn hoặc ít nhưng liên tục trong thời gian dài sẽ gây kích thích quá mức hệ thần kinh từ đó dẫn tới biểu hiện run tay chân. Với những người bị run tay chân do các nguyên nhân khác, nếu không từ bỏ những chất kích thích này cũng sẽ khiến cho triệu chứng run nặng dần lên.

  Sử dụng nhiều caffeine có thể làm nặng thêm tình trạng run tay

Sử dụng nhiều caffeine có thể làm nặng thêm tình trạng run tay

Đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Người lớn tuổi mắc các bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, xơ vữa mạch… có nguy cơ cao bị đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi có một cục máu đông gây tắc mạch máu não, từ đó khiến một phần não không được cung cấp oxy làm cho các tế bào thần kinh bị chết hoặc tổn thương. Đây là nguyên nhân sẽ sau đột quỵ thường để lại nhiều di chứng, trong đó có run tay chân.

Xem thêm: Chia sẻ cách trị run chân tay sau tai biến

Chấn thương não

Các tác động vật lý như ngã, va đập ở vùng đầu có thể làm tổn thương các dây thần kinh có vai trò điều phối chuyển động và dẫn đến run tay. Tương tự như đột quỵ, hiện tượng run có thể hết hẳn sau khi đã điều trị khỏi hoàn toàn chấn thương, hoặc chúng có thể trở thành di chứng mãi mãi tùy thuộc mức độ tổn thương não.

Run tay do tiểu não

Bất kể nguyên nhân nào gây tổn thương tiểu não ( như nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc thoái hóa tiểu não,…) đều có thể dẫn đến run tay,  đi đứng mất thăng bằng và thực hiện các động tác kém chính xác.

Stress, căng thẳng

Stress là trạng thái cảm xúc khá phổ biến ở các bạn trẻ, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh… Khi cơ thể ở trong trạng thái tâm lý này lâu dài sẽ làm thay đổi hormon trong cơ thể, gây cường giao cảm, từ đó dẫn tới biểu hiện run tay chân. Stress hay căng thẳng cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng nặng thêm triệu chứng run do các nguyên nhân khác.

Căng thẳng khi đứng hoặc nói trước đám đông, khi gặp gỡ mọi người, khi phải làm việc có ai đó nhìn vào… cũng sẽ khiến triệu chứng run ngày càng nhiều hơn.

Thiếu vitamin, khoáng chất

Tay bị run có thể do thiếu các vitamin có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh - cơ bắp như vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E. Nhiều trường hợp run cũng sẽ xuất hiện do thiếu canxi, magie, kẽm, đồng hoặc các acid béo thiết yếu như omega 3,6,9. Để tìm hiểu thông tin chi tiết, mời bạn đọc tiếp trong bài viết : Run tay do thiếu chất gì?

Tác dụng phụ của thuốc

Run tay có thể xuất hiện do tác dụng phụ của các thuốc điều trị như: điều trị chống động kinh, thuốc điều trị rối loạn lo âu,  thuốc corticoid, thuốc trầm cảm…Nếu bạn thấy xuất hiện run tay cùng với thời điểm sử dụng các thuốc trên, hãy trao đổi lại với bác sỹ điều trị của bạn. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể thay thế thuốc khác, hoặc kết hợp thêm các thuốc hỗ trợ để giúp cải thiện tình trạng run.

Bạn cần làm gì khi bị run tay chân?

Nếu bạn chỉ bị run tay sinh lý, ví dụ run lúc đói, lúc rét hoặc khi quá tức giận thì xin chúc mừng bạn sẽ chẳng cần các bước tiếp theo sau đây. Ngược lại, nếu đó là run bệnh lý hãy sắp xếp thời gian để đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Ở lần thăm khám đầu tiên, bạn có thể khám tổng quát trước. Sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán hoặc cho bạn lời khuyên là có nên đến khám ở chuyên khoa sâu về thần kinh hay không. Trước khi đi khám, bạn nên tự theo dõi và ghi lại cụ thể như run xuất hiện ở vị trí nào của cơ thể, một hay cả hai bên, bạn đã bị run bao lâu rồi, trong gia đình có ai bị tương tự không, ngoài run ra còn có thêm các triệu chứng nào khác không. Những thông tin này sẽ rất quý báu để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Khi đã có kết quả, dù cho nguyên nhân gì thì bạn cũng nên phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, đồng thời thay đổi lối sống khoa học hơn để nâng cao hiệu quả giảm run và làm chậm sự tiến triển của bệnh theo thời gian.

Bạn cũng có thể xem thêm chia sẻ kinh nghiệm từ những người bị run tay chân nay đã tìm ra cách giảm run, duy trì khả năng vận động bình thường của thể. Video dưới đây là một câu chuyện như vậy:

Giọt nước mắt hạnh phúc của người cha Sau 5 năm tìm cách chữa bệnh run tay cho con

Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa run tay bằng Đông y vừa an toàn lại hiệu quả

 Lê Hoa

Số điện thoại tư vấn:  0904 904 660

Nguồn tham khảo: http://www.healthline.com/

*Thực  phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

----------------------------------------------

Thông tin cho bạn:

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày, mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp, trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vương Lão Kiện - Giải pháp cho người bị run tay chân.jpg

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng – giúp:

- Hỗ trợ làm giảm các chứng run (run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run, run đầu cổ) do Parkinson, run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

- Hỗ trợ phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.