Ba mục tiêu lớn trong điều trị Parkinson

A- A+

Sống chung với bệnh Parkinson chưa bao giờ là điều dễ dàng. Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng dần làm hạn chế nghiêm trọng khả năng vận động của người bệnh, nhiều người bắt đầu một ngày bình thường với trạng thái cơ thể gần như cứng đờ khi chưa dùng thuốc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Ba mục tiêu lớn trong điều trị Parkinson là kiểm soát triệu chứng, bảo vệ tế bào thần kinh và loại bỏ các chất độc gây hại cho tế bào thần kinh sản xuất dopamin

Mục tiêu trong điều trị bệnh Parkinson

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho rằng những chất độc với tế bào thần kinh trong môi trường sống là nguyên nhân gây nên sự thoái hóa, chết đi của các tế bào nhân xám làm nhiệm vụ sản xuất dopamine trong não (tế bào thần kinh dopaminergic), đây chính là nguyên nhân gây nên những rối loạn vận động trong bệnh Parkinson. Các chất độc này bao gồm: chất kích thích, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất bảo vệ thực phẩm và các kim loại nặng.

Parkinson có thể ở nhiều giai đoạn từ nặng đến nhẹ. Ngoài triệu chứng run đặc trưng, bệnh nhân Parkinson còn mắc nhiều rối loạn vận động khác như chuyển động chậm, chữ viết tay nhỏ, cứng cơ, bước đi ngắn, chúi về trước khi đi bộ, giảm biểu cảm khuôn mặt, rối loạn thăng bằng; chậm vận động hầu họng (giọng nói thì thào); rối loạn tâm thần; rối loạn giấc ngủ và táo bón.

Chính những triệu chứng và tiến triển phức tạp của căn bệnh này mà cần phải có liệu trình điều trị cá nhân hóa cho từng người bệnh. Điều trị Parkinson cần phải đạt được ba mục tiêu lớn sau:

- Kiểm soát triệu chứng bệnh

- Bảo vệ tế bào thần kinh – làm chậm hoặc ngăn ngừa sự mất mát các tế bào thần kinh dopaminergic bằng cách bổ sung vào cơ thể các hợp chất giúp bảo vệ tế bào thần kinh

- Loại bỏ các độc tố gây hủy hoại các tế bào dopaminergic trong cơ thể.

Thoai-hoa-te-bao-than-kinh-san-xuat-Dopamin-trong-benh-Parkinson

Thoái hóa tế bào thần kinh sản xuất Dopamin trong bệnh Parkinson

Phương pháp tiếp cận mới trong điều trị bệnh parkinson

Phương pháp tiếp cận mới trong điều trị bệnh parkinson chính là sự kết hợp cả Tây y và Đông y trong điều trị, mỗi một phần trong phương pháp điều trị kết hợp này đều có nét độc đáo riêng. Theo phương pháp điều trị thông thường, các thuốc tây y có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson một cách nhanh chóng, tuy nhiên các thuốc này có rất ít tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh và loại bỏ độc tố gây hại cho các tế bào thần kinh này. Trong khi đó, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong một số dược liệu của Đông y đóng vai trò như những tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, bảo vệ, tái tạo và chống lại quá trình thoái hóa của chúng, từ đó sẽ cải thiện đáng kể những rối loạn vận động ở người bệnh.

Mục tiêu lớn thứ nhất: kiểm soát triệu chứng rối loạn vận động

Kiểm soát các rối loạn vận động bằng điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc phẫu thuật (kích thích não sâu).

Các thuốc sử dụng trong điều trị Parkison bao gồm: thuốc làm tăng lượng dopamine trong não – tiền chất của dopamine (Sinemet, Apokyn, và Stalevo); đồng vận dopamine (Mirapex, Requip, Permax, và Parlodel); kháng cholin (Artane, Cogentin, Akineton, và Benadryl); thuốc ngăn ngừa phân hủy dopamine (Comtan, Tasmar, Eldepryl, và Azilect). Các loại thuốc trên có thể hữu ích trong giai đoạn đầu nhưng giảm dần tác dụng trong giai đoạn sau của bệnh (hiện tượng tiến thoái).

Một phương pháp khác được sử dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả là kích thích não sâu. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật khá đắt tiền và có không ít rủi ro. Mặc dù kích thích não sâu có thể cải thiện đến 60% chức năng vận động nhưng nó không phải là phương pháp điều trị được các bác sỹ khuyên dùng, do có thể gây nên rối loạn trầm trọng khác như rối loạn nhận thức.

Việc tập luyện như: tập aerobic, chạy bộ, đi dạo,… là cần thiết trong quá trình cải thiện rối loạn vận động do parkison.

Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện chức năng vận động trong Parkinson

Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện chức năng vận động trong Parkinson

Chế độ ăn uống và tập luyện nên cá nhân hóa, phù hợp với thể trạng và sở thích từng người. Đa số người bệnh Parkinson nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng (đạm, chất béo, tinh bột, vitamin), uống đủ nước, han chế chất kích thích, thức khuya, Sử dụng kết hợp một số loại thảo dược và phương pháp châm cứu, bấm huyệt của y học phương đông tỏ ra khá hiệu quả trong kiểm soát rối loạn vận động do Parkinson.

Sức khỏe tâm thần, cảm xúc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát các triệu chứng rối loạn vận động. Người bệnh có thể điều chỉnh tâm trạng, tinh thần bằng cách ngồi thiền, yoga, giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Mục tiêu lớn thứ hai: bảo vệ tế bào thần kinh

Bảo vệ nơ-ron thần kinh chống lại các tổn thương và thoái hóa là một phần thiết yếu để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Parkinson.

Một số hoạt chất sinh học tự nhiên tìm thấy ở nhiều thảo dược cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc bảo vệ tế bào thần kinh, chống thoái hóa và cải thiện nồng độ Dopamin trong não, điển hình trong số đó là Câu đằng, Thiên ma.

Nghiên cứu tại Nhật Bản năm 1997 cho thấy, các hoạt chất sinh học có trong Câu đằng đóng vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa thần kinh ở người bệnh Parkinson. Một nghiên cứu khác của Đại học Y Đài Bắc – Đài Loan, tiến hành năm 2005 còn cho thấy Câu Đằng có khả năng ức chế Monoamine oxidase B (MAO-B) – enzym phân hủy Dopamin (chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ), nhờ đó ngăn chặn sự mất Dopamin trong bệnh parkinson; giúp cải thiện triệu chứng run, cứng cơ ở người bệnh parkinson.

Năm 2012, các nhà khoa học quốc tế thuộc Đại học Kyungpook – Hàn Quốc và Đại học Nanyang – Singapore đã tìm ra bằng chứng cho thấy thảo dược Thiên ma (Rhizoma Gastodiae) có tác dụng ổn định tính dẫn truyền, bảo vệ tế bào thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình stress oxy hóa, làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

Sự kết hợp của 2 thảo dược này có thể giúp tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh; tăng cường năng lượng, bảo vệ tế bào thần kinh và mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, góp phần cải thiện khả năng vận động và hạn chế tiến triển của bệnh.

Câu đằng, thiên ma – thảo dược quý trong điều trị Parkinson

Câu đằng, thiên ma – thảo dược quý trong điều trị Parkinson

Ngoài ra, một số hoạt chất chống oxy hóa như: alpha-lipoic acid, L-Carnitine, Acetyl-carnitine, Uridine, Alpha-glycerophosphorylcholine (alpha-GPC), Vitamin C, N-acetyl cysteine, dầu cá, Kẽm, Vitamin B1, B5, B6, B12, Axit folic, và Phosphatidyl serine,… cũng được cho là có tác dụng gián tiếp bảo vệ tế bào thần kinh.

Mục tiêu lớn thứ ba: loại bỏ các độc tố gây hủy hoại các tế bào dopaminergic

Môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tất cả chúng ta đều đang tiếp xúc với chất độc mỗi ngày, lâu dài chúng tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu lên nhiều mặt, đặc biệt là các tế bào thần kinh. Khi những phần lớn tế bào bị tổn thương, những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện. Đây chính là nguyên nhân có rất nhiều người không hề có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào nhưng đột ngột phát hiện mình mắc bệnh.

Bước đầu tiên trong tiến trình loại bỏ độc tố gây hại các tế bào thần kinh là bạn phải có ý thức về nó, bạn nên ăn gì, uống những gì, tập luyện như thế nào? là những câu hỏi mà bạn phải chú ý, để tránh đưa thêm độc tố vào cơ thể.

Bước thứ hai trong tiến trình là loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hoặc vô hiệu hóa chúng. Các chất chống oxy hóa đã kể ở trên chính là sự lựa chọn hữu hiệu trong việc trung hòa các chất độc như: các gốc tự do, kim loại nặng,…

Bệnh nhân Parkinson có những hạn chế nhất định nhưng họ có thể làm bất cứ điều gì nếu họ uống thuốc và tập luyện để đạt được ba mục tiêu lớn trong điều trị Parkinson như trên. Cá nhân hóa trong điều trị Parkinson là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như: chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ, phục hồi rối loạn vận động bằng châm cứu hoặc xoa bóp bấm huyệt,…

Khoa học luôn luôn phát triển vượt lên những gì trước đây không thể hình dung hoặc được cho là ngoài tầm với. Chúng ta có quyền hy vọng rằng, trong tương lai sẽ có cách điều trị Parkinson triệt để.

XEM CHIA SẺ CÁCH LÀM GIẢM RUN, CỨNG ĐỜ DO BỆNH PARKINSON

Tham khảo:

http://www.blog.parkinsonsrecovery.com/category/about-parkinsons-disease/

http://www.medicalnewstoday.com/categories/parkinsons_disease

-----------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Vương Lão Kiện có chứa thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson

 TPCN Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ điều trị giúp giảm dần chứng run trong run vô căn