Bệnh Parkinson có chữa được không? Và 3 cách điều trị hiệu quả

A- A+

Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính gây ra các triệu chứng run tay chân, cứng đờ cơ bắp, rối loạn thăng bằng. Nhiều người bệnh thắc mắc bệnh Parkinson có chữa được không? Đón xem câu trả lời của chuyên gia thần kinh tại đây!  

Bệnh Parkinson có chữa được không? Cách kiểm soát ra sao?

Có thể nói cả Tây y và Đông y đều có những bước tiến quan trọng trong điều trị, thế nhưng “Bệnh Parkinson có cɦữa khỏi không?” vẫn là câu hỏi làm đau đầu giới y học. Hiện nay, bệnh Parkinson không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Các cách điều trị bệnh Parkinson hiện nay bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật, liệu pháp thay thế (vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, lao động trị liệu), kiểm soát lối sống và sử dụng sản phẩm Đông y.

Các chuyên gia Thần kinh học khuyến cáo: Thay vì việc dành thời gian tìm hiểu bệnh Parkinson có chữa khỏi không rồi hoang mang, người bệnh nên lạc quan hơn và kiên trì áp dụng những cách điều trị trên để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

GS. TS Lê Đức Hinh giải đáp câu hỏi: Bệnh Parkinson có chữa được không?

3 cách điều trị Parkinson hiệu quả trong mọi giai đoạn bệnh

Hiện nay, kết hợp dùng thuốc, vật lý, tâm lý trị liệu, kiểm soát lối sống và giải pháp hỗ trợ từ Đông Y được coi cách cɦữa bệnh Parkinson hiệu quả trong tất cả giai đoạn bệnh. Đặc biệt trong vòng vài năm trở lại đây, cách chữa bệnh Parkinson bằng Đông Y đã và đang mang lại nhiều hiệu quả vượt trội cho người bệnh. Khi điều trị tốt, người bệnh Parkinson hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh đến hàng chục năm.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson

Có 7 nhóm thuốc chính điều trị bệnh Parkinson, trong đó có một số thuốc mới đang được tiến hành nghiên cứu. Thuốc sẽ được chỉ định sau khi chẩn đoán bệnh Parkinson và cần duy trì sử dụng lâu dài, thậm chí là cả đời.

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh để kê toa các loại thuốc hoặc phối hợp các nhóm thuốc khác nhau sao cho đạt mục tiêu kiểm soát triệu chứng tốt nhất, hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson. Một vài lưu ý dưới đây sẽ người Parkinson dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn:

  • Luôn dùng thuốc đúng liều và đúng vào một giờ nhất định. Nếu bạn dùng Mad0par (hoặc Sinemet), luôn chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo thuốc hoạt động tốt nhất.
  • Ăn nhẹ 1 – 2 cái bánh gạo trước khi uống thuốc để tránh tác dụng phụ trên dạ dày.
  • Hạn chế dùng L-dopang bữa ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thăm khám theo định kỳ để điều chỉnh liều lượng hoặc cách phối hợp các loại thuốc với nhau.

Người bệnh Parkinson cần dùng thuốc điều trị đều đặn theo chỉ định

Người bệnh Parkinson cần dùng thuốc điều trị đều đặn theo chỉ định

Bệnh Parkinson giai đoạn đầu, đặc biệt là 4 – 5 năm từ khi khởi phát bệnh, dùng thuốc Tây sẽ mang lại hiệu quả giảm run nhanh. Tuy nhiên ở những giai đoạn sau, người bệnh đáp ứng với thuốc ngày càng kém dần và có xu hướng phải tăng liều điều trị. Giai đoạn này cũng là lúc xuất hiện nhiều tác dụng phụ như ảo giác, loạn thần, đau đầu, mệt mỏi kéo dài… 

Xem thêm: Bệnh parkinson uống thuốc gì? Lưu ý khi dùng thuốc cho hiệu quả cao

Chữa bệnh Parkinson bằng Đông Y

GS.TS Lê Đức Hinh – Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam chia sẻ: “Y học Việt Nam cần đi bằng 2 chân, cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Trong Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị Parkinson, trong đó nổi bật có Thiên ma, Câu đằng giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh. Người bệnh sau khi sử dụng thấy giúp giảm run rẩy, giảm co cứng cơ bắp, đi đứng thuận lợi hơn, tâm trạng người bệnh phấn khởi, dễ hòa nhập cuộc sống hơn.”

Thiên ma, Câu đằng hiện đã có mặt trong TPCN Vương Lão Kiện cùng nhiều thành phần thảo dược quý khác. Đây là sản phẩm hỗ trợ nổi bật dành cho người Parkinson giúp giảm triệu chứng run chân tay, cứng đờ, chậm chạp và làm chậm tiến triển của bệnh.

TPCN Vương Lão Kiện giúp giảm run chân tay, cứng đờ và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

TPCN Vương Lão Kiện giúp giảm run chân tay, cứng đờ và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

Tháng 10/2013, khi bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, ông Đỗ Bình Dương (Khâm Thiên, Hà Nội) không khỏi bàng hoàng lo lắng: “Mọi công việc thường ngày, như đọc sách, viết tài liệu, dạy cháu học bài… tôi đều không thể dễ dàng làm được như trước. Nắm cái gì cũng không chắc. Cầm cốc nước thì nước bị sánh ra ngoài. Ăn thì không gắp được thức ăn, nhai cũng không nhai được như bình thường. Môi và lưỡi lúc nào cũng run lập cập. Có lần đi ngân hàng rút tiền, tôi không ký nổi tên vì tay run, còn bị người ta nói là mạo nhận chữ ký.”.

Ông Dương ngày càng suy sụp khi tình trạng sức khỏe vẫn chẳng được cải thiện lên nhiều dù đã tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Cho đến tháng 4/2014, ông bắt đầu biết tới và sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện.

Sau 5 tháng uống thuốc kết hợp với TPCN Vương Lão Kiện có chứa thảo dược Thiên Ma và Câu Đằng, ông thấy mình có sự thay đổi rõ rệt. Môi và lưỡi ông đã giảm run. Hàm răng bớt lập cập. Ông có thể nói chuyện dễ dàng hơn. Nhất là chứng run tay chân huyên giảm thấy rõ.

Ông Dương chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh Parkinson

Các cách điều trị bệnh Parkinson không dùng thuốc khác

Ngoài sử dụng thảo dược Đông Y, một số cách chữa bệnh Parkinson không dùng thuốc khác cũng có thể làm tăng hiệu quả điều trị. Đây là các cách chữa bệnh hoàn toàn miễn phí và không hề có tác dụng phụ.

  • Chế độ ăn khoa học: Người bệnh Parkinson nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả sẫm màu, các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, cá biển uống đủ nước để bổ sung vitamin, chất xơ và giảm tình trạng táo bón.
  • Tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng khối cơ, giảm mỡ, đảm bảo cơ thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn, đây cũng là liều thuốc giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng. Bạn nên bắt đầu với bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson hay các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội… 
  • Một lưu ý tập luyện cho người bệnh parkinson là: không quá gắng sức, không di chuyển quá nhanh, luôn cố bấu chặt ngón chân xuống mặt sàn; nếu cảm thấy không vững, dừng tập và điều chỉnh tư thế; luôn nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống chân khi đi bộ…
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Triệu chứng bệnh Parkinson như đau, tê, mỏi có thể giảm nhẹ một phần bằng các bài tập thiền, yoga… hoặc vật lý trị liệu (massage, châm cứu thư giãn). Việc phục hồi chức năng cũng đóng vai trò quan trọng giúp người bị bệnh Parkinson nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp phục hồi chức năng cần được thực hiện đồng thời với thuốc điều trị để khắc phục những tổn thương do bệnh gây nên.

Người bệnh Parkinson hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh từ 10, 20 năm nếu biết cách điều trị đúng. Đừng ngần ngại gọi đến tổng đài 0904.904.660 để được hướng dẫn cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả từ chuyên gia.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Phẫu thuật ở giai đoạn muộn của bệnh Parkinson

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Khoa Nội Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thông thường các thuốc điều trị Parkinson chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 4 – 5 năm. Càng về sau, đặc biệt là giai đoạn cuối của bệnh parkinson, đáp ứng với thuốc càng kém hiệu quả, buộc phải tăng dần liều và gây nhiều biến chứng. Lúc này tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng cách:

  • Làm tổn thương cấu trúc nhỏ trong não để thay đổi chức năng của nó.
  • Kích thích não sâu.
  • Cấy ghép mô thần kinh.
  • Dùng tia gamma.

Trong đó, phẫu thuật kích thích não sâu được xem là phương pháp mới nhất hiện nay để điều trị bệnh Parkinson. Phương pháp này đã được áp dụng tại nước ta với 28 ca bệnh. Tuy nhiên, so với dùng thuốc, kích thích não sâu có giá thành rất cao (khoảng 30.000 USD – 800 triệu đồng) và đòi hỏi kỹ thuật cao nên chưa được ứng dụng rộng rãi.

Một số lưu ý trong chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng bệnh Parkinson

Sống chung với bệnh Parkinson là một quá trình khó khăn. Các triệu chứng của bệnh khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu khi đi lại, nói chuyện, ăn uống và tự ti khi giao tiếp. Vì vậy, ngoài việc người bệnh tự mình điều trị thì người thân gia đình cũng cần có kế hoạch chăm sóc giúp đỡ họ. Có như vậy, bệnh Parkinson mới sớm được kiểm soát và duy trì hiệu quả điều trị cao trong thời gian dài.

Người thân nên dành thời gian quan tâm, trò chuyện cùng người bệnh. Tốt nhất, nên dành 10 – 15 phút mỗi ngày để đưa họ đi dạo và hỏi han về những lo lắng, cảm giác của họ trong ngày. Khi đi dạo, người bị bệnh Parkinson thường đi chậm và dễ té ngã. Do đó, người thân nên dìu đỡ và tránh thúc giục người bệnh đi nhanh.

Bên cạnh đó, chế độ ăn cho người bệnh Parkinson nên chế biến những món dễ tiêu, dễ nuốt như canh, cháo, đồ hầm…Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc gắp thức ăn thì có thể chuẩn bị phần cơm riêng với đầy đủ các món ăn.

Xem thêm: Cách chăm sóc người bệnh Parkinson

Như vậy là câu hỏi “Bệnh Parkinson có chữa được không” hay “Bệnh Parkinson có chữa khỏi được không” đã có lời giải. Tuy bệnh khó điều trị dứt điểm nhưng bằng ý chí quyết tâm và sự kiên trì điều trị, bạn vẫn có thể vượt qua mặc cảm bệnh tật và chung sống hòa bình cùng Parkinson.

Người bệnh Parkinson hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh từ 10, 20 năm nếu biết cách điều trị đúng. Đừng ngần ngại gọi đến tổng đài 0904.904.660 để được hướng dẫn cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả từ chuyên gia.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Tham khảo: mayoclinic, hoithankinhhocvietnam

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.