Bí quyết chung sống với bệnh Parkinson

A- A+

Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, sợ hãi, không chấp nhận sự thật, bất lực, phẫn nộ, trốn tránh,… là những phản ứng thường gặp ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, dù không tin, bạn vẫn phải đối mặt với sự thật rằng mình mắc bệnh và cần sống chung với nó, vậy làm cách nào để cải thiện chất lượng sống?

Cho đến nay, Parkinson vẫn là một căn bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi. Người bệnh Parkinson thường cố gắng che giấu các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu, chủ yếu vì sợ người khác sẽ nhìn họ với ánh mắt khác. Tuy nhiên, mắc bệnh Parkinson không phải là biểu hiện của sự yếu đuối. Ngược lại, đối mặt với nó và nhận sự giúp đỡ của mọi người khi cần thiết, mới là biểu hiện của lòng dũng cảm.

Cách để người bệnh Parkinson đối phó với cảm xúc tiêu cực 

Nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng lo lắng, giận dữ và trầm cảm nghiêm trọng. Yếu tố nguy cơ gây trầm cảm bao gồm rối loạn tâm thần, run và chậm vận động nửa người bên phải và giai đoạn của bệnh . Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh Parkinson và những người đã điều trị bằng Levodopa có mức độ trầm cảm cao hơn. Trong trường hợp này, người thân nên dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, chỉ sẻ và giúp đỡ người bệnh Parkinson để họ có thêm động lực vượt qua bệnh tật, nếu có sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý thì hiệu quả sẽ cao hơn. 

Nguoi-benh-Parkinson-nen-tham-gia-cac-hoi-nhom-de-giai-toa-tinh-than

Người bệnh Parkinson thường có những cảm xúc tiêu cực

Căng thẳng làm giảm khả năng đối phó với bệnh tật của cơ thể. Triệu chứng của bệnh Parkinson thường năng lên nếu người bệnh gặp căng thẳng. Một số người do quá căng thẳng về bệnh tật nên tự ý tăng liều thuốc, dẫn đến quá liều và gặp phải nhiều tác dụng phụ. Điều quan trọng là bạn phải tìm được nguyên nhân gây căng thẳng và loại bỏ hoặc làm giảm bớt tác động của nó.

Điều chỉnh lối sống để sống chung với bệnh Parkinson

Để tránh căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác, đôi khi bạn phải thay đổi một số thói quen trong công việc và cuộc sống.

Công việc  

Khối lượng công việc quá lớn, áp lực, thức đêm là những lý do khiến người bệnh Parkinson càng bị quá tải và căng thẳng. Hãy thử đổi công việc làm tại nhà hoặc làm bán thời gian nếu bạn không bị áp lực về tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu giảm khối lượng công việc.

Người bệnh Parkinson nên đi khám thường xuyên

Đây là cách để hiểu rõ về tình trạng bệnh của bạn và điều chỉnh loại thuốc/phương pháp điều trị cho phù hợp. Đi khám bệnh mỗi tháng 1 lần giúp bạn quản lý bệnh Parkinson tốt hơn từng ngày.

Tình yêu và tình dục ở người bệnh Parkinson

Ngay cả khi sống chung với bệnh Parkinson, bạn vẫn có thể duy trì đời sống chăn gối. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với một số rắc rối sau:

- Mệt mỏi (cả bạn và đối tác): Các triệu chứng của bệnh Parkinson làm cho việc ái ân trở nên khó khăn hơn. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, đây là nơi điều khiển chức năng cương dương của nam giới. Dùng thuốc có thể giúp giải quyết tình trạng này.

- Bối rối, mất tự tin do run và tình trạng chảy nước dãi.

Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ những nỗi sợ hãi và lo lắng của mình cho vợ/chồng. Như vậy, họ sẽ hiểu và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chăm sóc con cái

Có thể bạn không muốn con cái thấy mình yếu đuối hay không còn mạnh mẽ như trước để bảo vệ chúng. Đây là một nỗi lo sợ mà người bệnh Parkinson thường phải đối mặt. Tuy nhiên, bạn không thể che giấu được mãi, bạn cần trung thực với con cái mình, tâm sự và nói với chúng rằng bạn cần được giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày.

Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm người bị bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson nên tham gia các hội nhóm để giải tỏa tinh thần 

Người bệnh Parkinson nên tham gia các hội nhóm để giải tỏa tinh thần 

Bạn có thể nhận được sự trợ giúp và cảm hứng từ những người đã và đang cố gắng vượt qua bệnh Parkinson thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm. Đây cũng là cơ hội để cập nhật các thông tin, kiến thức mới về bệnh và phương pháp điều trị bệnh. Đồng thời, tham gia hoạt động của các câu lạc bộ là một cách tuyệt vời để giải tỏa tinh thần. Điều này sẽ giúp bạn quản lý bệnh tật một cách dễ dàng hơn.

Giải pháp từ thảo dược cho người bệnh Parkinson

Nghiên cứu đánh giá tác dụng của thảo dược Câu đằng trên người bệnh Parkinson do Giáo sư Tiến sĩ Li Min phụ trách đã được tiến hành tại Trường Y học Trung Quốc. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân được điều trị cùng với đơn thuốc Đông y có chứa Câu đằng đã cải thiện rõ rệt triệu chứng run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các biểu hiện như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón. Bước đầu người ta phát hiện rằng thảo dược này giúp điều chỉnh rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật.

Một thảo dược khác là Thiên ma được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, thoái hóa, lão hóa tế bào thần kinh ở người bệnh Parkinson, do đó giúp làm chậm tiến triển của bệnh.

Hiện nay tại Việt Nam, sự kết hợp của 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng cùng với nhiều thảo dược quý khác đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Vương Lão Kiện. Giải pháp này đã,mở ra hy vọng mới cho người bệnh Parkinson nói riêng và nhiều người bệnh run nói chung trong cuộc chiến chống lại bệnh run chân tay, để lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Điển hình là trường hợp của bác Đỗ Bình Dương (Khâm Thiên, Hà Nội), bị run tay chân, đi lại chậm chạp, cứng hàm, khó nói vì mắc phải căn bệnh Parkinson. Thế nhưng nhờ kết hợp sử dụng thêm TPBVSK Vương Lão Kiện cùng thuốc điều trị mà giờ đây bác đã cải thiện run, đi lại, làm việc hoạt bát, linh hoạt như chính hình ảnh của bác trong video dưới đây:

Sống chung với bệnh Parkinson chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, thực hiện một vài thay đổi trong lối sống có thể thao ra sự khác biệt lớn. Những thay đổi này giúp bạn có cuộc sống tốt hơn dù có bệnh Parkinson.

Tham khảo: http://www.parkinsons.org/parkinsons-living.html