Mới đây, các nhà khoa học vừa công bố một kỹ thuật mới được xem là bước đột phá trong việc tìm kiếm các phương pháp điều trị cho bệnh Parkinson trong tương lai.
Hiếm có căn bệnh nào khiến các nhà khoa học đau đầu như bệnh Parkinson. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, cũng như tìm ra thuốc ngăn chặn sự thoái hóa của các tế bào thần kinh một khi nó xuất hiện.
Tế bào thần kinh là tế bào phức tạp và tinh vi bậc nhất trong cơ thể con người, muốn nghiên cứu một thuốc tác dụng trên các tế bào này là điều vô cùng khó khăn. Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã tái hiện được sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh theo không gian 2 chiều. Đây là một bước tiến quan trọng tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu thuốc điều trị trên não cho bệnh nhân Parkinson, bởi nó cần thời gian quá dài, số lượng tế bào nuôi cấy được quá ít, chưa kể tới chi phí khổng lồ phải bỏ ra.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại hệ thống Y sinh trực thuộc đại học Luxembourg (LCSB) đã công bố một kỹ thuật mới – kỹ thuật nuôi cấy tế bào thần kinh theo không gian 3 chiều, đây được kỳ vọng là phát minh mang tính cách mạng để các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu và giải mã căn bệnh Parkinson.
• Đọc thêm: TPCN Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ làm tăng cao hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, giúp giảm triệu chứng run, co cứng và làm chậm lại tiến triển của bệnh.
Với kỹ thuật này, các nhà khoa học đã có thể nuôi cấy thành công các tế bào gốc từ tế bào da bình thường. Sau đó thêm vào chúng các yếu tố tăng trưởng phù hợp, để chuyển đổi bước tiếp theo thành các tế bào thần kinh.
Phát triển tế bào gốc thần kinh là hướng đi tiềm năng trong nghiên cứu điều trị bệnh Parkinson
Tiến sĩ Ronan Fleming – trưởng nhóm nghiên cứu LCSB và các cộng sự tin tưởng rằng, hệ thống này là một bước đột phá trong việc tìm kiếm các phương pháp trị liệu cho bệnh nhân Parkinson trong tương lai, bởi nó mô phỏng các điều kiện tự nhiên trong não một cách thực tế và chính xác nhất so với các phương pháp sẵn có hiện nay. Đặc biệt chi phí đầu tư cho hệ thống này không quá cao, phù hợp cho việc nhân rộng tại quy mô phòng thí nghiệm.
Ronan Fleming nói: "Trong quá trình phát triển thuốc điều trị bệnh Parkinson, hàng chục chất hóa học cần phải được thử nghiệm để xem xét hiệu quả. Với hệ thống nuôi cấy tế bào thần kinh 3D này, chúng tôi có thể thử nghiệm thuốc nhiều hơn so với các hệ thống nuôi cấy tế bào thông thường khác, mà chi phí giảm xuống chỉ còn khoảng một phần mười so với bình thường."
Thêm một lợi thế nữa là các phản ứng sinh học có thể được thực hiện với chính các tế bào gốc từ tế bào da của người bệnh Parkinson. "Đây là một bước quan trọng hướng tới việc phát triển thuốc điều trị trên từng cá nhân người bệnh", Fleming khẳng định. Bước tiếp theo, Fleming và cộng sự mong muốn kiểm tra các đáp ứng của nhiều loại thuốc điều trị Parkinson tiềm năng đang nghiên cứu, bằng cách tiến hành thử nghiệm ở trên chuột.
Hy vọng tương lai không xa, nhóm nghiên cứu sẽ tìm ra những loại thuốc thực sự hiệu quả cho căn bệnh Parkinson, giải tỏa nỗi lo lắng và khó khăn trong cuộc sống cho hàng triệu người bệnh trên khắp thế giới.
Theo nguồn: http://www.eurekalert.org