Giao tiếp luôn là khả năng quan trọng để truyền đạt ý muốn và thông qua đó duy trì các mối quan hệ trong xã hội. Nhiều biến chứng trong bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của người bệnh và gây khó khăn, bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Thấu hiểu và kiên nhẫn chăm sóc là cách tốt nhất để giúp đỡ người bệnh Parkinson yên tâm điều trị bệnh. Dưới đây là những khó khăn trong giao tiếp mà người bệnh Parkinson phải đối mặt.
Do tác động của bệnh lên hệ thần kinh mà làm thay đổi nhận thức ở người mắc Bệnh parkinson. Dẫn đến sự chậm chạp trong quá trình hiểu và đáp ứng lại bằng ngôn ngữ. Người bệnh lúc này chỉ hiểu và nhận thức được những câu nói ngắn gọn, đơn giản. Những thay đổi này làm người bệnh khó giao tiếp và đôi khi sẽ mặc cảm, tự ti với mọi người xung quanh, điều này càng làm quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn.
Chậm chạp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều dễ thấy ở người bệnh Parkinson
Không chỉ có vấn đề về nhận thức ngôn ngữ, những người mắc bệnh Parkinson có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt cử chỉ hoặc biểu lộ cảm xúc ra khuôn mặt. Giọng nói của người bệnh Parkinson cũng có thể thay đổi, vô hồn, vô cảm hoặc run, phát âm không rõ được từ. Kết hợp lại, sẽ làm người bệnh Parkinson rối loạn nhận thức trong cảm xúc đích, như hài hước, châm biếm hoặc mỉa mai.
TPCN Vương Lão Kiện – giải pháp an toàn từ thảo dược, giúp hỗ trợ điều trị cải thiện triệu chứng của bệnh Parkinson. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn.
Khoảng 90% người bệnh Parkinson sẽ gặp phải những thay đổi trong giọng nói hoặc khả năng phát âm ở một số giai đoạn trong quá trình bệnh. Dễ thấy nhất là giọng nói trở nên trầm hơn hoặc nghe có âm khan hơn người bình thường. Những thay đổi này làm người bệnh khi diễn đạt bằng lời nói sẽ kém chính xác. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do não bị tác động bởi bệnh Parkinson, làm ảnh hưởng đến vùng ngôn ngữ, âm thanh. Một ước tính khác, khoảng 10% người bệnh sẽ có hiện tượng nói lắp, nói ngập ngừng.
Những người bệnh Parkinson có thể gặp phải khó khăn khi giao tiếp hoặc đi bộ, vận động. Chỉ những câu nói đơn gỉan cũng làm người bệnh Parkinson phải cố gắng mới thực hiện được. Người bệnh gần như đầu hàng khi phải diễn đạt những câu phức tạp hoặc những công việc đòi hỏi sự khéo léo. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy dáng đi xiên vẹo của người bệnh Parkinson. Đây là những dấu hiệu ban đầu của việc thay đổi dáng đi, tư thế và loạn vận động.
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson, cần có kế hoạch điều trị theo từng giai đoạn bệnh. Mềm dẻo và nhẫn nại với người bệnh Parkinson là chìa khóa của việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để giúp người bệnh cải thiện khả năng giao tiếp:
Một kỹ thuật được nghiên cứu để tăng âm lượng giọng nói gọi là điều trị Lee Silverman (LSVT®). Đây là một chương trình tập luyện giọng nói giúp người bệnh Parkinson nói to, rõ ràng hơn và giúp nét mặt người bệnh phải biểu lộ cảm xúc. Liệu pháp này sẽ được tiến hành khoảng 4 lần/tháng trong vòng 1 tháng và buộc phải dưới sự giúp đỡ của chuyên gia có chuyên môn. Những người bệnh Parkinson có dấu hiệu thay đổi nhận thức nghiêm trọng có thể sẽ phải điều trị bằng phương pháp này.
Khi gặp khó khăn trong giao tiếp, người bệnh Parkinson thường được khuyên tập nói chuyện trước đám đông. Các bác sĩ khuyên nên để người bệnh luyện tập thường xuyên, dựa vào xu hướng tự nhiên gọi là hiệu ứng Lombard, người bệnh tự điều chỉnh nói to hơn khi đứng trước đông người.
Một vài trường hợp, người bệnh sẽ được mang thiết bị trợ thính hỗ trợ. Ví dụ như, khi buổi nói chuyện bắt đầu không ồn ào như mong đợi, thiết bị sẽ tạo các âm thanh kích hoạt xu hướng Lombard ở người bệnh Parkinson. Âm lượng giọng nói tăng thường xuyên sẽ giúp người bệnh quen dần và cải thiện giọng nói tốt hơn.
Tập nói trước đám đông giúp cải thiện khả năng giao tiếp ở người bệnh Parkinson
Dù đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ môi trường và người thân xung quanh, thì việc cải thiện bệnh hay không vẫn chủ yếu ở bản thân người bệnh. Người bệnh cần tự điều chỉnh tốc độ nói, luyện tập thường xuyên hơn để tăng tính liên tục và linh động trong nói năng. Một cách dễ dàng để điều chỉnh tốc độ, tập trung nói chậm và liên tục sẽ hiệu quả hơn. Hoặc có thể nói theo nhịp và đánh dấu nhịp bằng các thẻ tập nói, thiết kế cho người bệnh Parkinson.
Đơn giản hơn, một phương pháp dễ dàng để cải thiện khả năng giao tiếp người bệnh Parkinson là sử dụng thiết bị khuếch đại âm thanh. Thiết bị này bao gồm mic nhỏ gắn ở gần miệng người bệnh và bộ phận khuếch đại, điều chỉnh âm lượng. Điện thoại khuếch đại âm thanh là một hình thức đơn giản của thiết bị. Các thiết bị này rất hữu ích khi người bệnh Parkinson muốn giao tiếp ở khoảng cách xa.
Không phải hiếm gặp, có nhiều trường hợp người nghe không thể hiểu được người bệnh Parkinson đang muốn nói gì. Vấn đề này xảy ra là do rối loạn ngôn ngữ, thường gặp ở giai đoạn muộn của bệnh. Ngoài việc dùng thiết bị chuyên môn hỗ trợ, thì việc người bệnh Parkinson cần làm là suy nghĩ kỹ hoặc có thể ghi chép ra vào một mảnh giấy nhỏ trước khi nói.
Cuối cùng, không có một giải pháp nào hoàn hảo cho tất cả các khó khăn trong giao tiếp mà người bệnh Parkinson gặp phải. Điều quan trọng là bản thân người bệnh cần kiên trì, lạc quan đề điều trị tốt bệnh. Song song, sự hỗ trợ của gia đình về vật chất và cả tinh thần là điều không thể thiếu. Người bệnh Parkinson cần luôn nhớ rằng, luyện tập và đối thoại thường xuyên chính là chìa khóa đẩy bệnh tiến thoái.
Xem thêm:
- Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.
- Chữa bệnh parkinson bằng đông y
Nguồn tham khảo: http://www.pdf.org/