Điều trị bệnh Parkinson bằng ngôn ngữ trị liệu

A- A+

Điều trị bệnh Parkinson đòi hỏi tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, bên cạnh việc dùng thuốc một số phương pháp điều trị bổ sung khác giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Ngôn ngữ trị liệu (Speech Therapy) là một phương pháp quan trọng tập trung vào việc cải thiện khả năng nói và giao tiếp của người bệnh Parkinson, ngoài ra nó cũng giúp cải thiện triệu chứng khó nuốt, nghe ở người bệnh.

Tập tư thế trong giao tiếp

- Ngồi thoải mái trên ghế, mông chạm vào phần tựa lưng của ghế.

- Kéo vai và ngực ra phía sau; đồng thời giữ cho đầu ở tư thế thẳng đứng, mắt nhìn ngang.

- Giữ tư thế này và đếm khoảng 20 giây.

Việc duy trì tư thế thẳng giúp người bệnh nhìn trực tiếp vào người đối diện diện khi giao tiếp, điều này càng ý nghĩa vì người bệnh Parkinson thường có giọng nói nhỏ và tư thế thường cúi xuống gây khó khăn trong giao tiếp.

Các bài tập thở

Hít sâu và thở ra là điều rất quan trọng giúp người bệnh Parkinson cải thiện âm lượng của giọng nói và độ dài của câu nói.

- Hít một hơi sâu và thở ra dần dần, thực hiện 5 lần liên tục.

- Tập đi trong một lần hít sâu

Bài tập hít sâu giúp người bệnh Parkinson cải thiện âm lượng giọng nói

Bài tập hít sâu giúp người bệnh Parkinson cải thiện âm lượng giọng nói

- Hít một hơi sâu, sau đó nói to “Ah” kéo dài nhất có thể trong khoảng 10 giây, lặp lại 3 lần.

- Tiếp tục hít sâu và nói “Ah” khoảng 15 giây, lặp lại 2 lần.

Bạn có thể đổi sang một số từ khác và thực hiện tương tự như trên. Lưu ý bài tập này rất quan trọng trong việc giúp tăng thời gian thở ra, hãy thường xuyên duy trì bài tập này.

Xem thêm: Đinh Lăng - thảo dược quý giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh

Bài tập ngôn ngữ trị liệu nâng cao âm lượng giọng nói (độ to)

Người bệnh Parkinson cần luôn luôn ghi nhớ 2 điểm sau khi đang nói để giúp cải thiện âm lượng:

- Hít một hơi thật sâu trước khi nói chuyện

- Mở rộng miệng để cải thiện âm lượng

Dưới đây là một số bài tập thực hành giúp cải thiện âm lượng giọng nói:

- Nói “Ah” kéo dài khoảng 5 giây với âm lượng ở mức nhỏ

- Nói “Ah” kéo dài 5 giây nhưng tăng âm lượng lên mức trung bình

- Nói “Ah” kéo dài 5 giây và tăng âm lượng lên mức cao nhất có thể

Bạn có thể thực hành tương tự với một số từ thông dụng khác trong thực tế.

Nâng cao khả năng phát âm chính xác

Sau đây là một số lời khuyên giúp cải thiện khả năng phát âm chính xác:

- Nhìn thẳng vào người đang nói chuyện

- Nói chậm, rõ ràng, sử dụng các cụm từ ngắn và nói một hoặc hai cụm từ ngắn liên tiếp

- Nhấn mạnh bằng cách nói to và nhấn mạnh với các từ quan trọng.

- Nghỉ ngơi giữa các cuộc trò chuyện, vì mệt mỏi có thể ảnh hưởng đáng kể tới khả năng nói của bạn.

Bạn cũng nên thực hành phát âm một số từ gần giống nhau để cải thiện khả năng phát âm chính xác của mình.

Các bài tập cải thiện biểu hiện của khuôn mặt

Người bệnh Parkinson thường giảm biểu cảm ở nét mặt, người ta thường gọi là hiện tượng “đeo mặt nạ”. Để cải thiện tình trạng này, sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

Lưu ý: Mỗi động tác nên kéo dài khoảng 5 giây và lặp lại 5 lần.

Bài tập cho các cơ mặt:

- Nâng cao lông mày và mở to đôi mắt (thể hiện sự ngạc nhiên)

- Nhíu lông mày (cau mày – tức giận)

- Bĩu môi (thể hiện tâm trạng buồn)

- Mỉm cười rộng (vui vẻ, hạnh phúc)

Bài tập cơ mặt cho bệnh nhân Parkinson giúp cải thiện khả năng giao tiếp

Bài tập cơ mặt cho bệnh nhân Parkinson giúp cải thiện khả năng giao tiếp

Bài tập cho cơ môi:

- Đẩy không khí vào má trong khi môi vẫn đóng kín (miệng bạn giống như quả bóng)

- Nói “iii” và căng miệng càng nhiều càng tốt

- Nói “Ahh” và mở rộng miệng nhất có thể

- Nói “Ooo” với đôi môi như lúc huýt sáo

- Nói “Umm” và khép môi lại.

Bài tập cho lưỡi:

- Đưa lưỡi của bạn ra khỏi miệng

- Đưa lưỡi sang bên trái sau đó sang phải, sau đó đưa ra bên ngoài miệng của bạn

- Di chuyển lưỡi trong một vòng tròn bên bề mặt trong của môi theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

Bệnh nhân Parkinson nên duy trì và tập đều đặn các bài tập trên để có thể duy trì và cải thiện một số triệu chứng của bệnh như về ngôn ngữ và giọng nói, ngoài ra phương pháp ngôn ngữ trị liệu là biện pháp hữu hiệu giúp người bệnh cải thiện triệu chứng khó nuốt, nghẹn ở bệnh nhân Parkinson.

Tuy nhiên nếu khả năng nói của bạn vẫn không được rõ ràng, bạn có thể sử dụng một số mẹo sau đây:

- Viết những gì định nói lên các mảnh giấy

- Nếu khó khăn trong việc viết bạn có thể nhờ người thân viết những cụm cừ, những câu nói thông dụng, sau đó khi cần bạn có thể sử dụng chúng mà không cần phát âm.

- Một cách khác bạn cũng có thể dùng một chiếc còi, bất cứ khi nào có yêu cầu gì bạn có thể báo động cho người thân xung quanh biết.

Lê Huy
Theo: www.parkinsonsocietyindia.com 

Chia-se-benh-nhan-chua-Parkinson