Chữa bệnh run tay bằng châm cứu, bấm huyệt có hiệu quả không?

A- A+

Châm cứu, bấm huyệt là các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền đã và đang được ứng dụng từ hàng ngàn năm qua. Trước kia, khi chưa có cách chữa từ Tây y, Đông y với các bài thuốc từ cây cỏ hoa lá, kết hợp với xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu. Ngày nay, những ứng dụng này vẫn được phát triển trong việc điều trị các bệnh gây ra biểu hiện run tay.

Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây run theo Y học cổ truyền, ứng dụng Y học cổ truyền điều trị bệnh và biết thêm một số huyệt mà bạn có thể tự bấm tại nhà để làm giảm run.

 Kết hợp Đông Tây y đúng cách giúp nâng cao hiệu quả trong việc chữa trị chứng run tay

Kết hợp Đông Tây y đúng cách giúp nâng cao hiệu quả trong việc chữa trị chứng run tay

Run tay là những cử động bất thường của cơ thể, có thể xuất hiện ở ngón tay, hoặc bàn tay. Đây có thể là biểu hiện xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau do tổn thương hoặc rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, nhưng cũng có thể là run do tâm sinh lý bình thường của cơ thể. Khi đã có biểu hiện run giật, tốt nhất người bệnh cần sắp xếp thời gian tới các bệnh viện kiểm tra cẩn thận để sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp.

Châm cứu, bấm huyệt là gì?

Trong Y học  cổ truyền, huyệt đạo là nơi giao nhau của các dòng khí huyết trong cơ thể. Châm cứu là việc sử dụng các kim nhỏ đâm qua da đến các huyệt đạo, còn với bấm huyệt là sử dụng lực của tay để tác động đến huyệt đạo. Mục đích của việc này là nhằm khơi thông dòng khí huyết đang bị gián đoạn, đây được xem là nguyên nhân gây ra các bệnh theo Y học cổ truyền.

Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, biểu hiện bệnh theo chẩn đoán của Y học cổ truyền mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các huyệt đạo khác nhau. Đồng thời mức độ khi đâm qua da hoặc khi bấm huyệt khác nhau cũng mang lại các kết quả không giống nhau.

Biểu hiện run tay theo quan niệm của Y học cổ truyền

Theo chuyên gia Y học cổ truyền Đậu Xuân Cảnh: “Khái niệm run tay chân được mô tả trong chứng mao mọc, chứng rung lắc, bản chất do suy nhược cơ thể, khí huyết hư, đặc biệt can huyết hư, thận âm hư, hoạt động bất thường của sự giận dữ quá, trạng thái tỉnh trí... gây ra tình trạng rung, giật tay chân. Bao trùm tất cả, Đông y xếp đó là chứng hư, cơ thể suy nhược.”

Chính vì lý do đó mà đã từ lâu, các bác sĩ Y học cổ truyền sử dụng một số huyệt có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, lợi gân cơ, thông kinh hoạt huyết, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não và tay chân phòng trị run tay.

Hiệu quả của châm cứu, bấm huyệt với bệnh run tay

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Arizona (Mỹ) cho biết, châm cứu mang lại nhiều lợi ích thiết thực để giảm run do Parkinson. Cụ thể sau 3 tuần điều trị Parkinson bằng cách châm cứu, người bệnh đã cải thiện khả năng thăng bằng lên đến 31%, tăng 10% tốc độ di chuyển và 5% chiều dài của sải chân.

Kết luận của nhóm nghiên cứu cho thấy, kết hợp thêm châm cứu với các phương pháp điều trị Parkinson có thể giúp cải thiện triệu chứng rối loạn thăng bằng và tăng khả năng di chuyển cho người bệnh Parkinson. Đặc biệt châm cứu còn không có tác dụng phụ.

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của châm cứu hay là xoa bóp, bấm huyệt giúp làm giảm run, thế nhưng tại nhiều bệnh viện các bác sĩ Tây y thường kết hợp thêm bác sĩ Đông y để giúp nâng cao hiệu quả trong việc điều trị, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

6 huyệt cơ bản phòng trị chứng run tay

Báo sức khỏe đời sống, số 679 có bài đăng của Lương y Minh Phúc, lương y chia sẻ 6 huyệt đạo mà người bị bệnh run tay có thể tự xoa bóp hoặc bấm huyệt tại nhà như sau:

Huyệt hợp Cốc

Vị trí trung điểm xương bàn tay ngón hay. Tác dụng: Thông kinh lạc, tăng cường máu lên não và ra tay chân.

Đây là huyệt khá nhạy cảm, khi đã xác định đúng huyệt, chỉ cần bấm nhẹ đã có cảm giác tức nặng hoặc tê toàn bộ vùng tay còn lại.

 Huyệt hợp Cốc.jpg

Huyệt dương lăng tuyền

Vị trí dưới đầu gối 1 thốn dưới trước bờ trên xương mác. Tác dụng: Thư cân mạch, mạnh gân cốt.

 Huyệt dương lăng tuyền.jpg

Huyện khúc trì

Vị trí ngoài khuỷu tay, co bàn tay vào ngực, huyệt ở nếp gấp đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay. Tác dụng: Sơ tà nhiệt, lợi gân cơ, hòa vinh dưỡng huyết, khu phong.

 Huyện khúc trì.jpg

Huyệt phong trì

Phía sau tai, chỗ hỏm chân tóc. Tác dụng thanh ca hỏa, thông lợi cơ khớp.

Huyệt phong trì.jpg

Huyệt bách hội

Vị trí ở đỉnh đầu, hội huyệt các kinh dương. Tác dụng suy nhược thần kinh, thăng dương, tăng cường máu lên não và chân tay.

 Huyệt bạch hội.jpg

Huyệt bát tà

Vị trí chính giữa kẽ của 10 ngón tay nơi có lằn chỉ, nơi tiếp giáp da mu và da bàn tay. Tác dụng: Tê run các ngón tay, liệt các ngón do trúng phong.

 Huyệt bát tà.jpg

Lời khuyên cho người bệnh run tay

Người bệnh không nên phụ thuộc vào chỉ một phương pháp điều trị bệnh run tay mà cần phối hợp nhiều cách khác nhau để nâng cao hiệu quả giảm run. Đặc biệt Tây y vẫn là nền tảng chính trong điều trị. Chỉ trường hợp dùng Tây y mà không có hiệu quả hoặc hiệu quả không đạt như mong muốn, bạn mời cần đến các cơ sở Đông y để điều trị.

Với phương pháp xoa bóp và bấm huyệt, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mỗi ngày nếu muốn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở điều trị chuyên về Đông y để được các lương y thao tác chính xác hơn.

Xem thêm các thông tin hữu ích:

Siêu thực phẩm giúp giảm run tay

5 bài tập giúp giảm run hiệu quả

- Hướng dẫn cách chữa run tay bằng Đông y vừa an toàn lại hiệu quả

Ngoài phương pháp kể trên, các phương pháp dưỡng sinh không dùng thuốc là lối sống, dinh dưỡng cũng đặt biệt quan trọng. Người bệnh nên cố gắng giảm tải stress, hạn chế thức khuya, không dùng các chất kích thích. Trong chế độ ăn cần đa dạng các nhóm thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều các thực phẩm dưỡng não như rau củ quả, cá biển, các loại quả hạch, trái cây tươi.