Nên làm gì khi mới phát hiện bệnh parkinson

A- A+

“Những ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời là ngày tôi được chẩn đoán bệnh Parkinson.  Còn ngày tốt nhất là khi tôi hiểu rằng tôi có thể làm một việc gì đó đối với bệnh Parkinson. Những hiểu biết về cách đối phó với bệnh Parkinson đã tạo cho tôi cảm giác có thể  kiểm soát được cuộc sống của mình và có thêm năng lượng sống"-- đó là chia sẻ của ông Phyllis ( 63 tuổi) sau 5 năm năm chẩn đoán bệnh Parkinson.

Nếu bạn hoặc người thân của mình mới được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson (PD), bạn sẽ trải qua nhiều cảm xúc, có nhiều mối quan tâm và nhiều câu hỏi cần được giải đáp.

Bệnh Parkinson có đáng sợ?

Bệnh Parkinson xảy ra do sự thiếu hụt một chất dẫn truyền thần kinh trong não là Dopamine. Chất này có vai trò quan trọng trong việc điều khiển, phối hợp vận động, giữ thăng băng và co cơ của cơ thể. Do đó thiếu hụt chất này có thể khiến người bệnh gặp phải các rối loạn vận động, mất kiểm soát hoạt động bản thân, chân tay run rẩy, khó cầm nắm, miệng lập cập... gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày của họ.

Người bệnh Parkinson thường có cảm xúc tiêu cực khi mới chẩn đoán bệnh

Người bệnh Parkinson thường có cảm xúc tiêu cực khi mới chẩn đoán bệnh

Đại đa số, khi người mới biết mình mắc bệnh Parkinson đều rơi vào tâm trạng tồi tệ, cảm thấy bế tắc. Nếu bạn có người thân mắc chứng bệnh này, hãy nhớ ở bên cạnh và giúp họ vượt qua những cảm xúc đó bằng cách cung cấp cho họ những kiến thức về bệnh; nói cho họ biết họ không hề cô đơn. Vì trên thế giới có đến 10 triệu người và có khoảng 1 triệu người ở Mỹ cũng đang chung sống với bệnh này. Để chung sống hòa bình với Parkinson điều cần làm là bản thân người bệnh và gia đình của họ cần hiểu về bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Những chẩn đoán ban đầu chỉ là thách thức khởi điểm mà người bệnh phải đối mặt, họ cần sẵn sàng tâm lý để đón nhận những trở ngại phía sau nữa.

Làm thế nào đối phó với cảm xúc tiêu cực khi mới được chẩn đoán bệnh Parkinson

Ông Phyllis cũng như nhiều người bệnh khác chia sẻ, họ đã trải qua hàng tá cảm xúc như sốc, giận dữ, trầm cảm, thất vọng khi biết mình mắc phải bệnh Parkinson; nhất là khi họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Nhưng dần dần, sau khi ổn định tâm lý và có mọi người bên cạnh, ông hoàn toàn có thể thích nghi với cuộc sống hằng ngày.

Việc làm tích cực nhất của người bệnh sau khi chẩn đoán bệnh Parkinson là cần thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, khó khăn và yêu cầu trợ giúp với người thân hoặc bạn bè của mình. Đồng thời, họ cũng nên đi tái khám định kỳ để chủ động nắm bắt tình trạng bệnh. Tuân thủ y lệnh của bác sỹ và xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học là cách bạn vượt qua Parkinson một cách dễ dàng nhất.

Tại Việt Nam, người bệnh cũng có thể gọi điện đến Đường dây nóng 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để nhận được tư vấn của các Dược sỹ và biết thêm thông tin, cách làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện chức năng vận động từ các giải pháp hỗ trợ điều trị Parkinson.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi Parkinson nhưng người bệnh hãy tin tưởng vào phác đồ điều trị thích hợp của bác sỹ kết hợp phương pháp không dùng thuốc, mọi triệu chứng của bệnh đều được đẩy lùi. Điều quan trọng, là bạn cần giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, yêu cuộc sống, các biểu hiện khó chịu của Parkinson ắt sẽ tự rút lui.

Thu Hương
Trích nguồn: http://www.pdf.org

XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ