Phương pháp đơn giản cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson

A- A+

Bệnh Parkinson đang ảnh hưởng đến chất lượng sống của khoảng 6 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm mà chỉ có các thuốc giúp cải thiện triệu chứng. Do vậy, luyện tập, duy trì trọng lượng cơ thể là những biện pháp an toàn, đơn giản, dễ thực hiện giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh Parkinson nếu luyện tập đều đặn 150 phút/tuần

Bệnh Parkinson thường gặp ở tuổi trên 50 với các biểu hiện triệu chứng như run rẩy, cứng chân tay, chậm chuyển động, dần mất cân bằng. Các triệu chứng ngày càng biểu hiện rõ rệt hơn theo tiến triển bệnh và gây trở ngại đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí y học của Viện Hàn Lâm Thần kinh học Mỹ: “Đi bộ nhanh hay luyện tập aerobic là một biện pháp an toàn và dễ dàng giúp cái thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh Parkinson” (Tiến sĩ Ergun Y.Uc – tác giả của nghiên cứu).

Cải thiện triệu chứng Parkinson bằng cách tập luyện mỗi tuần

Cải thiện triệu chứng Parkinson bằng cách tập luyện mỗi tuần

Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân Parkinson, ở độ tuổi 50 – 80. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu được yêu cầu luyện tập với cường độ vừa phải các bài tập aerobic hay đi bộ nhanh (với vận tốc 4,6km/h). Duy trì luyện tập liên tục và đều đặn 45 phút một lần (một buổi trong ngày), 3 lần trong tuần và kéo dài trong 6 tháng. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra nhịp tim khi luyện tập, trí nhớ, chức năng hô hấp, cảm xúc và khả năng suy nghĩ.

Xem thêm:

TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm các chứng run
Thiên ma - Câu đằng vị thuốc quý trong điều trị bệnh run

Đi bộ nhanh hay luyện tập aerobic có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh Parkinson:

Chức năng vận động, cảm xúc: cải thiện 15%

Kiểm soát sự chú ý hoặc phản ứng: cải thiện 14%

Mệt mỏi: giảm 11%

Dáng đi: tăng 7%

Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu sâu và dài hạn hơn để xác nhận kết quả trên, đồng thời kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng. Tiến sĩ Ergun Y.Uc cũng khuyến cáo rằng: “Những bệnh nhân Parkinson ở mức độ nhẹ đến trung bình và chưa xuất hiện triệu chứng suy giảm trí nhớ, có thể đi bộ một cách độc lập an toàn không cần sự hỗ trợ của khung tập hay gậy có thể thực hiện luyện tập thể dục theo các hướng dẫn dành cho người khỏe mạnh với cường độ vừa phải, liên tục và đều đặn 150 phút mỗi tuần”.

Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống bệnh nhân Parkinson?

Bệnh Parkinson gây ra những rối loạn về cảm giác, cảm xúc và hệ tiêu hóa, dẫn đến suy giảm trọng lượng cơ thể người bệnh; tình trạng này tăng dần theo tiến triển bệnh, độ tuổi. Bệnh nhân Parkinson giảm dần cảm giác về mùi vị, hương vị đồng thời mất sự hứng thú với việc ăn uống, do đó người bệnh không coi trọng bữa ăn, giảm ăn, ăn không đúng bữa, bỏ bữa. Bên cạnh đó, rối loạn hệ tiêu hóa làm giảm khả năng nuốt, tăng tiết nước bọt khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc ăn uống; giảm nhu động ruột – dạ dày làm thức ăn chậm tiêu hóa, gây táo bón; rối loạn hấp thu ruột làm giảm hấp thu dinh dưỡng. Người bệnh không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến gầy sút và thiếu năng lượng hoạt động cho các tế bào, làm trầm trọng thêm các rối loạn, triệu chứng bệnh.

Parkinson có thể gây chán ăn ở người bệnh

Parkinson có thể gây chán ăn ở người bệnh

Theo các nhà nghiên cứu, sau một đợt điều trị kích thích não sâu, các tình trạng rối loạn được cải thiện. Bệnh nhân cảm thấy vui vẻ, có hứng thú với việc ăn uống, giảm rối loạn tiêu hóa và tăng trọng lượng đáng kể, có thể tăng đến 10kg. Tuy nhiên, tăng trọng lượng sẽ khiến cơ thể người bệnh nặng nề hơn, gây khó khăn khi vận động.

Trọng lượng cơ thể thay đổi (tăng hay giảm) làm nặng hơn các triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Gia đình cần có chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng của bệnh nhân: Duy trì thời gian các bữa ăn, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý; khẩu phần ăn giảm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, tăng cường rau xanh, chất xơ, thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe, trà đặc, thuốc lá. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần được cải thiện tâm lý, cảm xúc; gia đình nên thường xuyên chia sẻ, động viên tinh thần, tạo niềm vui và sự thoải mái cho người bệnh.

Luyện tập thường xuyên và duy trì cân nặng sẽ giúp cải thiện vận động, nhận thức và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Ds. Minh Phương
http://www.medicalnewstoday.co

Chia-se-benh-nhan-chua-Parkinson

Danh sách bình luận
  • PHẠM HƯƠNG
    PHẠM HƯƠNG
    22:20 12/03/2016
    Cám ơn bài viết của bạn.
    bạn có biết bài tập aerobic nào cho bệnh nhân parkinson có sẵn trên youtobe ko?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:07 13/03/2016
      Chào bạn
      Bạn có thể tập luyện theo video hướng dẫn dưới đây. Thời gian tập mỗi ngày bạn nên chia đều khoảng 40 phút mỗi ngày, chia 2 lần buổi sáng và buổi chiều tối.
      www.youtube.com/watch?v=JW9iXay1_Ig
      Cùng với việc luyện tập bạn vẫn cần dùng thuốc tây đúng liều theo chỉ định bác sỹ. Mặc dù thuốc tây nếu uống nhiều sẽ có tác dụng phụ, nhưng bạn không được phép bỏ thuốc. Thay vào đó, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, bạn có thể dùng thêm TPCN Vương Lão Kiện, với thành phần từ thảo dược không chỉ hạn chế tác dụng phụ của thuốc mà còn giúp an thần, trấn tĩnh, làm mềm cơ giảm run.
      Chúc bạn sức khỏe!
      Thân.