Thiết bị kích thích não cho người Parkinson và run vô căn

A- A+

Theo thông cáo báo chí từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), ngày 12/06/2015 vừa qua, FDA đã thông qua và đồng ý cho phép cấy ghép một hệ thống thiết bị kích thích não bộ nhằm hỗ trợ vận động như đi lại, giữ thăng bằng và làm giảm chứng run cho những người bệnh Parkinson, run vô căn.

Hỗ trợ điều trị Parkinson và run vô căn nhờ thiết bị kích thích não bộ

Parkinsonrun vô căn là những chứng bệnh liên quan đến sự rối loạn vận động thường gặp trong xã hội hiện nay. Theo Viện Sức khỏe Quốc gia, ước tính mỗi năm có khoảng 50.000 người được chẩn đoán mắc bệnh parkinson tại Mỹ và khoảng 1 triệu người có nguy cơ mắc bệnh này. Những rối loạn thần kinh xuất hiện điển hình ở người bệnh trên 60 tuổi, khi mà các tế bào não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh Dopamine bắt đầu bị suy yếu hoặc chết dần đi.

Dopamine giúp truyền tín hiệu thần kinh giữa các khu vực của não bộ, những nơi có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vận động bình thường của cơ thể như đi lại, cầm nắm, viết chữ, ăn uống,… Cơ thể thiếu hụt Dopamine cũng đồng nghĩa với sự rối loạn dẫn truyền thần kinh ở các tổ chức cơ và gây ra các triệu chứng điển hình như run, co cơ, cứng khớp,… Ở thời kỳ đầu, bệnh Parkinson thường xuất hiện với các triệu chứng run, co cứng, giảm vận động ở một bên cơ thể. Dần dần, các triệu chứng lan rộng cả hai bên cơ thể và không đáp ứng với thuốc điều trị. Người bệnh ở giai đoạn cuối thường đối mặt với các triệu chứng như run cánh tay, bàn tay, cứng cơ, mất thăng bằng cơ thể, đứng không vững, không thể đi lại và thực hiện các hoạt động thường ngày.

Bên cạnh Parkinson, thì run vô căn cũng đang ngày càng trẻ hóa, đây là chứng bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất ở ngón tay, bàn tay và thường tiến triển một cách từ từ. Ngoài ra, người bị run vô căn còn khó cử động ở vùng đầu, thanh quản, lưỡi, chân và toàn thân. Hiện nay, hầu hết các trường hợp đều chưa xác định được nguyên nhân, số còn lại thường liên quan đến  gen di truyền.

 Điều trị hiệu quả Parkinson và run vô căn từ thiết bị cấy ghép kích thích não bộ

 Điều trị hiệu quả Parkinson và run vô căn từ thiết bị cấy ghép kích thích não bộ

Mới đây, FDA đã phê chuẩn một hệ thống thiết bị có tên là Brio Neurostimulation System (BNS), thiết bị này được cấy ghép vào cơ thể để kích thích não bộ nhằm cải thiện tình trạng run, mất cân bằng, khó di chuyển khi người bệnh Parkinson và run vô căn sử dụng thuốc không hiệu quả. Tiến sĩ William Maisel, giám đốc thường trực phòng giám định Thiết bị y tế và phóng xạ của Trung tâm FDA cho biết: “Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson và run vô căn, nhưng việc tìm kiếm những cách tốt hơn để quản lý các triệu chứng là việc làm rất cần thiết cho mọi bệnh nhân. Thiết bị BNS ra đời có thể được coi là một trong những giải pháp mới để giúp đỡ những người sống chung với bệnh Parkinson và  run vô căn, nhờ đó mà họ có thể tận hưởng cuộc sống một cách tốt hơn, hiệu quả hơn.

Hệ thống Brio Neurostimulation sử dụng nguồn năng lượng tạo ra từ một máy phát xung điện chạy bằng pin (kích thước 1.9in x 2.1in x 0.4in) được cấy dưới da ở vùng ngực. Dây nối được gắn với các điện cực đặt theo từng địa điểm cụ thể trong não bộ của người bệnh điều trị bệnh Parkinson hay run vô căn. Thiết bị này liên tục phát xung điện với cường độ thấp hướng đến những khu vực mục tiêu trong não bộ. Các nhà khoa học sẽ điều chỉnh máy phát sao cho tối ưu hóa hiệu lực của hệ thống BNS này.

Bằng chứng lâm sàng về sự cải thiện chứng run sau khi gắn thiết bị BNS

Để chứng minh hiệu quả và đảm bảo an toàn cho thiết bị, các nhà khoa học đã thực hiện 2 nhóm nghiên cứu lâm sàng. Một nghiên cứu được tiến hành trên 136 người bệnh Parkinson và một nghiên cứu tiến hành trên 127 người run tay vô căn. Trong cả hai nghiên cứu, đối tượng đều là người bệnh có các triệu chứng run và không đáp ứng với thuốc điều trị.

BNS dùng để thay thế hoàn toàn thuốc điều trị bệnh parkinson và run vô căn nặng. Khi sử dụng thiết bị, người bệnh không cần đến bất cứ loại thuốc gì. Các nhà khoa học sẽ cấy hệ thống BNS vào tất cả các bệnh nhân sau đó họ đánh giá hiệu lực kiểm soát ở người bệnh Parkinson trong vòng 3 tháng và người bệnh run vô căn trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy, đều có sự cải thiện rõ rệt ở cả hai nhóm bệnh nhân sau khi cấy thiết bị so với trước đây.

Hình ảnh thiết bị BNS được cấy trong cơ thể người

Hình ảnh thiết bị BNS được cấy trong cơ thể người

Tuy nhiên cần phải lưu ý, BNS nếu không được thực hiện cẩn thận, có thể gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết nội sọ dẫn đến đột quỵ hay tử vong. Ngoài ra người bệnh có thể bị nhiễm trùng và trật khớp khi gắn thiết bị dưới da, thiết bị có thể hỏng hoặc mất tín hiệu trong quá trình sử dụng.

Cho đến nay, BNS là thiết bị thứ 2 được FDA chấp nhận cho cấy ghép ở người bệnh Parkinson và run vô căn. Thiết bị đầu tiên là Medtronic’s Activa Deep Brain Stimulation Therapy System được chấp nhận vào năm 1997 giúp cải thiện chứng run ở người bệnh run vô căn. Đến năm 2002, nó được chỉ định mở rộng đối tượng điều trị ở bệnh nhân Parkinson. Thiết bị này hiện tại chưa có ở Việt Nam, hy vọng trong vài năm tới, nó sẽ được nhập khẩu đẻ thêm một lựa chọn điều trị cho người bệnh Parkinson và run vô căn.

FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, cơ quan này chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chung cho cả cộng đồng. Có thể nói, thông tin FDA phê chuẩn BNS có thể thực hiện ở người bị Parkinson và run vô căn đã mở ra một hi vọng mới cho những người bệnh, giúp họ chung sống hòa bình với căn bệnh bất trị này.

Xem thêm:

Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.

Chữa bệnh parkinson bằng đông y

Trích nguồn: http://www.fda.gov