Thuốc chữa bệnh Parkinson & Những lưu ý khi sử dụng

A- A+

Đối với người bệnh Parkinson, việc điều trị bằng thuốc là bắt buộc, khó có thể thay thế. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc chữa bệnh Parkinson không phải ở giai đoạn nào cũng giống nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ, triệu chứng và các bệnh mắc kèm. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số nhóm thuốc trị bệnh Parkinson ở Việt Nam và một vài lưu ý trong cách sử dụng.

 Hướng dẫn cách dùng thuốc chữa bệnh Parkinson hiệu quả, tránh tác dụng phụ

Hướng dẫn cách dùng thuốc chữa bệnh Parkinson hiệu quả, tránh tác dụng phụ

Nguyên tắc chung khi uống thuốc chữa bệnh Parkinson

Một khi đã được chỉ định dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson có nghĩa là cần dùng cả đời, đặt dưới sự theo dõi sát sao của thầy thuốc và sự hợp tác chặt chẽ của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc bất di bất dịch bạn cần ghi nhớ:

  • - Sử dụng thuốc chữa Parkinson cần cả đời.
  • - Thuốc chỉ dùng khi các triệu chứng rõ rệt, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • - Dùng thuốc sao cho người bệnh có thể đủ để sinh hoạt hàng ngày chứ không điều trị hết hẳn hoàn toàn triệu chứng. Lý do bởi vì bệnh sẽ tiến triển nặng dần, nếu dùng liều cao thì sau này sẽ không đủ khoảng liều để tăng thêm. Càng tăng liều nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn.
  • - Khi có các phản ứng phụ của thuốc, cần thông báo với bác sĩ. Bác sĩ chính là người cân nhắc giữa lợi ích của thuốc mang lại để cải thiện triệu chứng và tác dụng ngoại ý. Từ đó quyết định bạn có tiếp tục dùng thuốc đó nữa hay không.
  • - Đảm bảo nguyên tắc 3 không. Không sử dụng đơn thuốc của người khác dùng cho mình. Không tự ý bỏ liều thuốc. Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc điều trị.

Các nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson thường dùng tại Việt Nam

Mục tiêu khi các thuốc điều trị Parkinson là giúp cải thiện triệu chứng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, ngăn bệnh tiến triển và hạn chế tối đa biến chứng. Để đạt hiệu quả này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

Levodopa - Thuốc bổ sung trực tiếp sự thiếu hụt dopamin

Levodopa là một tiền chất của dopamin được biết đến với nhiều tên thương mại khác nhau như (Madopar, Sinemet, Modopa, Kinson, Stalevo…)

Do dopamin không đi qua được hàng rào máu não và bị phân hủy tại đường ruột nên Levodopa trở thành sự lựa chọn số một trong điều trị Parkinson do đi qua được hàng rào máu não và không bị phân hủy.

Mặc dù được coi là "tiêu chuẩn vàng" trị Parkinson, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng khoảng 3 - 5 năm, người bệnh sẽ bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc chữa bệnh Parkinson Levodopa với liều thấp nhất có thể, sau đó tăng dần liều cho đến khi người bệnh có đáp ứng tốt và duy trì.

Sử dụng Levodopa có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, choáng váng, chán ăn, buồn nôn, tâm trạng bị kích động, ra nhiều mồ hôi, hạ huyết áp, rối loạn giấc ngủ… Để hạn chế các tác dụng phụ này, nên cố gắng duy trì liều thấp nhất trong thời gian dài, không tự ý tăng liều.

Levodopa chỉ có hiệu quả với cơ thể khoảng 4 tiếng. Vì vậy khuyến cáo bạn nên chia nhỏ liều để thuốc duy trì tác dụng. 1 ngày có thể chia liều Levodopa ít nhất thành 3 - 4 lần.

Sử dụng thuốc tránh xa sau bữa ăn có chứa nhiều chất đạm vì sẽ làm giảm hấp thu của Levodopa. Bạn có thể uống thuốc khi đói, nhưng nên ăn 1- 2 bánh ngọt để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Năm 2017, cục Quản lý thực phẩm và dược Hoa Kỳ FDA cũng đã chấp thuận Xadago - thuốc mới nhất chữa bệnh Parkinson lưu hành trên thị trường. Thuốc được sử dụng bổ sung cho những trường hợp dùng Levodopa đã giảm hoặc kém hiệu quả. Tìm hiểu thêm về loại thuốc này TẠI ĐÂY.

 Madopar là tên thương mại phổ biến của hoạt chất Levodopa

Madopar là tên thương mại phổ biến của hoạt chất Levodopa

Các chất chủ vận dopamin

Thuốc hoạt động bằng cách kích thích trực tiếp trụ thể tiết dopamin nhưng hiệu quả giảm triệu chứng không bằng Levodopa. Thuốc thường được sử dụng đơn độc trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson hoặc kết hợp dùng Levodopa.

Một số thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng phổ biến bao gồm: Pergolide (Permax), Bromocriptine (Parlodel), Pramiprexole (Mirapex) và Ropinirole (Requip)…

Tất cả các thuốc chữa bệnh Parkinson nhóm chủ vận dopamin đều có thể gây ra phản ứng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đầy trướng bụng… Các rối loạn này không nghiêm trọng, có thể hết sau khi được điều chỉnh liều dùng. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như lú lẫn, dễ bị kích động sẽ hết sau khi ngừng sử dụng.

Chất ức chế MAO-B (monoamine oxidase type B)

MAO-B (monoamine oxidase type B) là một enzyme tự nhiên có vai trò phân giải và làm mất hoạt tính của dopamin. Vì vậy, các chất ức chế MAO-B giúp kéo dài tác dụng của dopamin và các tiền chất của nó.

Các chất ức chế MAO-B được dùng phổ biến để giảm run cho người bệnh Parkinson đó là: Selegilin (Eldepryl) và Rasagiline (Azilect). Trên thực tế các chất ức chế MAO - B thường được sử dụng phối hợp với Levodopa để kéo dài thời gian tác dụng của thuốc này.

Cần lưu ý rằng các chất ức chế MAO - B có thể tương tác với một số loại thuốc khác (thuốc chống trầm cảm fluoxetine hay thuốc an thần Meperidine…). Do đó, cần thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc mà bạn đang dùng.

Chất ức chế COMT

Nhóm chất ức chế COMT bao gồm những hoạt chất ức chế một loại men làm bất hoạt dopamin, từ đó làm ngăn chặn các sự cố gây ngừng hoạt động của dopamine trong não. Thuốc chỉ có hiệu quả khi dùng chung với nhóm Levodopa.

Các chất ức chế COMT phổ biến nhất là Tolcapone (Tasmar) và Entacapone (Comtan), đặc biệt hữu ích cho những người bị co cứng cơ do Parkinson.

Có khoảng 5 - 19% số người dùng chất ức chế COMT bị tiêu chảy và phải ngừng thuốc. Ngoài ra, Tolcapone có thể gây tổn thương gan. Vì vậy người bệnh cần phải liên tục theo dõi chức năng gan trong quá trình sử dụng Tolcapone ít nhất 2 tuần/lần.

Thuốc kháng cholinergic

Những thuốc kháng cholinergic được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm Benztropine (Cogentin), Biperiden (Akineton), Trihexyphenidyl (Artane)…

Trước khi Levodopa được phát hiện, các thuốc thuộc nhóm kháng cholinergic là lựa chọn chủ yếu cho người bệnh Parkinson.

Các thuốc thuộc nhóm này giúp khôi phục lại sự cân bằng acetylcholine - dopamine từ đó cải thiện triệu chứng run, cứng đờ nhưng không thể làm giảm các triệu chứng chậm vận động.

Một số tác dụng phụ do nhóm thuốc này gây ra bao gồm: khô miệng; táo bón; mờ mắt; suy giảm trí nhớ; chóng mặt... Ở những người cao tuổi, tác dụng phụ rõ rệt nhất do nhóm thuốc này gây ra là nhầm lẫn. Các bác sĩ thường rất ít khi kê nhóm này cho người già, nhất là người bị rối loạn trí nhó, tăng nhãn áp hoặc mắc u tuyến tiền liệt.

Amantadine

Amantadine là thuốc kháng virus giúp làm tăng tác dụng của dopamin trong não, cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson và các chứng rối loạn vận động do Levodopa gây ra. Tác dụng tối đa của xuất hiện sau vài ngày nhưng lại giảm dần sau 6 - 8 tháng sử dụng liên tục.

Hiện nay, nhóm thuốc này ít khi được sử dụng do có quá nhiều tác dụng phụ bao gồm khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ và lú lẫn…

Bài thuốc nam chữa bệnh Parkinson hiệu quả cao

Bệnh Parkinson theo y học cổ truyền có nguyên nhân là do khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt. Vì vậy điều trị bệnh Parkinson bằng Đông y cần khai uất dưỡng huyết, hóa đàm thông lạc, hư thực kiêm cố.

Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh – Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam thì trong điều trị bệnh Parkinson cả Đông hay Tây y đều có những lý luận riêng. Và y học Việt Nam nên đi bằng cả hai chân, có nghĩa là vừa sử dụng y học hiện đại, nhưng vẫn luôn bảo tồn giá trị của y học cổ truyền.

Nói đến lý luận chữa bệnh của Y học cổ truyền, Gs Hinh cũng nhấn mạnh vai trò của bài thuốc nam chữa bệnh Parkinson từ Thiên ma, Câu đằng. Hai thảo dược quý này luôn có mặt trong tất cả bài thuốc sơ khai chữa bệnh Parkinson theo nguyên lý cổ truyền. Theo y học hiện đại, có rất nhiều hoạt chất sinh học thiên nhiên tìm thấy trong Thiên ma, Câu đằng có tác dụng:

  • Đóng vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng trong tế bào thần kinh, giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa, lão hóa não ở người Parkinson.
  • Ức chế men phân hủy Dopamine, nhờ đó gián tiếp làm tăng nồng độ Dopamine trong não.

Bạn có thể tìm hiểu lý do dùng thuốc nam chữa bệnh Parkinson luôn mang hiệu quả cao trong bài viết: Tại sao chữa bệnh Parkinson bằng Đông y hiệu quả cao?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh Parkinson, bạn cũng cần có một chế độ ăn lành mạnh. Ngoài ra, các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… cũng giúp bạn cải thiện khả năng thăng bằng, thư giãn đầu óc. Cuối cùng, đừng bỏ qua các thông tin dưới đây để góp phần chữa bệnh hiệu quả.

- Bệnh parkinson có nguy hiểm không? 

- Bệnh parkinson giai đoạn cuối và cách chữa trị

- Chia sẻ kinh nghiệm trị Parkinson bằng Đông dược từ người trong cuộc

Dược sĩ Thu Trang

Nguồnhttps://www.parkinsons.org.uk/information-and-support/drug-treatments