Bệnh parkinson có nguy hiểm không? Cách điều trị ngăn biến chứng

A- A+

Khi mới được chẩn đoán Parkinson hoặc có người thân mắc căn bệnh này, chắc hẳn bạn rất băn khoăn “bệnh Parkinson có nguy hiểm không?”. Hãy cùng chuyên gia của runchantay.com đi tìm lời giải cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Parkinson-khien-nhieu-nguoi-lo-lang-lieu-benh-co-nguy-hiem-khong.jpg

Parkinson khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh có nguy hiểm không

Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương khi lượng dopamine trong trung khu vận động bị thiếu hụt. Bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng cử động, mất thăng bằng và kiểm soát các cơ của bệnh nhân. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của Parkinson không chỉ dừng lại ở đó.

Bệnh Parkinson có nguy hiểm bởi các biến chứng

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ biến chứng. Ở giai đoạn đầu, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống, cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày và khiến người bệnh dễ rơi vào tự ti, mặc cảm, sống khép mình.

Trong giai đoạn bệnh tiến triển, Parkinson có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mà nếu không được điều trị kịp thời, 61% bệnh nhân sẽ tàn phế hoặc tử vong sau 5 – 7 năm. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 80% sau 10 năm.

Đặc biệt giai đoạn cuối của bệnh parkinson, đa số người bệnh đều mất khả năng vận động, không đáp ứng với thuốc điều trị, sau đó tử vong vì suy kiệt.

Nhận biết biến chứng nguy hiểm do Parkinson gây ra

Như đã nói ở trên, sự nguy hiểm của bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở các triệu chứng run rẩy, cứng đờ, chậm vận động hay dễ té ngã do mất thăng bằng. Bệnh còn nguy hiểm bởi các biến chứng, khiến cho việc điều trị đã khó nay còn khó khăn hơn. Biến chứng của bệnh Parkinson bao gồm:

Trầm cảm

Có tới 50% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm. Và 40% người bệnh xuất hiện dấu hiệu trầm cảm trước triệu chứng bệnh Parkinson (run tay chân, rung giật, cứng đờ, chậm di chuyển, chân không nhấc cao…). Trầm cảm khiến tình trạng rối loạn vận động ở người bị bệnh Parkinson tiến triển nhanh hơn, đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những người bị trầm cảm thường có các biểu hiện như mệt mỏi, luôn có cảm giác thiếu năng lượng, không còn hứng thú giao tiếp với mọi người, chán nản với công việc yêu thích, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ quá nhiều, rối loạn giấc ngủ đêm, khó tập trung, chán ăn hoặc tăng cảm giác ngon miệng, tăng cân nhanh…

Cách khắc phục: Khi bạn cảm thấy bản thân có dấu hiệu bị trầm cảm như trên, bạn nên chia sẻ với những người thân yêu và trao đổi với bác sĩ để được điều trị sớm. Đồng thời, một số lưu ý sau cũng giúp bạn cải thiện được tình trạng này: tăng cường giao tiếp, tự tạo niềm vui trong công việc, đọc sách, xem phim hài, nghe nhạc, trồng cây.

Chia sẻ lo lắng với gia đình là cách tốt để giảm biến chứng trầm cảm do Parkinson

Chia sẻ lo lắng với gia đình là cách tốt để giảm biến chứng trầm cảm do Parkinson

Khó nuốt

Chứng khó nuốt ở người bệnh Parkinson xảy ra ở khoảng 50% trường hợp mắc bệnh. Nguyên nhân là do rối loạn vận động các cơ hầu họng kết hợp với sự giảm tiết nước bọt gây nên.

Người bệnh mắc chứng khó nuốt sẽ dễ bị thức ăn rơi vào đường hô hấp dẫn đến viêm phổi sặc. Biến chứng này còn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến người bệnh ngày càng suy kiệt hơn.

Các chuyên gia tại viện Parkinson quốc gia Mỹ cho biết, dấu hiệu ban đầu của chứng khó nuốt là chảy nước dãi và tích tụ đờm trong cổ họng.

Cách khắc phục: Để ăn uống dễ dàng hơn và khắc phục tình trạng khó nuốt, bạn cần lưu ý:

– Trước bữa ăn, nên ngậm một viên đá lạnh hoặc uống từng ngụm nước nhỏ để làm giảm lượng nước bọt hoặc đờm giúp cho việc nuốt dễ dàng hơn.

– Ăn chậm, ăn miếng nhỏ và nhai thật kỹ rồi mới nuốt.

– Nuốt hết tất cả thức ăn trong miệng rồi mới ăn miếng tiếp theo.

– Đối với các thực phẩm rắn, uống thêm một chút nước để dễ nuốt hơn

– Ngồi thẳng lưng hoặc đứng lên khoảng 15 – 20 phút sau bữa ăn.

– Kê cao đầu khi ngủ để tránh bị nghẹn khi ăn.

Sử dụng sớm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp người bệnh Parkinson cải thiện run tay chân, cứng cơ, khó nuốt, phục hồi vận động và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Suy giảm trí nhớ

Theo tiến triển của bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh sẽ dần bị thoái hóa, làm suy giảm chức năng não bộ và dẫn đến những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, nhận thức, mộng du, ảo giác… Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm giảm khả năng tư duy.

Có tới khoảng 50–80% người bệnh Parkinson bị suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức sau hơn 10 năm mắc bệnh. Khoảng 20% số bệnh nhân Parkinson bị giảm năng lực trí óc nặng, 50% gặp vấn đề nhỏ về khả năng suy luận. Các khả năng lưu trữ, ghi nhớ ký ức, tư duy, học hỏi, hình thành các khái niệm, sắp xếp và giải quyết vấn đề của người bệnh cũng bị suy giảm. Nếu không được quan tâm điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ nghiêm trọng.

Cách khắc phục: Trong trường hợp mắc các chứng này, bạn có thể được điều trị bằng các loại thuốc dùng để điều trị bệnh Alzheimer hay các dạng sa sút trí tuệ khác.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson là suy giảm trí nhớ 

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson là suy giảm trí nhớ 

Rối loạn cảm giác

Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ “tê” thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, chết cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm do bệnh Parkinson gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác “tê như kim chích” hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

Bệnh nhân bị Parkinson cũng có thể gặp tình trạng loạn cảm - là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.

Cách khắc phục: Khi có các triệu chứng rối loạn cảm giác, bạn cần báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn 1 số thuốc thần kinh để giảm nhẹ các biểu hiện này.

Táo bón

Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật), khiến ruột và bàng quang làm việc kém nhạy cảm và hiệu quả, làm chậm quá trình tiêu hóa, điều này dẫn đến việc chất thải lưu lại quá lâu trong đường ruột dẫn đến táo bón.

Điểm khác biệt giữa táo bón do Parkinson và các nguyên nhân khác là người bệnh thường kèm theo cảm giác no, thậm chí chỉ ăn rất ít nhưng vẫn cảm thấy no trong một thời gian dài.

Cách khắc phục: Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều rau xanh, tăng chất lỏng bằng cách uống 6-8 ly nước mỗi ngày để giảm tình trạng táo bón.

Ăn nhiều mồng tơi cũng là cách giúp giảm biến chứng táo bón ở người Parkinson

Ăn nhiều mồng tơi cũng là cách giúp giảm biến chứng táo bón ở người Parkinson

Mất ngủ

Có 60% đến 98% người bệnh Parkinson gặp phải các vấn đề về giấc ngủ từ giai đoạn sớm của bệnh – theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Rogaland, Stavanger, Na Uy.

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến run do rối loạn lo âu, mệt mỏi, căng cơ bắp. Do vậy người bệnh bị cùng lúc 2 chứng này, run cộng hưởng nên tăng nhiều rủi ro, tạo ra vòng xoáy bệnh lý, khiến Parkinson ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, phát hiện và điều trị rối loạn giấc ngủ là điều không thể thiếu trong điều trị bệnh Parkinson.

Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ, bạn nên luyện tập thể thao đều đặn, nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định bác sĩ và thực hiện theo một số lời khuyên như: thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngâm mình trong nước ấm… hạn chế uống nhiều cà phê và tập thói quen ngủ đúng giờ.

Xem thêm: Cách cải thiện giấc ngủ cho người bệnh Parkinson

Vấn đề về tiết niệu

Các vấn đề tiết niệu phổ biến ở người bệnh Parkinson là chứng tiểu són và tiểu đêm/đái dầm ban đêm, ngoài ra còn có bí tiểu.

+ Chứng tiểu són: Xảy ra khi các thông điệp từ não tới với bàng quang không nhận được phản hồi chính xác, khiến người bệnh có thể luôn cảm thấy cần phải đi tiểu khẩn cấp. Một số trường hợp có thể bị tiểu ra quần nếu được nhanh chóng vào nhà vệ sinh.

+ Chứng tiểu đêm/đái dầm: Do bàng quang hoạt động quá mức nên người bệnh phải đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm, họ có thể bị thức giấc vào bất cứ thời điểm nào trong đêm để đi tiểu, nếu không có thể bị đái dầm.

+ Bí tiểu: Mặc dù ít xảy ra hơn so với tình trạng tiểu không tự chủ, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến nhiều người bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang không thể giãn ra khi tiểu tiện, hoặc phải mất một khoảng thời gian lâu hơn bình thường mới có thể giãn được ra.

Cách khắc phục: Để cải thiện tình trạng đi vệ sinh mất kiểm soát do bệnh Parkinson gây ra, bạn nên điều chỉnh các thói quen sống nhằm cải thiện các vấn đề về ruột và bàng quang. Cụ thể là: hình thành thói quen đi vệ sinh ở những thời điểm nhất định trong ngày và thăm khám bác sĩ định kỳ.

Người bị Parkinson nên nói chuyện với bác sĩ khi có biến chứng tiểu đêm, són tiểu.

Người bị Parkinson nên nói chuyện với bác sĩ khi có biến chứng tiểu đêm, són tiểu.

Giảm ham muốn tình dục

Bệnh Parkinson làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển sự cương cứng và ham muốn tình dục nam giới. Khoảng 80% bệnh nhân Parkinson bị giảm ham muốn tình dục hoặc giảm khả năng chăn gối.

Cách khắc phục: Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc điều trị hoặc liệu pháp tâm lý nhằm cải thiện tình trạng giảm ham muốn tình dục. Đồng thời, bạn cũng nên thư giãn và tâm sự với bạn đời nhiều hơn để có sự đồng cảm và hỗ trợ của bạn đời, chuyện chăn gối sẽ cải thiện được nhiều.

Cách phòng ngừa các biến chứng của bệnh Parkinson

Như vậy câu hỏi bệnh Parkinson có nguy hiểm không đã được giải đáp cụ thể. Nếu bạn tích cực trong việc dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson, thay đổi chế độ ăn và tăng cường vận động nhẹ nhàng, luôn duy trì tâm lý lạc quan, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện và nguy cơ gặp biến chứng sẽ được giảm thiểu.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường chỉ đem lại hiệu quả tốt trong khoảng 4-5 năm. Ở những giai đoạn sau, người bệnh đáp ứng với thuốc ngày càng kém dần và có xu hướng phải tăng liều điều trị. Đây cũng là lúc xuất hiện nhiều biến chứng do bệnh và do việc sử dụng thuốc kéo dài gây nên.

Trên đà phát triển của nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện và làm rõ vai trò của Thiên ma, Câu đằng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Vốn dĩ các cây thuốc nam đã được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông Y chữa run giật, nhưng sau nhiều năm dường như đã bị lãng quên khi các thuốc Tây y ra đời.

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Thiên ma, Câu đằng có khả năng cải thiện triệu chứng Parkinson, làm chậm tiến triển của bệnh, nhờ đó giảm thiểu rủi ro biến chứng gây ra. Khả năng này có được là nhờ Thiên ma, Câu đằng giúp tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp an thần, trấn tĩnh làm giảm run khi lo lắng, đồng thời gián tiếp làm tăng nồng độ dopa-min trong não.

Tại Việt Nam, viện Thực phẩm chức năng đã nhanh chóng cập nhật giải pháp này cho ra đời thành công viên nén TPCN Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng. Sản phẩm đã được nhiều người bệnh Parkinson sử dụng và cho những phản hồi khá tích cực. Bạn có thể xem chia sẻ của họ trong video sau:

Ông Đỗ Bình Dương (Khâm Thiên, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh Parkinson giúp giảm run hiệu quả

Xem thêm: Cách giúp vợ tôi vượt qua chứng run tay chân do parkinson

Thay vì hoang mang bệnh Parkinson có nguy hiểm không hay bệnh Parkinson có chữa khỏi không, bạn hãy giữ tinh thần lạc quan và thực hiện các giải pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh Parkinson hoặc các phương pháp điều trị bệnh run chân tay cho hiệu quả cao, hãy để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi theo số 0904.904.600.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Nguồn: pdring

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh