Bệnh Parkinson ở người trẻ thường khởi phát từ độ tuổi 21 đến 45, chiếm 2 - 10% tổng số các trường hợp mắc bệnh Parkinson. Mặc dù các triệu chứng tương tự như ở người lớn tuổi, nhưng người trẻ thường phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý, xã hội, tình cảm, tài chính và việc làm… nặng nề hơn. Vì vậy, nhận biết sớm và điều trị đúng cách bệnh Parkinson ở người trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh Parkinson có thể xuất hiện ở cả người trẻ tuổi
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa tiến triển mạn tính của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi sự mất đi hàng loạt các tế bào trong vùng não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin.
Mặc dù, hầu hết mọi người đều quan niệm rằng bệnh Parkinson chỉ gặp ở người cao tuổi (từ 58 - 60 tuổi trở lên), nhưng thực tế bệnh có thể xảy ra với những người dưới 45 tuổi. Tình trạng này và được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ hay bệnh Parkinson khởi phát sớm (Young Onset Parkinson's – YOP).
Bệnh Parkinson ở người trẻ thường tiến triển chậm hơn so với người lớn tuổi. Một phần do người trẻ ít gặp phải những vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của bệnh lên tâm lý, tình cảm và chất lượng cuộc sống người bệnh lại thường nặng nề hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson ở người trẻ cũng giống với người cao tuổi Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng thuộc về vận động hoặc không thuộc về vận động như:
Các dấu hiệu thuộc về vận động
- Co cứng cơ và run khi nghỉ. Ban đầu thường là run ngón tay cái và ngón trỏ (giống động tác vê thuốc lào), sau đó mới lan xuống chân.
- Vận động chậm và khó khăn hơn.
- Cảm thấy khó lấy lại thăng bằng mỗi khi thay đổi thư thế.
- Tiếng nói hoặc viết chữ bị nhỏ dần.
Bệnh Parkinson ở người trẻ khiến người bệnh gặp khó khăn khi viết chữ
Các biểu hiện không thuộc về vận động
- Khó ngủ, mất ngủ về đêm, hay gặp ác mộng. Khi ngủ hay nói mơ, nghiến răng
- Giảm cảm giác về mùi, thậm chí không nhận biết được các mùi mạnh như mùi sầu riêng, mùi mít.
- Mệt mỏi thường xuyên, ăn uống đầy trướng, khó tiêu, táo bón, tăng tiết nước bọt.
- Trầm cảm, buồn vui thất thường, giảm ham muốn tình dục.
- Hay quên, thường bị tụt huyết áp khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên.
- Rối loạn trương lực cơ gây ra các tư thế bất thường như chuột rút, co cứng bàn chân và ngón chân gặp ở 50% người bệnh. Tình trạng này có thể biến mất trước khi họ có triệu chứng khác.
Tuy nhiên, khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ thường có triệu chứng mờ nhạt, khó nhận biết hơn. Điều này khiến họ bỏ qua và chỉ đi khám khi bệnh đã nặng.
Sử dụng sớm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp cải thiện tình trạng run, co cứng cơ, phục hồi vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.
Nguyên nhân gây bệnh parkinson ở người trẻ hay người già đều liên quan đến sự tương tác của các yếu tố môi trường và di truyền. Trong đó cụ thể là các gen đột biến PARK1, PARK2, PINK1, LRRK2. Nghiên cứu của quỹ Parkinson Quốc gia Mỹ cho thấy 65% những người khởi phát bệnh Parkinson dưới 20 tuổi, và 32% những người mắc bệnh ở độ tuổi từ 20 đến 30 có tình trạng đột biến các gen này.
Yếu tố môi trường thúc đẩy sự phát triển bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi bao gồm tiếp xúc với chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, và thuốc diệt cỏ. Đặc biệt là những cựu chiến binh tiếp xúc với chất độc da cam, con cháu của họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson.
Nguyên nhân khiến người trẻ tuổi bị Parkinson có thể do di truyền, đột biến gen
Ngoài thách thức về biểu hiện vận động bên ngoài, những người trẻ mắc bệnh Parkinson còn có nhiều vấn đề liên quan đến gia đình, sự nghiệp, tài chính và tuổi thọ. Do họ vẫn trong độ tuổi lao động, vẫn phải làm việc, kiềm tiền nuôi gia đình. Họ luôn có những câu hỏi như:
- Bệnh sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào khi tôi làm việc?
- Tôi có nên nói với cấp trên của tôi?
- Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- Những bước tôi nên làm để lập kế hoạch tài chính trong tương lai?
- Cuộc sống của gia đình tôi sẽ như thế nào khi tôi bị Parkinson?
- Parkinson có di truyền không...
Để tìm được đáp án và có được nhiều thông tin hữu ích, người bệnh Parkinson nên trao đổi với những người cùng độ tuổi đang gặp phải bệnh lý tương tự trong các diễn đàn, hội những người bị run chân tay.
Xem thêm: Bệnh Parkinson có di truyền không? Cách phòng bệnh hiệu quả
Hiện nay chưa có thuốc có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, nhưng có rất nhiều phương pháp điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm:
Dùng thuốc
Hầu hết người bệnh trẻ tuổi đều đáp ứng tốt với thuốc điều trị bệnh parkinson. Tuy nhiên, có một tỷ lệ lớn người bệnh Parkinson trẻ tuổi gặp phải tác dụng phụ sớm khi sử dụng LEV0D0PA - thuốc đầu tay trong điều trị bệnh Parkinson. Do vậy, bác sĩ thường ưu tiên chỉ định một số loại thuốc khác như:
- Các chất chủ vận dopamin: trực tiếp kích thích các vùng não, giúp dopamin hoạt động hiệu quả hơn tại đây, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson. Một số thuốc đại diện như AP0M0RPHlNE dạng tiêm; BR0M0CRIPTlNE; CABERG0LlNE; LlSURlDE; PERG0LlDE; PRAMlPEX0LE…
- Thuốc ức chế men phân giải dopamin: giúp bảo vệ và kéo dài thời gian hiệu quả của dopamin trong não. Các thuốc này bao gồm SELEGlLlN, ENTACAP0NE
- Thuốc kháng cholinergic và AMANTADlNE: hiện nay ít được sử dụng, nhưng đôi khi chúng có thể dùng để điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson khởi phát ở người trẻ.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc an thần, chống trần cảm để cải thiện phần nào triệu chứng rối loạn tâm lý cho người trẻ bị Parkinson.
Sử dụng thảo dược
Các thảo dược như Thiên ma, Câu đằng đã được sử dụng hàng nghìn năm tại Á Đông để điều trị các chứng run, rung giật. Cho tới hiện nay, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã làm sáng tỏ vai trò của các thảo dược này với chứng bệnh Parkinson nói riêng và chứng run do mọi nguyên nhân nói chung.
Thiên ma có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, chống stress oxy hóa, kháng viêm và làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não. Trong khi đó, Câu đằng lại có tác dụng ức chế hoạt động của men gây phân hủy dopamin, giảm tiết chất đối kháng với dopamin nên gián tiếp làm tăng lượng dopamin và giúp thư giãn cơ bắp.
Sự kết hợp của Thiên ma, Câu đằng với nhiều thảo dược khác trong các sản phẩm hỗ trợ như TPCN Vương Lão Kiện đã tạo nên giải pháp mới giúp người bệnh Parkinson có thêm cơ hội phục hồi vận động cũng như sự tự tin, tự chủ trong sinh hoạt, làm việc. Cùng lắng nghe trải lòng của một người trẻ bị hội chứng Parkinson để hiểu hơn về giải pháp này.
Chia sẻ cách trị Parkinson khởi phát sớm ở người trẻ
Xem thêm: Kinh nghiệm giúp giảm run chân tay ở người trẻ tuổi
Phẫu thuật
Người trẻ tuổi bị bệnh Parkinson có thể điều trị bằng phẫu thuật kích thích não sâu hoặc kỹ thuật hiện đại khác như phẫu thuật bằng dao gamma, cấy ghép não bằng mô não của thai nhi và truyền hóa chất trong hạch nền… Tuy nhiên chi phí cho các phương pháp này rất cao, thường từ 800 triệu trở lên nên đa số người bệnh không thể điều trị bằng phương pháp này.
Chăm sóc tâm lý
Parkinson không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu tới tâm lý của người bệnh. Người mắc Parkinson thường dễ bị tổn thương hơn, hay cảm thấy bản thân vô dụng, tự ti và sống khép mình. Vì thế, quan tâm đặc biệt và dành thời gian trò chuyện với con là điều mà các bậc cha mẹ cần làm.
Nếu bạn có những dấu hiệu hay đã được chẩn đoán bệnh Parkinson ở người trẻ, hãy cố gắng đối mặt với nó. Niềm tin về một tương lai có thể kiểm soát được chứng run rẩy, co cứng do Parkinson chính là chìa khóa giúp bạn chiến thắng căn bệnh này.
Xem thêm: Chữa bệnh Parkinson bằng Đông y như thế nào cho hiệu quả?
Trích nguồn: nursingtimes.net, pdf.org, parkinson.ca, orpha.net
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.