Khi chứng kiến những bất tiện mà triệu chứng bệnh Parkinson gây ra cho người thân, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu bệnh Parkinson có di truyền không? Bạn lo lắng rằng, phải chăng một ngày nào đó mình cũng trở thành nạn nhân của căn bệnh này? Bài viết sau đây sẽ cho bạn đáp án chính xác nhất và hướng dẫn bạn những giải pháp phòng ngừa Parkinson hiệu quả.
Bệnh Parkinson có di truyền không? Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải
Bệnh Parkinson (hay bệnh liệt rung) là bệnh thoái hóa các tế bào não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh D0PAMINE mạn tính, tiến triển nặng dần và chưa có cách điều trị dứt điểm. D0PAMINE là hormone kiểm soát vận động và ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm giác hưng phấn. Sự thiếu hụt hoạt chất này sẽ dẫn đến một loạt biểu hiện rối loạn thuộc về vận động và không thuộc về vận động.
Ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh Parkinson thường gặp là run tay chân khi nghỉ, vụng về khi thực hiện các động tác (cài cúc áo, tra chìa khóa, đi giày tất), viết chữ nhỏ dần, táo bón, trầm cảm mệt mỏi, đau cứng cơ, chậm vận động. Những dấu hiệu này sẽ nặng dần theo thời gian, khiến người bệnh không thể vận động, trở nên tàn tật và phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong giai đoạn cuối.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Parkinson chính xác. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền kết hợp với môi trường là tác nhân gây bệnh ở 5 - 10% trường hợp bị Parkinson.
Bệnh Parkinson có di truyền không? Câu trả lời là có. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người chỉ có một người thân (như ông, bà hoặc bố, mẹ) bị bệnh Parkinson thì có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 lần so với người khác. Nguy cơ bị Parkinson sẽ tăng lên 10 lần nếu bạn có 2 người thân bị bệnh. Đặc biệt, với những người bị Parkinson khởi phát sớm dưới 45 tuổi (bệnh parkinson ở người trẻ), yếu tố gen di truyền lại càng đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh.
Chuyên gia thần kinh giải đáp về khả năng di truyền của bệnh Parkinson
Nguy cơ mắc bệnh Parkinson sẽ tăng lên nếu bạn có thêm các yếu tố như tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rác thải công nghiệp, các kim loại nặng hay chất bảo quản. Điều này cũng giải thích tại sao tỷ lệ mắc bệnh Parkinson ở các khu công nghiệp hoặc các vùng nông thôn thường cao hơn.
Lời giải cho câu hỏi Parkinson có di truyền không có thể khiến bạn lo lắng. Thế nhưng điều may mắn là vẫn có những cách giúp bạn phòng ngừa sớm căn bệnh này. Dù bố mẹ hay ông bà mắc bệnh, bạn vẫn có nhiều hy vọng không bị bệnh Parkinson.
Đừng quá lo lắng nguy cơ di truyền bệnh Parkinson từ gia đình vì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa sớm căn bệnh này bằng nhiều phương pháp (chế độ ăn uống - tập luyện, dùng thảo dược nuôi dưỡng, bảo vệ thần kinh...). Để được chuyên gia tư vấn cụ thể, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 0904.904.660 hoặc để lại số điện thoại ở cuối bài viết.
Khi có người thân trong gia đình mắc bệnh Parkinson, bạn nên chủ động phòng ngừa sớm bằng cách xây dựng cho mình một lối sống khoa học. Cụ thể hơn là ăn uống khoa học, chăm tập thể dục và tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh Parkinson.
Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chống viêm. Ví dụ như các loại hoa quả và rau xanh như: cà chua, cam, bưởi, táo, lựu, cải bó xôi, cá, quả hạch… Những loại thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ não bộ, ngăn chặn quá trình thoái hóa các tế bào não sản xuất D0PAMINE .
Đồng thời, bạn không nên ăn nhiều các thực phẩm gây hại cho trí não như: chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh, đồ chiên rán, chất béo bão hòa trong mỡ/nội tạng/da động vật, thực phẩm giàu đường tinh chế như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas....
Ăn uống lành mạnh là cách ngăn ngừa bệnh Parkinson hiệu quả
Tập luyện thể dục thể thao cũng sẽ giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên dành 15 - 30 để tập một bài tập thể dục nào đó mà mình yêu thích. Bạn lưu ý, nên duy trì tập tối thiểu 5 ngày/tuần mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số cách giúp tránh các tác nhân gây bệnh Parkinson hay hội chứng bệnh Parkinson khác mà bạn có thể áp dụng là:
- Mặc quần áo kín, bịt khẩu trang, đeo găng tay cẩn thận trước khi tiếp xúc với các thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… . - Nên có trang phục bảo hộ lao động cẩn thận trong khi làm việc tại khu công nghiệp để tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại. - Nên sống xa các nguồn ô nhiễm bởi chúng không chỉ là yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson mà còn có thể gây ra rất nhiều bệnh khác như viêm phổi, nhiễm độc, ung thư...
Câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh Parkinson hoàn toàn di truyền không?” là “Có”. Tuy nhiên, không phải cứ bố mẹ, ông bà bị Parkinson thì con cái chắc chắn sẽ bị. Do đó bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy chủ động thay đổi lối sống, kiên trì tập luyện, kiểm soát chế độ ăn và đặc biệt tránh xa các chất độc hại như thuốc trừ sâu, rác thải công nghiệp để bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh Parkinson
Nếu bạn đang có biểu hiện run tay run chân và lo lắng vì có thể mắc Parkinson do di truyền gia đình thì hãy liên hệ ngay đến tổng đài 0904.904.660 để được chuyên gia tư vấn về bệnh và cách điều trị giảm run hiệu quả.
(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Nguồn: MichaelJFox, NIH, NCBI, Healthline, JNNP