Đi tìm nguyên nhân gây bệnh parkinson chính xác

A- A+

Ai cũng biết Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh mạn tính xuất phát từ tình trạng thiếu hụt dopamine. Thế nhưng nguyên nhân nào sẽ khiến lượng chất dẫn truyền thần kinh này giảm đi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Sụt giảm Dopamine là nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh Parkinson

Sụt giảm Dopamine là nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh Parkinson

Dopamine là hormone có vai trò dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não, quyết định việc cử động và phối hợp động tác của cơ thể. Dopamine được sản xuất bởi các tế bào thần kinh nằm trong vùng chất đen của não bộ.

Khi có một yếu tố làm các tế bào thần kinh sản sinh ra Dopamine bị hư hỏng, lượng Dopamine trong não sẽ bị giảm sút. Khi đó, phần não kiểm soát vận động của cơ thể sẽ không thể làm việc được như bình thường và gây các biểu hiện rối loạn vận động như run tay chân, co cứng cơ, chuyển động chậm chạp.

Tuy nhiên, sự thoái hóa của các tế bào thần kinh là một quá trình chậm nên triệu chứng của bệnh Parkinson thường chỉ bắt đầu xuất hiện rõ khi có khoảng 80% tế bào thần kinh bị mất.

Dưới đây là một số yếu tố khiến tế bào não sản sinh ra dopamine bị chết đi và khiến bệnh Parkinson xuất hiện.

Di truyền - yếu tố nguy cơ lớn nhất gây bệnh Parkinson

Các nghiên cứu của Hiệp hội Parkinson Mỹ cho thấy rằng, yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh Parkinson. Có khoảng 15 – 25% người bệnh Parkinson cũng có người thân bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Nếu bạn có những người thân trực hệ như cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị Parkinson, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 4 đến 9 lần. Điều này được lý giải bởi sự kế thừa của các gen đột biến chịu trách nhiệm sản xuất Dopamin và một số protein cần thiết cho chức năng của não bộ.

Yếu tố môi trường - Nguyên nhân gây bệnh parkinson

Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển của bệnh Parkinson. Nhiều bằng chứng cho thấy, những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ô nhiễm công nghiệp… sẽ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn so với người không tiếp xúc.

Bệnh cũng thường gặp nhiều hơn ở những người sống trong vùng nông thôn, uống nước giếng và tiêu thụ nguồn nước chứa nhiều kim loại nặng như sắt, mangan… Theo các nhà khoa học, những hóa chất độc hại này có thể gây độc đến các tế bào thần kinh và có thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Dù nguyên nhân của bệnh Parkinson là gì thì việc sử dụng sớm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp giảm run, co cứng cơ, phục hồi vận động và làm chậm tiến triển của bệnh. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0904.904.660 - 0963 022 986 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến bệnh Parkinson

Ngoài di truyền và môi trường, có một số yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson.

Tuổi tác

Phần lớn bệnh Parkinson xảy ra ở độ tuổi trên 60, người trẻ tuổi hiếm khi mắc bệnh. Nguyên nhân là do các tế bào thần kinh có thể bị lão hóa và suy giảm dần chức năng theo tuổi tác, khiến những người cao tuổi dễ bị mắc bệnh Parkinson hơn.

Ngoài ra, theo quá trình lão hóa, sắt cũng tích lũy trong cơ thể nhiều hơn và có thể gây chết tế bào, stress oxy hóa tế bào (hay còn gọi là phản ứng hóa học kiểu rỉ sét), từ đó làm giảm sản xuất Dopamine cho não bộ.

Giới tính

Giới tính cũng là một yếu tố góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Theo Hiệp Hội Parkinson Hoa Kỳ, bệnh Parkinson xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. So với phụ nữ, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 1,5 lần.

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn phụ nữ

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn phụ nữ

Nghề nghiệp

Một số ngành nghề nhất định khiến nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn. Ví dụ:

- Những công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại (như nghề thợ hàn, thợ nhuộm, làm nông nghiệp…). - Vận động viên đấm bốc, đua xe, đấu vật… bởi có thể gây chấn động mạnh hay mất ý thức. - Những nghề thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, áp lực lớn… cũng có thể góp phần làm tổn thương hay suy giảm chức năng não bộ và tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Thuốc

Sử dụng một số loại thuốc kéo dài hoặc với liều cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Điển hình phải kể đến các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần, thuốc động kinh…

Mặc dù các yếu tố trên đã được biết đến là có liên quan tới bệnh Parkinson, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định. Tìm hiểu được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson sẽ là chìa khóa giúp các nhà khoa học mở ra nhiều hướng đi mới  để phòng chống và chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

Theo nguồn: nhs.uk

Danh sách bình luận
  • trần quốc toàn
    trần quốc toàn
    06:09 26/01/2021
    Em bị parkinson sử dụng thuốc của bác sĩ hiện tại run không nhiều nhưng đi lại khó khăn. Em mới 35 tuổi, xin hỏi nguyên nhân mắc bệnh parkinson ở người trẻ là gì?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      08:56 26/01/2021
      Chào bạn!
      Nguyên nhân gây bệnh parkinson ở người trẻ hay người già đều liên quan đến sự tương tác của các yếu tố môi trường và di truyền. Trong đó cụ thể là các gen đột biến PARK1, PARK2, PINK1, LRRK2. Nghiên cứu của quỹ Parkinson Quốc gia Mỹ cho thấy 65% những người khởi phát bệnh Parkinson dưới 20 tuổi, và 32% những người mắc bệnh ở độ tuổi từ 20 đến 30 có tình trạng đột biến các gen này.
      Yếu tố môi trường thúc đẩy sự phát triển bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi bao gồm tiếp xúc với chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, và thuốc diệt cỏ. Đặc biệt là những cựu chiến binh tiếp xúc với chất độc da cam, con cháu của họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson.
      Bệnh Parkinson ở người trẻ thường tiến triển chậm hơn so với người lớn tuổi. Một phần do người trẻ ít gặp phải những vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của bệnh lên tâm lý, tình cảm và chất lượng cuộc sống người bệnh lại thường nặng nề hơn. Vì vậy bạn cần kiểm soát tốt ngay thời gian đầu phát hiện. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bạn đang dùng bạn nên kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và sử dụng ngay sản phẩm Vương Lão Kiện với liều 4 viên/ ngày chia 2 lần. Sản phẩm có thành phần có tác dụng gián tiếp bổ xung chất dẫn truyền, giúp làm mền cơ nên giúp cải thiện các biểu hiện bạn đang gặp.
      Chúng tôi gửi bạn bài viết:Bệnh Parkinson ở người trẻ và cách điều trị có thể bạn chưa biết để bạn tham khảo tại đây: https://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-parkinson-o-nguoi-tre-tuoi-dieu-tri-nhu-the-nao.html
      Thân mến!