Run tay chân ở trẻ em điều trị thế nào?

A- A+

Run tay chân ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho biết trẻ đang gặp phải bệnh nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ có những bệnh nào gây run ở trẻ em, cách nhận biết và điều trị ra sao cho hiệu quả.

Run tay chân làm ảnh hưởng lớn đến việc cầm nắm đồ vật của trẻ

Run tay chân làm ảnh hưởng lớn đến việc cầm nắm đồ vật của trẻ

Trẻ em có thể bị run ở tay, chân hoặc toàn thân, giọng nói run rẩy, phối hợp các động tác gượng gạo khiến trẻ khó thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như cầm bút viết, cài khuy áo, chạy nhảy, vui chơi. Run cũng làm trẻ trở nên tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa. Nếu run chân tay không được phát hiện sớm và điều trị, từ một đứa trẻ hiếu động có thể trở nên thu mình, sống khép kín với những người xung quanh.

Các nguyên nhân gây run tay chân ở trẻ em

Nguyên nhân gây run tay chân ở trẻ em được chia thành 2 nhóm cơ bản, run do sinh lý và run bệnh lý.

Run sinh lý

Run sinh lý là một hiện tượng bình thường có thể ảnh hưởng tới tất cả các nhóm cơ. Run xuất hiện khi trẻ bị mệt mỏi, hạ đường huyết, do tức giận, khóc lóc, do rét. Để biết khi nào con bị run do sinh lý, ba mẹ chỉ cần giữ tay chân của bé mỗi lần bé run, nếu run hết hẳn thì ba mẹ yên tâm trẻ hoàn toàn bình thường.

Run bệnh lý

Trẻ nhỏ bị run tay chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm sau. - Bệnh run vô căn: là dạng run phổ biến nhất, thường liên quan đến tiền sử gia đình. Trẻ có bố hoặc mẹ bị run vô căn sẽ có 50% nguy cơ thừa hưởng gen di truyền gây ra căn bệnh này. Run thường bắt bắt đầu từ một bên của cơ thể, có thể tiến triển dần sang hai bên. Triệu chứng điển hình là run tăng lên khi trẻ vận động và ảnh hưởng chủ yếu đến bàn tay. - Rối loạn thần kinh thực vật: có thể xảy ra ngay cả ở một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Run do rối loạn thần kinh thực vật thường xuất hiện và tăng lên khi trẻ căng thẳng, lo lắng, sợ hãi… kèm theo đó là các biểu hiện như nhịp tim nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi tay chân. - Rối loạn trương lực cơ: triệu chứng run thường xảy ra ở một nhóm cơ như mắt, một bên mặt…  Tuy nhiên run có thể xảy ra không thường xuyên và giảm khi trẻ ngừng hoạt động. - Hội chứng tiểu não: run trong bệnh tiểu não có đặc điểm là run chậm, thường xảy ra trong suốt quá trình khi trẻ thực hiện các việc có mục đích như bấm chuông cửa… Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các bệnh như đa xơ cứng, đột quỵ, ung thư hoặc các tổn thương ở tiểu não. Run thường chỉ ảnh hưởng một bên của cơ thể cùng phía với vùng não bị tổn thương. - Viêm màng não: thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi với nguyên nhân chính là nhiễm virus. Di chứng phổ biến là yếu cơ, chậm chạp vận động và run tay chân do di chứng viêm màng não. - Bệnh bạch hầu: độ tuổi mắc bệnh thường là trẻ em từ 1 - 7 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh bạch hầu có thể để lại nhiều biến chứng, trong đó có việc làm tổn thương hệ thần kinh, dẫn tới triệu chứng run tay, run chân. Nguyên nhân gây run tay chân ở trẻ em rất đa dạng, vì vậy ngay khi thấy con có các biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Bạn có thể đang rất lo lắng khi bác sỹ thông báo rằng con mình bị mắc chứng run tay chân? Vậy thì hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904 904 660 - 0963 022 986 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn về Giải pháp hỗ trợ điều trị từ tpcn Vương Lão Kiện - giúp làm giảm run cho trẻ.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Run tay chân ở trẻ có nguy hiểm không, có chữa được không?

Biểu hiện run rẩy tay chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay tính mạng của trẻ nhỏ. Nhưng điều cần quan ngại là chúng ảnh hưởng xấu tới tinh thần của trẻ do những khó khăn trong sinh hoạt, học tập thường ngày mà trẻ gặp phải. Khi đến trường, trẻ cũng rất dễ bị bạn bè trêu chọc, từ đó khiến trẻ mặc cảm, tự ti. Vì vậy cha mẹ cần chăm sóc và động viên trẻ liên tục để giúp trẻ bớt tự ti, tập trung điều trị như vậy mới có kết quả tốt. Run tay ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể chữa được bằng nhiều cách như dùng thuốc, phẫu thuật hoặc dùng thuốc nam, thay đổi lối sống. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây run, bác sĩ sẽ là người tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho trẻ.

 Khuyến khích trẻ giao lưu kết bạn sẽ giúp điều trị chứng run tay chân tốt hơn

Khuyến khích trẻ giao lưu kết bạn sẽ giúp điều trị chứng run tay chân tốt hơn

Điều trị bệnh run tay chân ở trẻ như thế nào?

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được run, nhưng tiến bộ trong y học đã mở ra nhiều hướng mới trong việc điều trị và kiểm soát run ở trẻ.

Dùng thuốc

Con bạn có thể được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị nhằm mục đích làm giảm triệu chứng của bệnh, duy trì khả năng vận động cho trẻ như giãn cơ, an thần, chẹn beta giao cảm… Một mặt các loại thuốc này có tác dụng giảm run nhưng mặt khác chúng cũng có thể dẫn tới nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý cho con uống thuốc đúng giờ, đúng thời gian và liều lượng. Trao đổi ngay với bác sĩ nếu con có các dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời.

Phẫu thuật

Với trẻ bị run nặng, sử dụng thuốc không hiệu quả thì các biện pháp phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) hoặc mở đồi thị (TH) có thể cần thiết. Tuy nhiên rất hiếm khi bác sỹ chỉ định cho con bạn tiến hành những phương pháp phẫu thuật này.

Dùng thuốc nam:

Bên cạnh giải pháp từ Tây y, các loại thảo dược như Thiên Ma, Câu Đằng… cũng đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để giúp làm giảm chứng run giật ở trẻ em rất hiệu quả. Bởi những thảo này có công dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh non yếu của trẻ khỏi sự tấn công của chất độc hại, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng và bồi bổ thần kinh, giúp não bộ phát triển bình thường. Hiện nay tại Việt Nam, các thảo dược này đã có mặt trong Tpcn Vương Lão Kiện, sản phẩm hỗ trợ giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân được chuyên gia và nhà thuốc uy tín khuyên dùng. Bạn có thể xem thêm chia sẻ của một bạn trẻ bị run từ năm lên 8 tuổi nay đã cải thiện được bệnh tình nhờ sử dụng sản phẩm Vương Lão Kiện trong video dưới đây:

Cách chăm sóc trẻ bị run tay chân

Sự quan tâm của ba mẹ là cực kỳ cần thiết, giống như bác sĩ gia đình để giúp bệnh tình của con yêu ngày càng tốt lên. Dưới đây là các lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ có con bị run tay chân: - Hướng dẫn để giúp trẻ nhận biết các đồ ăn, thức uống có thể làm tăng nặng triệu chứng run, chẳng hạn như nước ngọt có gas, nước tăng lực, đồ ăn cay, socola… - Cố gắng tìm hiểu kỹ về bệnh cũng như các phương pháp đang được áp dụng trong điều trị hiện nay để hiểu hơn về bệnh và chăm sóc con tốt hơn. - Đưa trẻ tái khám thường xuyên để theo dõi đáp ứng điều trị. - Khuyến khích con tham gia vui chơi, sinh hoạt, kết bạn cùng bạn bè và thực hiện các công việc khác mà con yêu thích. - Lắng nghe tâm sự cũng như những khúc mắc của con, giải đáp cho con bất cứ thứ gì làm trẻ băn khoăn và quan trọng nhất là luôn bên con khi con cần đến bạn. - Trao đổi với giáo viên và bạn bè ở trường, lớp học của con để nhận được sự chăm sóc y tế và phương pháp đối xử phù hợp tại trường. - Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện tâm sinh lý không bình thường mà gia đình không thể giúp đỡ được trẻ, hãy nhờ sự can thiệp của các bác sĩ tâm lý. Cùng con chiến đấu với run tay chân không dễ, nhưng hy vọng với sự động viên của bố mẹ, con sẽ an tâm thực hiện quá trình điều trị, từ đó kiểm soát được chứng run chân tay tốt hơn.

Theo nguồn: https://www.aboutkidshealth.ca/Article


Thông tin cho bạn: Thiên ma, Câu đằng có trong tpcn Vương lão kiện – Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị làm giảm chứng run và cải thiện khả năng vận động của trẻ

TPCN Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ điều trị làm giảm dần các chứng run