Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Uống thuốc Madopar kém tác dụng có nên tăng liều?

    Bố tôi dùng thuốc Madopar để điều trị Parkinson được hơn 3 năm rồi, với liều 2 viên/ ngày, chia 4 lần. Thời gian đầu bố tôi dùng thuốc thì thấy hiệu quả tốt, nhưng mấy tháng trở lại đây thì thấy thuốc kém tác dụng, sau khi uống thuốc chỉ được khoảng 3 tiếng là run nhiều trở lại. Xin cho hỏi giờ bố tôi dùng tăng liều thuốc lên có được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đối với các thuốc điều trị Parkinson, đặc biệt là Madopar (levodopa) thường có hiện tượng nhờn thuốc và giảm dần tác dụng khi sử dụng lâu dài (sau khoảng 3 – 5 năm điều trị). Ví dụ ban đầu tác dụng thuốc đạt hiệu quả trong vòng 6 tiếng, nhưng sau khoảng 1 thời gian bị nhờn thuốc thì tác dụng chỉ đạt 4 tiếng. Vì vậy, chúng ta cần áng chừng thời điểm mà thuốc gần hết tác dụng để bổ sung đúng liều tiếp theo. Việc tăng liều Madopar có thể kéo theo nhiều tác dụng không mong muốn, do đó chỉ nên thực hiện rất từ từ và thận trọng để theo dõi đáp ứng của người bệnh.
    Như vậy, trong trường hợp của bố bạn, không phải luôn cần tăng liều, mà quan trọng là cần điều chỉnh lại các thời điểm uống thuốc trong ngày và tính toán chia liều lại cho phù hợp, hoặc phối hợp thêm một số thuốc khác để giúp đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung thêm một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên trong thảo dược Thiên ma, Câu đằng có thể hữu ích trong việc tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tình trạng nhờn thuốc xảy ra. Bởi chúng gián tiếp làm tăng lượng dopamin trong não, tạo nên tác dụng hiệp đồng để duy trì ổn định lượng dopamin trong não bộ của người bệnh Parkinson. Tại Việt Nam, các thảo dược này đã được ứng dụng bào chế trong một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện, người bệnh Parkinson có thể kết hợp sử dụng để tăng cao hiệu quả của các thuốc điều trị Parkinson, đặc biệt là trong giai đoạn thuốc bị kém tác dụng.
    Tuy nhiên, bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh, vì vậy bạn nên sớm đưa bố quay lại tái khám để được thay đổi phác đồ điều trị phù hợp. Tốt nhất, người bệnh Parkinson nên định kỳ thăm khám 6 tháng 1 lần để điều chỉnh liều thuốc điều trị cho hợp lý.
    Mặt khác, chế độ ăn uống và một số thực phẩm bổ sung hàng ngày cũng có thể gây tương tác và làm giảm tác dụng của Madopar, vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc, bố bạn cần có một số lưu ý sau:
    - Protein (đạm) làm giảm hấp thu của levodopa, do đó không sử dụng thuốc cùng thức ăn giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, tôm, cua... Tốt nhất, người bệnh Parkinson nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 30-45 phút, cùng với 1 chiếc bánh quy, bánh mì, hoa quả để tránh gây kích ứng dạ dày và gây buồn nôn. Ngoài khoảng thời gian an đó, người bệnh hoàn toàn có thể ăn các thực phẩm giàu protein. Hoặc cách tốt nhất là nên hạn chế ăn protein vào ban ngày, còn bữa tối là bữa ăn chính bổ sung protein, bởi các biểu hiện của bệnh có thể chỉ xuất hiện lúc ngủ, không gây ảnh hưởng nhiều như khi xảy ra trong ngày.
    - Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa. Vì vậy, nếu bạn đang dùng levodopa, nên tránh bổ sung vitamin B6.
    - Sắt có thể làm giảm hấp thu levodopa từ đường ruột, vì vậy hãy dùng chúng cách levodopa 2-3 giờ.
    Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
    Thân mến!
    XEM CHIA SẺ CÁCH GIẢM RUN, CỨNG ĐỜ DO BỆNH PARKINSON
  • Dùng thuốc Parkinson 10 năm nhưng bị khó nuốt, ảo giác, phải làm sao

    Mẹ cháu năm nay 54 tuổi bị bệnh pakinson hơn 10 năm nay, gần hai tháng nay bệnh mẹ cháu biểu hiện nặng hơn khó nuốt, cứng hàm, ảo giác hoảng loạn, liều mẹ cháu đang dùng madopar 3/4 viên ngày 6 lần, Sifrol ngày 1 viên, Artane 1 viên, bác cho cháu hỏi tình hình mẹ cháu vậy có phải là giai đoạn cuối của bệnh không? Mẹ cháu có cần tăng liều thuốc không? Bình thường mẹ cháu còn đc 3 đến 4 tiếng hết run, giờ chỉ còn 1-2 tiếng nhanh hết tác dụng của thuốc.
    Icon
    Chào bạn,
    Cũng giống như hầu hết các loại thuốc điều trị khác, đặc biệt với thuốc điều trị Parkinson thường xảy ra tình trạng nhờn thuốc. Ví dụ ban đầu tác dụng thuốc đạt hiệu quả trong vòng 6 tiếng, nhưng sau khoảng 1 thời gian bị nhờn thuốc thì tác dụng chỉ đạt 4 tiếng. Vì vậy, chúng ta nên áng chừng thời điểm mà thuốc gần hết tác dụng để bổ sung đúng liều tiếp theo.
    Thứ 2 với những trường hợp đó, không phải cứ tăng liều là tốt, mà bắt buộc cần phải tái khám và xác định xem thêm có bị mắc các bệnh lý khác như bệnh xương khớp không, tăng huyết áp… nữa hay không. Chúng ta cần giúp các thầy thuốc nhận biết sớm và chính xác các bệnh lý tiềm ẩn để có phác đồ điều trị tốt hơn.
    Như vậy trong trường hợp của mẹ bạn quan trọng là cần điều chỉnh lại các thời điểm uống thuốc trong ngày và tính toán chia liều lại cho phù hợp, chứ không phải luôn cần tăng liều. Để làm được điều này cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh, người bệnh không nên tự ý điều chỉnh. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy dù ở xa hay ở gần thì người bệnh Parkinson cũng cần định kỳ thăm khám 6 tháng 1 lần đề điều chỉnh liều thuốc điều trị cho hợp lý.
    Bạn cũng không nên quá bi quan vì các biểu hiện mẹ bạn đang gặp phải chưa phải là giai đoạn cuối. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp cứng cơ, hầu như không đi đứng được và phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.
    Chứng khó nuốt và tình trạng ảo giác cũng là những biểu hiện rất thường gặp ở người bệnh Parkinson, phần là do tiến triển của bệnh, phần là do tác dụng phụ của thuốc. Để hiểu rõ hơn về 2 triệu chứng này và các phương pháp khắc phục cụ thể, bạn có thể đọc thêm thông tin trong bài viết sau:
    Xử lý chứng khó nuốt ở bệnh nhân parkinson
    Ảo giác ở người bệnh Parkinson
    Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
    Thân mến!
  • Chân và tay trái bị run, cứng đờ, đi lại chậm chạp có phải Parkinson?

    Tôi năm nay 58 tuổi, trước đây 2 năm tôi bị biến cố về kinh tế nên tinh thần và sức khỏe bị suy sụp, cũng tại thời điểm đó tôi bị bệnh gút. Từ đó tôi uống thuốc bác sĩ cấp gần như 6 tháng bệnh gút cũng giảm hẳn, nhưng trong quá trình uống thuốc của bác sĩ, tôi hay dùng quá liều. Cũng sau đó, thời gian sau cơ thể tôi một bên trái chân và tay bị cứng đơ đi lại chậm chạp, vận động khó khăn, bàn cánh tay trái có run nhẹ. Sau đó tôi có đi thăm khám và bác sĩ kết luận bị Parkinson, đồng thời kê cho tôi dùng Syndopa thì thấy các triệu chứng cũng có thuyên giảm. Nhưng tôi vẫn cảm thấy rất băn khoăn. Xin hỏi chuyên gia, theo như tiền sử và triệu chứng của tôi như vậy thì có phải là tôi đã bị bệnh Parkinson không? Xin trân trọng cảm ơn.
    Icon
    Chào bác,
    Chúng tôi xin gửi tới bác câu trả lời của GS.TS Lê Đức Hinh, nguyên chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam như sau:
    Đúng là với những triệu chứng như của bác mô tả: chân và tay trái bị run, cứng đờ, đi lại chậm chạp là những biểu hiện tương đối điển hình của bệnh parkinson. Tuy nhiên, do tôi không được trực tiếp thăm khám cho bác nên rất khó để đưa ra được kết luận chính xác. Bởi ngoài triệu chứng biểu hiện của bác, còn có thêm nhiều thông tin khác: thứ nhất bác đã cao tuổi, thứ hai bác lại bị các bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric như gút; thứ ba bác đã được điều trị với Syndopa và các triệu chứng có thuyên giảm.
    Theo ý kiến của cá nhân tôi, bác có thể bị hội chứng Parkinson, không phải bệnh Parkinson. Tức là bác có các triệu chứng giống tương tự như bệnh Parkinson. Tôi e rằng nguyên nhân là do mạch máu não hoạt động không tốt, điều này hay gặp ở người lớn tuổi, nên thường có các biểu hiện kiểu hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp. Đây là hội chứng có các biểu hiện đa dạng và phong phú, rộng hơn của Parkinson. Mặt khác, có thể là rối loạn chuyển hóa như gút, rối loạn về mỡ máu, gan ở người cao tuổi như bác làm cho bác đi lại vận động khó khăn.
    Tốt nhất bác nên đi thăm khám tại các chuyên khoa thần kinh đầu ngành như bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội hay bệnh viện Đại học y dược ở TP.Hồ Chí Minh, để được làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và chuẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh.
    Chúc bác sức khỏe!
    Xem thêm:
    - Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.
    - Chữa bệnh parkinson bằng đông y
  • Khám GS Lê Đức Hinh chuyên về run tay chân và bệnh Parkinson ở đâu?

    Xin hỏi tôi muốn khám trực tiếp GS.Lê Đức Hinh – Nguyên chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam về bệnh run tay chân và Parkinson, thì tôi có thể khám ở đâu?
    Icon
    Chào bạn,

    Để được thăm khám trực tiếp GS.Lê Đức Hinh – Nguyên chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam về bệnh run tay chân và Parkinson, bạn có thể đến một số địa chỉ sau:

    1. Bệnh viện Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn: số 16 ngõ 183 phố Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần từ 7h-11h30 sáng.

    2. Bệnh viện Đa khoa Hà Nội: số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội vào sáng thứ 4 hàng tuần.

    Khi đi khám, vui lòng mang theo các xét nghiệm trước đó để tránh phải làm lại.

    Chúc bạn sức khỏe!

    Thân mến!
    XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ RUN TAY CHÂN HIỆU QUẢ
  • Có nên sử dụng thuốc Trihex để điều trị Parkinson lâu dài không?

    Năm nay tôi 56 tuổi, tôi thấy tay trái của tôi tự nhiên thỉnh thoảng bị run và tôi có đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán tôi bị mắc bệnh pakinson. Bác sĩ cho tôi thuốc Trihex về điều trị lâu dài. Xin hỏi như vậy tôi có cần dùng thêm thuốc gì nữa không?
    Icon
    Chào bác,
    Chúng tôi xin gửi tới bác câu trả lời của GS.TS Lê Đức Hinh, nguyên chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam như sau:
    Hiện bác đang dùng Trihex để điều trị chứng run rẩy, nếu là do hội chứng Parkinson (một thuật ngữ chỉ chung các bệnh lý có triệu chứng giống hệt bệnh Parkinson, bao gồm run tay chân, cứng đờ, chậm chạp, nhưng lại không phải bệnh Parkinson) thì có thể sử dụng mình thuốc này để điều trị lâu dài. Nhưng nếu đúng là bệnh Parkinson nguyên phát (xuất phát từ sự thoái hóa của các tế bào thần kinh sản xuất Dopamin),  thì chỉ dùng một mình thuốc Trihex chưa thực sự hiệu quả và chưa đủ, mà cần phải phối hợp thêm một số loại thuốc khác mới đạt mục tiêu điều trị.
    Do tôi không được thăm khám trực tiếp nên chưa thể khẳng định chắc chắn bệnh của bác hiện tại. Nhưng theo tôi, hiện tại, bác nên nói cho thầy thuốc biết được biểu hiện cũng như cải thiện của bác khi dùng thuốc Trihex, để xem có cần uống bổ sung thêm thuốc điều trị gì nữa không.
    Bên cạnh các thuốc điều trị, bác cũng cần lưu ý tới chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể dục hàng ngày để góp phần trị bệnh hiệu quả và hạn chế tiến triển của bệnh Parkinson.
    Chúc bác sức khỏe!
    XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ PARKINSON HIỆU QUẢ
  • Điều trị bệnh Parkinson khởi phát sớm ở người trẻ như thế nào hiệu quả

    Năm nay tôi 34 tuổi, có triệu chứng run một bên tay, cứng cơ, vận động chậm chạp, chân tay lóng ngóng. Tôi đi khám thì bị chẩn đoán là Parkinson, tôi thấy rất mặc cảm và lo lắng cho tương lai của tôi sau này. Xin hãy tư vấn giúp tôi cách điều trị và dùng thuốc như thế nào là tốt nhất? Xin chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi rất chia sẻ với tâm trạng và cảm xúc của bạn hiện tại, bởi bạn bị khởi phát bệnh Parkinson ở độ tuổi tương đối trẻ. Mặc dù các triệu chứng của bệnh cũng tương tự như ở người lớn tuổi, nhưng ở người trẻ thường phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý, xã hội, tình cảm, tài chính và công việc… nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì vậy mà trở nên quá bi quan, lo lắng, bởi ngày nay cùng với sự tiến bộ của y học, đã có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng, hạn chế tiến triển của bệnh và giúp người bệnh Parkinson có chất lượng sống tốt hơn.
    Các phương pháp điều trị cho bệnh Parkinson khởi phát sớm ở người trẻ bao gồm:
    Sử dụng thuốc điều trị:
    Bệnh Parkinson gây ra bởi sự thoái hóa và chết dần của các tế bào thần kinh sản xuất Dopamin trong não, vì vậy các thuốc điều trị Parkinson đều nhằm mục đích bổ sung hoặc làm tăng tác dụng của Dopamin. Trong đó, Levodopa (một tiền chất của Dopamin) được xem là thuốc điều trị vàng trong bệnh Parkinson. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn người bệnh Parkinson trẻ tuổi gặp phải tác dụng phụ sớm khi sử dụng Levodopa. Do vậy, trong giai đoạn đầu Levodopa chỉ được sử dụng ở liều thấp và bác sĩ thường ưu tiên chỉ định một số loại thuốc khác như:
    -  Các chất chủ vận dopamin: trực tiếp kích thích các vùng não, giúp dopamin hoạt động hiệu quả hơn tại đây, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson. Một số thuốc đại diện như Bromocriptine (Parlodel), Pramipexole (Mirapex), và Ropinirole (Requip)…
    -  Thuốc ức chế men phân giải dopamin: giúp bảo vệ và kéo dài thời gian hiệu quả của dopamin trong não như Entacapone (thường được sử dụng phối hợp cùng Levodopa, với tên biệt dược là Stalevo)
    -  Thuốc kháng cholinergic như trihexyphenidyl (Trihex, Artane) cũng thường được sử dụng để điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson khởi phát ở người trẻ.
    Sử dụng thảo dược để làm tăng hiệu quả điều trị Parkinson ở người trẻ:
    Trước đây, các thảo dược truyền thống như Thiên ma, Câu đằng đã được sử dụng hàng nghìn năm tại các nước Á Đông để điều trị các chứng run, rung giật. Cho tới hiện nay, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã làm sáng tỏ vai trò của các thảo dược này với chứng bệnh Parkinson. Thiên ma có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, chống stress oxy hóa, kháng viêm và làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não. Trong khi đó, Câu đằng lại có tác dụng ức chế hoạt động của men gây phân hủy dopamin, gián tiếp làm tăng lượng dopamin trong não, đồng thời giảm nồng độ canxi nội bào nên giúp thư giãn cơ bắp. Tại Việt Nam, Thiên ma, Câu đằng đã được phối hợp với nhiều thảo dược quý khác trong một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện, có thể giúp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh Parkinson ở người trẻ thông qua nhiều cơ chế tác động khác nhau.
    Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập khoa học:
    Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường tăng nặng khi nghỉ ngơi, do đó nếu người bệnh càng ít vận động, thì bệnh sẽ càng nhanh tiến triển. Vì vậy, bạn cần lưu ý thường xuyên vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày. Trong chế độ ăn uống cũng cần tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ và uống nhiều nước. Đồng thời nên bổ sung nhiều thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, để giúp bảo vệ các tế bào thần kinh và làm chậm lại quá trình thoái hóa não của người bệnh Parkinson. Bạn có thể đọc thêm một số bài viết dưới đây để nắm được những bài tập luyện và chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh Parkinson:
    7 bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh Parkinson
    Chế độ ăn uống thông minh cho người bệnh Parkinson 
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
    Thân mến!
    XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ PARKINSON HIỆU QUẢ
  • Cách điều trị đông cứng và bật - tắt khi vận động do Parkinson?

    Tôi đã bị Parkinson 25 năm rồi. Đã điều trị bằng các thuốc chữa bệnh Parkinson thông thường như Madopar, Sinemet, Stalevo, Rytary,... Tới nay, tôi thường gặp chứng đông cứng, bật tắt khi vận động. Vậy xin hỏi GS tôi có cần tăng liều thuốc đang sử dụng hay không? Và tôi cần điều trị thế nào?
    Icon
    Chào bác,
    Chúng tôi xin được giải thích về triệu chứng của bác và có lời khuyên như sau:
    Thứ nhất, hiện tượng đông cứng hay tắt, bật ở người bệnh Parkinson là dịch thuật chưa được chính xác, nên dùng từ "Tiến thoái" - hiện tượng này được hiểu là dùng thuốc thời gian đầu thì tốt, nhưng sau này giảm dần tác dụng. Trường hợp của bác không cần tăng liều mà nên thay đổi thời gian dùng thuốc cho phù hợp.
    Thứ hai, ở giai đoạn này có thể xuất hiện thêm nhiều rối loạn hoặc những thay đổi về cử động. Vì thế, không nên chỉ dùng mình các thuốc điều trị hiện tại (Levodopa), mà nên dùng thêm các thuốc khác hỗ trợ theo chỉ định của bác sỹ.
    Thứ ba, ngoài các thuốc điều trị, bác nên kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi dạo và các hoạt động nhẹ nhàng khác.
    Tốt nhất bác nên thăm khám lại để được điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp.
    Chúc bác luôn khỏe!
    XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ PARKINSON HIỆU QUẢ
  • Run vô căn có nguy hiểm không? Có gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe?

    Cho em hỏi bệnh run tay vô căn có nguy hiểm không, nó có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ? Em xin cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Run vô căn không phải là một bệnh nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lại gây nhiều phiền toái, làm cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
    Chứng run vô căn có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường tăng nặng dần theo tuổi tác, bệnh xảy ra chủ yếu ở tay, khiến người bệnh khó cầm nắm, viết, vẽ… và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt là nó có thể dẫn đến các trở ngại về tâm lý, làm người bệnh trở nên cô độc, ngại giao tiếp, luôn cảm thấy tự ti và sống khép kín. Ở người trẻ, tình trạng run có thể ảnh hưởng đến công việc, khiến nhiều bạn trẻ phải từ bỏ cả niềm đam mê hay nghề nghiệp của mình.
    Hiện chưa có phương pháp nào chữa khỏi hẳn bệnh run vô căn, nhưng một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm run và làm chậm tiến triển của bệnh:
    - Tránh căng thẳng, lo âu
    - Ngủ đủ giấc.
    - Hạn chế sử dụng caffein, trà đặc
    - Hạn chế uống rượu, bia
    - Không hút thuốc lá
    - Luyện tập thể dục thường xuyên như đi bộ, thiền, yoga, thái cực quyền…
    Những trường hợp run nặng có thể được sử dụng thuốc điều trị, như Propranolol và Primidone. Thuốc có thể giúp giảm tới 60% triệu chứng run vô căn nhưng không phải luôn đáp ứng tốt trong tất cả các trường hợp. Một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh dần những rối loạn chức năng của não bộ, cũng là một giải pháp giúp làm giảm run vô căn hiệu quả.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân mến!
    XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ RUN VÔ CĂN HIỆU QUẢ