Thuốc Sifrol điều trị Parkinson: Cách dùng và những lưu ý cần biết

A- A+

 Sifrol là tên thương mại của pramipexole - một chất chủ vận dopamine được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson trong nhiều giai đoạn. Nếu bạn hoặc người thân đang sử dụng thuốc Sifrol, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết nhé!

Pramipexole được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) chấp thuận lần đầu tiên vào năm 1997 để điều trị bệnh Parkinson. Năm 2006, thuốc này cũng được FDA chấp thuận để điều trị hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome – RLS).

Thông tin chung về thuốc Sifrol (pramipexole)

Thuốc Sifrol  được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Boehringer Ingelheim (Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co. KG - Binger Strasse 173, 55216 Ingelheim am Rhein, Cộng hòa Liên bang Đức). Thuốc được bào chế gồm 2 dạng:

- Viên nén phóng thích nhanh (giải phóng hoạt chất ngay khi đưa vào cơ thể):

Pramipexole dihydrochloride monohydrate 0,25mg (tương đương 0,18g pramipexole)

Pramipexole dihydrochloride monohydrate 1mg (tương đương 0,7mg pramipexole).

- Viên nén phóng thích kéo dài (quá trình giải phóng hoạt chất kéo dài vài giờ)

Pramipexole dihydrochloride monohydrate 0,75mg (tương đương 0,52mg pramipexole).

Pramipexole dihydrochloride monohydrate 1,5mg (tương đương 1,05mg pramipexole).

Sifrol - thuốc điều trị đầu tay cho bệnh Parkinson giai đoạn nhẹ  

Sifrol - thuốc điều trị đầu tay cho bệnh Parkinson giai đoạn nhẹ 

(Nhà sản xuất có thể thay đổi bao bì của sản phẩm theo thời gian)

Giá thuốc Sifrol sẽ tùy thuộc vào hàm lượng, cụ thể:

- Sifrol 0.25mg khoảng 10.500 đồng/viên. - Thuốc sifrol 0.375mg giá khoảng 18.000 đồng/viên. - Thuốc sifrol 0.75mg khoảng 35.000 đồng/viên.

Tác dụng của thuốc Sifrol (pramipexole) đối với bệnh Parkinson

Hiện nay, Sifrol (pramipexole) là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ cho người bệnh Parkinson giai đoạn đầu, giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson như: Run, cứng cơ, khó kiểm soát cơ, rối loạn vận động,… Trong những giai đoạn nặng hơn, thuốc này thường được kê phối hợp với levodopa để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh vì lúc này levodopa đã bị mất dần tác dụng hoặc xuất hiện tình trạng bật - tắt.

Nghiên cứu lâm sàng trên 1800 bệnh nhân Parkinson dùng Sifrol dạng viên phóng thích kéo dài cho thấy kết quả:

- Trong giai đoạn sớm của Parkinson: Sifrol giúp cải thiện đáng kể chức năng vận động, làm chậm và làm giảm các rối loạn vận động tốt hơn so với điều trị khởi đầu bằng thuốc levodopa. Hiệu quả của Sifrol kéo dài đến 3 năm.

- Tỷ lệ xuất hiện các tác dụng phụ như ảo giác và buồn ngủ do Sifrol cao hơn ở giai đoạn tăng liều (không có sự khác biệt khi dùng liều duy trì). Đây là cơ sở để xác định được liều khởi đầu của thuốc điều trị bệnh Parkinson Sifrol.

Cơ chế tác động của Sifrol trong điều trị Parkinson

Cơ chế hoạt động chính xác của pramipexole đối với bệnh Parkinson hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một vài bằng chứng khoa học cho thấy pramipexole kích thích các thụ thể dopamine trong thể vân của não. Thể vân là khu vực tiếp nhận rất nhiều đầu vào thần kinh và chịu trách nhiệm về nhiều chức năng, trong đó có chức năng vận động. Các nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy pramipexole ảnh hưởng đến tốc độ truyền dẫn thần kinh thể vân sau khi kích hoạt các thụ thể dopamine.

  Thuốc Parkinson Sifrol (pramipexole) làm tăng hoạt động của các thụ thể dopamine trong não bộ

Thuốc Parkinson Sifrol (pramipexole) làm tăng hoạt động của các thụ thể dopamine trong não bộ

Liều dùng Sifrol cho người bệnh Parkinson

Việc sử dụng thuốc với liều lượng bao nhiêu, tần suất như thế nào phụ thuộc vào: Độ tuổi, mức độ trầm trọng của bệnh, hiện trạng điều trị hiện tại của bệnh nhân, phản ứng của cơ thể người bệnh với liều điều trị đầu.

Dưới đây là liều dùng Sifrol quy chuẩn để điều trị bệnh Parkinson, áp dụng với người trưởng thành (trên 18 tuổi) theo hướng dẫn của nhà sản xuất:

Dạng viên nang phóng thích nhanh:

-  Tuần 1: 0,125 mg/ uống 3 lần/ngày

-  Tuần 2: 0,25 mg/uống 3 lần/ngày

-  Tuần 3: 0,5 mg/uống 3 lần/ngày

-  Tuần 4: 0,75 mg/uống 3 lần/ngày

-  Tuần 5: 1 mg/uống 3 lần/ngày

-  Tuần 6 : 1,25 mg/uống 3 lần/ngày

-  Tuần 7: 1,5 mg/uống 3 lần/ngày

Dạng viên nén phóng thích kéo dài:

-  Liều khởi đầu: 0,375 mg/uống 1 lần/ngày

-  Tăng liều: bác sĩ có thể tăng liều sau 5 – 7 ngày

-  Liều tối đa: 4,5 mg/uống 1 lần/ngày

Đối với người bệnh Parkinson mắc kèm suy thận, liều dùng thuốc Sifrol sẽ được điều chỉnh tùy theo mức độ thanh thải creatinin. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chức năng thận và cần điều chỉnh giảm liều Sifrol hàng ngày.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng với liều bao nhiêu tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc Sifrol trong điều trị Parkinson

Tác dụng phụ thường gặp

- Trên hệ tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, kém ăn, tiêu chảy hoặc táo bón

- Trên hệ thần kinh: Lú lẫn, rối loạn giấc mơ, trầm cảm

- Chóng mặt và buồn ngủ

- Rối loạn bài tiết nước tiểu, đi tiểu thường xuyên, cảm giác bí tiểu

- Tăng ham muốn tình dục

- Phù tay hoặc chân

Tác dụng phụ nghiêm trọng, hiếm gặp

- Nhược cơ: Đau cơ, yếu cơ hoặc cứng cơ

- Thay đổi màu nước tiểu: Nước tiểu trở nên sẫm màu

- Ảo giác: Bệnh nhân có thể nghe và thấy những điều không tồn tại

- Rối loạn tâm thần: Lú lẫn; hành vi hung hăng, kích động, hiếu chiến và mê sảng

- Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, giảm thị lực

Sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, hỗ trợ kiểm soát chứng run chân tay, giảm bớt tác dụng phụ của thuốc tây và hạn chế tình trạng nhờn thuốc. Hãy gọi cho chúng tôi theo số  0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Các thuốc và đồ uống có thể tương tác với Sifrol

- Thuốc an thần và chống nôn: phenothiazines (chlorpromazine, fluphenazine, …); butyrophenone (Droperidol, haloperidol); metoclopramide làm nặng thêm tác dụng phụ của Sifrol

- Thuốc ngủ: Diphenhydramin, Zolpidem dùng chung với Sifrol gây buồn ngủ hơn, tăng nguy cơ ngủ gật trong ngày.

- Cimetidine cạnh tranh đào thải với Sifrol qua thận, làm tăng nồng độ của Sifrol trong máu, tăng tác dụng phụ của thuốc.

- Levodopa: Cần giảm liều Levodopa nếu dùng chung

- Rượu và thức uống có cồn khác: Làm tăng tác dụng phụ của Sifrol

Xem thêmChế độ ăn khoa học cho người bệnh Parkinson

Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Sifrol để hạn chế tác dụng phụ

- Uống thuốc cùng với thức ăn để làm giảm tình trạng buồn nôn: Thực phẩm không ảnh hưởng đến hiệu quả của Sifrol, vì vậy bạn có thể uống thuốc trong bữa ăn.

Không được bẻ hoặc nghiền nhỏ các viên thuốc có tác dụng kéo dài.

Theo dõi chức năng thận trong quá trình sử dụng: 90% thuốc Sifrol đào thải qua thận, do đó cần theo dõi chức năng thận thường xuyên và trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều nếu chức năng thận bị suy giảm.

Sifrol gây buồn ngủ, không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc kỹ thuật sau khi dùng thuốc.

Nếu xuất hiện nhiều tác dụng phụ như trên hoặc tình trạng bệnh không cải thiện, hãy thông báo với bác sỹ để được chỉ dẫn cụ thể. Tuyệt đối không được ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Không uống rượu trong khi dùng thuốc.

Không nên tự ý ngưng thuốc, việc ngừng thuốc phải giảm liều dần dần theo hướng dẫn của bác sỹ.

Nếu quên liều, hãy uống ngay nếu khi bạn nhớ ra cách lần uống thuốc tiếp theo ít nhất vài tiếng. Nếu không, hãy bỏ qua và đợi uống liều tiếp theo như bình thường.

Bảo quản và lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 18 tuổi.

Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin liên quan và cập nhật nhất về thuốc trị Parkinson Sifrol, nhưng không thể thay thế các kiến thức hoặc chỉ dẫn chuyên môn của bác sỹ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị hoặc chuyên gia y tế trước khi quyết định sử dụng bất cứ một loại thuốc nào.

parkinson-biet-cach-nay-som.gif

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp thuốc điều trị bệnh Parkinson từ A-Z và những lưu ý khi sử dụng

Tham khảo: Medlineplus.gov, Healthline.com, Drugbank.com, Drugs.com