Rung giật cơ khi ngủ: Hiện tượng bình thường hay bệnh nguy hiểm?

A- A+

 Bạn đã bao giờ bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm bởi một cơn co giật đột ngột hoặc cử động cơ không kiểm soát? Bạn không đơn độc, vì cứ khoảng 10 người sẽ có 7 người gặp tình trạng rung giật cơ khi ngủ. Vì sao hiện tượng này lại xảy ra và có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

70% dân số trên thế giới bị rung giật cơ khi ngủ

70% dân số trên thế giới bị rung giật cơ khi ngủ

Chứng rung giật cơ khi ngủ là gì?

Rung giật cơ hiện tượng co giật ngắn ở cơ một cách ngẫu nhiên hoặc theo trình tự. Cơn rung giật có thể xảy ra riêng lẻ hoặc theo từng nhóm cơ. Một dạng rung giật cơ thường gặp nhất khi chúng ta thức là nấc cụt, xảy ra khi những cơn co thắt ảnh hưởng đến cơ hoành.

Hiện tượng rung giật cơ khi ngủ còn được gọi là “chứng giật thần kinh” hoặc “chứng giật cơ giảm năng lượng”, thường bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn trước khi ngủ sâu.

Nguyên nhân gây rung giật cơ khi ngủ

Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra chứng rung giật cơ khi ngủ. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), một số trường hợp co giật cơ khi ngủ có thể xảy ra do phản ứng quá mức của não và tủy sống đối với ánh sáng, tiếng ồn hoặc chuyển động xảy ra khi bạn đang chìm vào giấc ngủ.

Rung giật cơ khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn thần kinh, bao gồm: Bệnh Parkinson, Alzheimer, đa xơ cứng và động kinh. 

Rung giật cơ khi ngủ có nguy hiểm không?

Chứng rung giật cơ khi ngủ không gây hại hoặc đe dọa tính mạng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị đánh thức trong giấc ngủ vì cảm giác cơ thể bị giật mạnh, bị hụt chân, “rơi xuống vực” hay không thể cử động được tay, chân và cơ thể.

Rung giật cơ khi ngủ gây cảm giác hụt chân, rơi xuống vực

Rung giật cơ khi ngủ gây cảm giác hụt chân, rơi xuống vực

Bị rung giật cơ khi ngủ nên đi khám ở đâu?

Nếu triệu chứng xuất hiện thường xuyên và gây mất ngủ, mệt mỏi, mất tỉnh táo vào ngày hôm sau, bạn nên đi khám tại khoa thần kinh ở bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên. 

Một số địa chỉ khám rung giật cơ khi ngủ:

  • Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM).
  • Khoa Nội Thần kinh Tổng quát - Bệnh viện Nhân dân 115 (địa chỉ 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM).
  • Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM)
  • Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer – Bệnh viện Lão khoa TƯ (1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
  • Chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Khi khám, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, khai thác triệu chứng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm/chẩn đoán như: 

  • Điện cơ đồ (EMG): Để chẩn đoán rung giật cơ và các rối loạn chức năng của hệ thần kinh - cơ
  • Điện não đồ (EEG): Ghi lại hoạt động điện của não để tìm ra nguyên nhân gây rung giật cơ khi ngủ
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu: Để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như rung giật cơ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp lại hình ảnh ba chiều của não, tủy sống, dây thần kinh và các mô cơ để tìm nguyên nhân.

Đo điện cơ đồ là một trong những phương pháp chẩn đoán rung giật cơ khi ngủ

Đo điện cơ đồ là một trong những phương pháp chẩn đoán rung giật cơ khi ngủ

Cách điều trị rung giật cơ khi ngủ

Hầu hết các trường hợp rung giật cơ khi ngủ không cần điều trị, bạn chỉ cần tránh một số yếu tố có thể gây tăng nặng triệu chứng, chẳng hạn như: Mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, sử dụng đồ ăn thức uống chứa caffeine hoặc tập thể dục quá sức trước khi ngủ.

Nếu triệu chứng run giật tay chân khi ngủ xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ, bạn cần đi khám và điều trị. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa kỳ (ASA), thuốc điều trị rung giật cơ khi ngủ bao gồm:

  • Clonazepam: Giúp giãn cơ, giảm co rút cơ. Thuốc gây buồn ngủ nên nếu uống vào buổi tối sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Thuốc này sẽ giảm dần hiệu quả sau một thời gian sử dụng, nên cần điều trị bắt đầu từ liều thấp nhất và kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc khác để làm chậm quá trình tăng liều.
  • Natri valproate: Có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với clonazepam để điều trị rung giật cơ.
  • Các thuốc khác: Bao gồm barbiturat, phenytoin và primidone được sử dụng để cải thiện các rối loạn thần kinh khác có liên quan đến chứng rung giật cơ khi ngủ.

Ngoài ra, nếu hiện tượng này xảy ra do các bệnh như Parkinson, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng hay động kinh, bạn cần sử dụng thêm các thuốc điều trị chuyên biệt cho từng bệnh.

Một số trường hợp run tay run chân khi ngủ cần được điều trị bằng thuốc

Một số trường hợp run tay run chân khi ngủ cần được điều trị bằng thuốc

Đừng chủ quan nếu bạn thường xuyên bị run giật cơ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường của hệ thần kinh. Hãy gọi ngay đến tổng đài 0904.904.660 được chuyên gia tư vấn cụ thể.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

 

Bí quyết giúp bạn kiểm soát rung giật cơ và ngủ ngon hơn

Bên cạnh các thuốc tây y, bạn nên kết hợp sử dụng TPCN Vương Lão Kiện   để ổn định dẫn truyền thần kinh, phục hồi tổn thương thần kinh và giảm triệu chứng rung giật cơ. Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng, Vương Lão Kiện vừa giúp giảm rung giật cơ khi ngủ, vừa có tác dụng an thần và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Bạn cũng có thể áp dụng thêm 1 số mẹo sau đây để có giấc ngủ trọn vẹn hơn:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần và kỳ nghỉ
  • Không xem tivi hoặc sử dụng máy tính/điện thoại trước khi đi ngủ. Không nên để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối và thoải mái.
  • Tập thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Tránh ánh sáng chói, caffeine, rượu, tránh ăn no hoặc uống nhiều nước trong bữa tối cũng như trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ 1- 2 tiếng.

Phần lớn tình trạng rung giật cơ khi ngủ là lành tính, bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn đã thử nhiều cách mà chứng rung giật cơ khi ngủ vẫn không thuyên giảm, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị run tay từ người trong cuộc Hướng dẫn cách chữa run tay bằng Đông y vừa an toàn lại hiệu quả

Tham khảo: universityhealthnews.com, sleep.org, sleepassociation.org, sleepeducation.org