Triệu chứng bệnh run tay chân

A- A+

Trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp triệu chứng run rẩy với rất nhiều biểu hiện khác nhau. Có những người bị run ở tay, chân; có những người lại run ở đầu, cổ, giọng nói run run hay run cả thân mình. Một số người run tăng lên khi nghỉ ngơi, nhưng một số người khác run lại tăng lên khi hoạt động. Dấu hiệu của bệnh run tay chân có thể rất khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhưng chúng đều gây ra những rối loạn vận động ở một hay nhiều vùng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

Dưới đây là những triệu chứng, dấu hiệu run đặc trưng cho từng nguyên nhân cụ thể:

Run vô căn với triệu chứng đặc trưng là run tăng lên khi vận động

Run vô căn khá phổ biến ở người có độ tuổi trên 40 với nguyên nhân không được xác định. Nếu bạn có bố hoặc mẹ bị run vô căn bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn 50%. Run vô căn tác động chủ yếu đến bàn tay. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như lưỡi, đầu hoặc thân mình, hiếm khi run ở chân. Mức độ run có thể tăng dần theo tuổi tác, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày. Run đặc trưng là tăng khi vận động hoặc thay đổi cảm xúc như vui, buồn, căng thẳng, hồi hộp… Đầu có thể bị run theo kiểu run dọc (gật đầu) hoặc run ngang (lắc đầu).

Run vô căn với biểu hiện đặc trưng là run tăng khi hoạt động

Run vô căn với biểu hiện đặc trưng là run tăng khi hoạt động

Run do Parkinson với triệu chứng đặc trưng run tăng khi nghỉ

Run có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson với đặc trưng là run tăng lên khi nghỉ ngơi. Bạn có thể tự tiến hành kiểm tra bằng cách ngồi ngay ngắn, để yên 2 tay lên đùi hoặc trên mặt bàn sẽ thấy run xuất hiện nặng hơn. Nhưng run có thể giảm, thậm chí là không còn khi bạn cầm một cốc nước hoặc nắm lấy bàn tay bên cạnh. Trong bệnh Parkinson, run thường theo kiểu lắc vẫy và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như tay, chân, cằm, môi,…

Bạn bị run tay chân dẫn đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện để giảm run do mọi nguyên nhân. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Triệu chứng run do rối loạn trương lực cơ

Ở những người bị rối loạn trương lực cơ, các cơ trở nên co thắt liên tục, thường gây ra các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại tạo dáng điệu bất thường. Rối loạn trương lực cơ có thể gây ra chứng co cứng cơ tay khi viết hoặc tật vẹo cổ. Nó khác với run vô căn do xảy ra không thường xuyên và có thể thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi bạn chạm vào một phần cơ thể bị ảnh hưởng có thể giúp làm giảm biên độ run.

Run do tiểu não – run tăng lên khi thực hiện các động tác có chủ đích

Đặc trưng của run do tiểu não là thường xảy ra khi bạn cố gắng thực hiện các động tác yêu cầu có chủ đích, có mục đích như ấn nút, chạm ngón tay vào chóp mũi. Chình vì vậy, khi tiến hành thăm khám bạn có thể được bác sỹ yêu cầu thực hiện động tác này. Sự tổn thương của tiểu não sau đột quỵ, ung thư hoặc bệnh đa cơ cứng… là những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng trên. Nó cũng có thể xảy ra ở một số người nghiện rượu nặng hoặc lạm dụng các chất kích thích. Một số dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện như giọng nói run, rung giật nhãn cầu, cử động dáng đi chậm chạp.

Người bệnh thực hiện động tác ngón tay chỉ mũi trong chẩn đoán run do tiểu não

Người bệnh thực hiện động tác ngón tay chỉ mũi trong chẩn đoán run do tiểu não

Run do rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện khi căng thẳng, hồi hộp

Run ở người trẻ phổ biến là run do rối loạn thần kinh thực vật, xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân như stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống gia đình và công việc. Run sẽ xuất hiện và tăng lên khi bạn hồi hộp, lo lắng, căng thẳng hoặc đứng trước đám đông.

Nhận biết run do bệnh cường giáp

Run trong bệnh cường giáp thường là run tay và các ngón tay, kèm theo các biểu hiện nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút) hoặc không đều, vã mồ hôi, bứt rứt, căng thẳng, khó chịu.

Dấu hiệu run do lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng các chất kích thích như cafe, rượu bia có thể gây tổn hại các tế bào thần kinh và dẫn tới các cơn chấn động là run tay, chân, lĩu lưỡi... Ngoài ra, cai rượu không đúng cách cũng làm bạn có nguy cơ phát sinh triệu chứng run. Một số trường hợp sau khi uống một ly rượu thấy cải thiện tình trạng run nhưng thực chất đây chỉ là trạng thái đánh lừa cơ thể. Nếu bạn muốn kiểm soát tốt chứng run của mình, tốt nhất nên từ bỏ rượu.

Lạm dụng rượu hoặc cai rượu không đúng cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh run

Lạm dụng rượu hoặc cai rượu không đúng cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh run

Mặt khác, run còn có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như run do tác dụng không mong muốn của một số thuốc, run do ngộ độc kim loại nặng (như chì, asen, thuỷ ngân), hay thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất (như các loại vitamin nhóm B, Magie)… Với các chứng run này, nếu khắc phục được nguyên nhân bằng cách ngưng sử dụng thuốc, loại bỏ độc tố và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, triệu chứng run có thể khỏi hoàn toàn.

Nhận biết sớm các dấu hiệu của run rất quan trọng để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào chữa dứt điểm triệu chứng run. Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của bác sỹ kết hợp với lối sống lành mạnh, chịu khó tập luyện và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên như Thiên Ma, Câu Đằng… sẽ giúp cải thiện chứng run và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Chia-se-benh-nhan-chua-run-chan-tay

Theo nguồn: http://www.healthline.com