Điều trị bệnh Parkinson: Đây là giải pháp đầy đủ và hiệu quả

A- A+

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa não tiến triển nặng dần theo thời gian do tình trạng thiếu hụt dopamin ở não thường khởi phát từ 55 tuổi. Không chỉ gây ra các triệu chứng run tay chân khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm và mất thăng bằng, bệnh còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người mắc phải. Cách điều trị Parkinson bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống và sử dụng Đông Y. Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc.

Điều trị Parkinson đúng cách, hiệu quả cải thiện bệnh càng cao

Điều trị Parkinson đúng cách, hiệu quả cải thiện bệnh càng cao

Thuốc điều trị Parkinson

Điều trị nội khoa bằng thuốc là giải pháp nền tảng được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của bệnh Parkinson. Các thuốc điều trị bệnh Parkinson bao gồm 4 nhóm chính: thuốc bổ sung trực tiếp dopamine (Levodopamadopar, sinemet), thuốc đồng vận dopamine (ronipiron - requip, piribedil - trivastal, pramipexole - sifrol), thuốc ức chế phân hủy dopamin (ức chế MAO-B - rasagiline và ức chế COMT - entacapone) và thuốc kháng cholinergic (Artane, trihex). Việc lựa chọn loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của mỗi người và giai đoạn bệnh.

Thuốc bổ sung dopamine Levodopa

Levodopa (L-dopa) là thuốc điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay và là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson. Khi được hấp thu vào não bộ, thuốc có khả năng chuyển đổi thành dopamine. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi levodopa thành dopamine thường diễn ra sớm ở bên ngoài não. Do đó, thuốc thường được phối hợp với carbidopa hoặc benserazide để ngăn ngừa quá trình này. Tại Việt Nam, hai biệt dược của levodopa được dùng phổ biến là Madopar (Levodopa + Benserazide) và Sinemet (carbidopa-levodopa).

Nhược điểm của levodopa là dễ bị giảm hiệu lực (nhờn thuốc) sau 3 - 5 năm sử dụng và có thể gây ra các tác dụng phụ như hẹ huyết áp tư thế, buồn ngủ, choáng váng, chóng mặt, táo bón, khó tiêu, lú lẫn, trầm cảm, loạn động. Để hạn chế các tác dụng phụ này, thuốc thường được kê đơn từ liều thấp, sau đó tăng dần tới liều tác dụng, không dùng cùng vitamin B6 và không dừng thuốc đột ngột.

Thuốc đồng vận dopamine

Nhóm thuốc này còn được gọi là chất chủ vận dopamin hay giả lập dopamin. Chúng bắt chước tác dụng của dopamine trong não bộ nhưng tác dụng không nhanh và không cao như levodopa. Các thuốc thuộc nhóm này đang được dùng phổ biến bao gồm pramipaxole (Mirapex, Sifrol), ropinirole (Requip), piribedil (trivastal) và rotigotine (Neupro).

Thuốc đồng vận dopamine thường được sử dụng cho những người bệnh parkinson giai đoạn sớm (bệnh parkinson giai đoạn đầu) hoặc các bệnh nhân trẻ tuổi. Ở các giai đoạn bệnh nặng hơn, thuốc được dùng kết hợp với L-dopa để giảm liều của loại thuốc này. Các tác dụng phụ của thuốc cũng gần tương tự như L-dopa.

Sifrol (pramipaxole) thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson giai đoạn sớm

Sifrol (pramipaxole) thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson giai đoạn sớm

Thuốc ức chế phân hủy dopamine

Selegiline (Eldepryl, Zelapar), rasagiline (Azilect), Entacapone (comtan) và Tolcapone (Tasmar) là các thuốc điều trị Parkinson tiêu biểu trong nhóm này. Tác dụng của thuốc là ức chế enzym monoamine oxidase MAO-B (men phân hủy dopamin) hoặc enzyme COMT (men chuyển hóa levodopa). Vì vậy, sử dụng thuốc sẽ giúp kéo dài thời gian tác dụng của nhóm bổ sung dopamine L-dopa.

Tác dụng phụ của thuốc ức chế phân hủy dopamine là buồn nôn, mất ngủ, tăng nguy cơ ảo giác hoặc rối loạn vận động. Đặc biệt Tolcapone (Tasmar) có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Thuốc kháng cholinergic

Hiện nay nhóm kháng cholinergic (Artane, Trihex) rất ít được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân do tác dụng của thuốc không cao và có thể gây nhiều tác dụng phụ như: suy giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, táo bón, khô miệng và tiểu ít.

Ngoài 4 nhóm thuốc kể trên, người bệnh Parkinson còn có thể được kê đơn Amantadine. Bản chất đây là thuốc kháng virus, nhưng cũng có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng loạn động ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn nặng.

Sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, hỗ trợ kiểm soát chứng run chân tay, co cứng cơ, phục hồi vận động và hạn chế tình trạng nhờn thuốc. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

 nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Điều trị Parkinson bằng đông y

Nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây và tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, các nhà khoa học đã chuyển hướng nghiên cứu các giải pháp từ thảo dược Đông Y.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thiên ma, Câu đằng có thể gián tiếp làm tăng lượng dopamin trong não bộ, từ đó giúp cải thiện tình trạng run chân tay, cứng cơ hay chậm vận động. Các thảo dược Đông Y này còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, đặc biệt là chống stress oxy hóa, chống thoái hóa, lão hóa tế bào não – nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh Parkinson.

Thực tế, Thiên Ma và Câu đằng - dưới dạng tinh chế trong TPCN Vương Lão Kiện - đã giúp nhiều người bệnh Parkinson cải thiện đáng kể khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống. Điển hình như trường hợp của ông Đỗ Bình Dương (Hà Nội).

Nói về Vương Lão Kiện, ông chia sẻ: “Tôi đã từng rất sợ hãi và lo lắng khi biết mình mắc bệnh. Mọi công việc thường ngày, như đọc sách, viết tài liệu, dạy cháu học bài… đều bị ảnh hưởng. Nhưng sau hơn 5 tháng dùng Vương Lão Kiện với thuốc Tây, môi và lưỡi tôi đã giảm run, nói chuyện rõ ràng hơn. Mừng nhất là tay chân đỡ run. Cầm bát, cầm cốc nước không bị đổ, sánh ra ngoài như trước. Thỉnh thoảng tôi vẫn tự đi ngân hàng ký tên để rút tiền được.”

Ông Dương chia sẻ về tác dụng hỗ trợ điều trị Parkinson của Vương Lão Kiện

Hiệu quả của TPCN Vương Lão Kiện cũng đã được GS Lê Đức Hinh - Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam đánh giá cao. Bạn có thể lắng nghe chi tiết đánh giá của Giáo sư trong video sau.

GS Lê Đức Hinh đánh giá Vương Lão Kiện - TPCN hỗ trợ trị run chân tay, parkinson

Xem thêm: Kinh nghiệm chữa bệnh run tay chân, Parkinson

Thay đổi lối sống trong điều trị Parkinson

Thay đổi lối sống không giúp cải thiện rõ rệt chứng run, cứng cơ do parkinson. Tuy nhiên, các chuyên gia Thần kinh vẫn khuyến cáo người bệnh parkinson nên duy trì lối sống lành mạnh để làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn chung sống dễ dàng hơn với căn bệnh này.

Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn

Những người mắc bệnh Parkinson thường xuyên tập thể dục. Điều này sẽ giúp cơ bắp luôn linh hoạt, tăng khả năng vận động và duy trì thể lực. Người bệnh có thể thử các bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền, làm vườn, khiêu vũ hoặc thể dục nhịp điệu.

Chú ý hơn khi di chuyển để tránh té ngã

Trong giai đoạn sau của Parkinson, do tư thế bị mất thăng bằng nên người bệnh dễ bị ngã hơn khi gặp một cú đẩy hoặc đụng chạm nhẹ. Để phòng tránh điều này, người bệnh nên:

- Đi vòng chữ U thay vì xoay cả cơ thể để quay người lại.

- Cố gắng phân phối đều trọng lượng cơ thể lên 2 chân.

- Tránh nghiêng người và mang vác khi đi bộ. 

Đặc biệt, người bệnh có thể tập luyện thái cực quyền. Nghiên cứu cho thấy, bài tập này sẽ giúp cải thiện khả năng thăng bằng và tính linh hoạt của cơ bắp, do đó ngăn ngừa té ngã.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson

Nắm rõ bệnh Parkinson nên ăn gì hay nên hạn chế gì là một trong những phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Parkinson. Bởi một chế độ ăn tốt có thể làm giảm nguy cơ gãy xương, mất nước, tắc ruột do táo bón và suy dinh dưỡng. Vì vậy, người bệnh Parkinson nên:

- Ăn nhiều rau xanh và các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ để nhuận tràng tự nhiên. - Ăn đồ lạnh và chua - chẳng hạn như trái cây - trước bữa ăn để giúp ngăn ngừa khô miệng. - Uống 6-8 ly nước mỗi ngày, ngay cả khi không khát. - Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm (protein) ngay trước khi uống thuốc Levodopa để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc.

Áp dụng một số liệu pháp thay thế

Các liệu pháp như vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu hay lao động trị liệu cũng phần nào giúp bệnh nhân Parkinson cải thiện chất lượng cuộc sống. Cụ thể:

- Vật lý trị liệu sẽ giúp tăng khả năng phối hợp, cân bằng và chuyển động. - Ngôn ngữ trị liệu giúp cải thiện vấn đề với lời nói và chứng khó nuốt do bệnh Parkinson. - Lao động trị liệu cung cấp cho người bệnh cách tự thực hiện một số hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Điều trị bệnh parkinson bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị parkinson bằng phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những người bị Parkinson nặng, bệnh Parkinson giai đoạn cuối, không còn đáp ứng với thuốc điều trị bệnh parkinson. Các phương pháp này bao gồm:

- Thủ thuật rạch cầu nhạt, nhân VOA hoặc nhân VIM của đồi thị. - Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) - Cấy ghép tế bào. - Phẫu thuật bằng tia gamma.

Trong đó, phẫu thuật kích thích não sâu đã được áp dụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Hồ Chí Minh và cho kết quả tích cực. Người bệnh sau khi can thiệp có cải thiện được các triệu chứng run, cứng đờ và kiểm soát vận động tốt hơn. Tuy nhiên, chi phí cho một ca phẫu thuật này rất cao (khoảng 800 triệu).

Điều trị biến chứng của bệnh parkinson

Sự sụt giảm dopamin nhanh chóng theo thời gian, cộng với tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể gây ra các rối loạn khác cả về thể chất và tâm lý của người bệnh Parkinson. Vì thế, bên cạnh việc cải thiện dấu hiệu của bệnh parkinson, điều trị các biến chứng thường gặp sau đây cũng không kém phần quan trọng:

- Trầm cảm và lo âu: Thuốc, liệu pháp tâm lý, hoạt động thể chất (tập thể dục) có thể cải thiện được tình trạng này. Thường dùng nhất là Citalopram (Celexa®) thuốc chống trầm cảm ba vòng như Nortrip.

- Rối loạn giấc ngủ:  Việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Ví dụ như người bị buồn ngủ nhiều ban ngày có thể sử dụng thuốc điều trị chứng ngủ rũ hoặc áp dụng phương pháp tăng cường vận động thể lực. Người bị mất ngủ có thể áp dụng các biện pháp trong bài viết “Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh parkinson

- Sa sút trí tuệ: Các thuốc điều trị bệnh Alzheimer thể được sử dụng để điều trị biến chứng này. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc giảm bớt các thuốc điều trị nhóm kháng cholinergic và selegiline nếu có.

Giảm liều thuốc điều trị Parkinson là một cách giảm bớt biến chứng sa sút trí tuệ

Giảm liều thuốc điều trị Parkinson là một cách giảm bớt biến chứng sa sút trí tuệ

- Loạn thần, ảo giác: Đây thường là tác dụng phụ của thuốc điều trị, nên giải pháp đầu tiên là điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn Clozapine để kiểm soát ảo giác ở người bệnh parkinson.

- Táo bón: Chế độ ăn giàu chất xơ (rau, quả), chất nhuận tràng và vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

- Nuốt khó: Để cải thiện chứng khó nuốt, người bệnh Parkinson nên ăn thức ăn mềm, ăn chậm, nhai kỹ và ăn từng ngụm nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các giải pháp trong bài viết “Xử trí chứng khó nuốt ở người Parkinson”

- Rối loạn chức năng cương dương: Sildenafil (viagra) có thể hữu ích cho chứng rối loạn cương ở người bị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, thuốc có thể làm hạ huyết áp thế đứng (váng đầu hoặc chóng mặt xảy ra khi đột nhiên đứng lên), hoặc có thể làm nặng thêm tác dụng phụ của một số thuốc điều trị parkinson.

- Đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis): Biến chứng này có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng thuốc uống chống mồ hôi theo toa hoặc bằng phẫu thuật trong trường hợp nặng.

- Chảy nước dãi quá mức: Có thể được cải thiện với các bài tập nuốt, phẫu thuật hoặc dùng thuốc trong trường hợp nặng.

- Tiểu không tự chủ: Biến chứng này có thể được điều trị bằng các bài tập để tăng cường cơ bắp vùng chậu sàn, thuốc (Oxybutynin, Tolterodine) hoặc phẫu thuật trong trường hợp nặng.

Điều trị bệnh Parkinson là một hành trình dài đầy gian truân thử thách. Vì vậy nếu bạn có người thân bị Parkinson, hãy luôn ở bên động viên và chia sẻ để họ có thêm động lực bước tiếp cùng căn bệnh này.

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh Parkinson

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, parkinsonshealth.com, ncbi.nlm.nih.gov, jstage.jst.go.jp

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh