Khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ. Dù vậy, bằng cách xây dựng một chế độ chăm sóc, điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể giảm bớt
Giai đoạn cuối của bệnh Parkinson khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Giai đoạn cuối của bệnh Parkinson là giai đoạn 4 và giai đoạn 5 theo thang Hoehn and Yahr. Ở giai đoạn này, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm rất nhiều. Đây cũng là giai đoạn bệnh Parkinson tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, mất khả năng vận động, viêm phổi… Các biến chứng này vừa làm suy giảm sức khỏe, tuổi thọ vừa khiến người bệnh dễ rơi vào bi quan, mất niềm tin trong cuộc sống.
Có thể mỗi người bệnh sẽ có những biến chứng riêng. Nhưng sau đây là những biến chứng phổ biến nhất có thể xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh Parkinson:
Phần lớn người bị Parkinson đều có các triệu chứng rối loạn vận động (run, co cứng cơ, chậm vận động và khó khăn trong việc giữ thăng bằng). Thế nhưng, ở giai đoạn cuối, các biểu hiện này sẽ trở nên đặc biệt trầm trọng.
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối gần như không còn khả năng tự thực hiện các công việc thường nhật. Họ cần có sự hỗ trợ từ người thân xung quanh và sự giúp đỡ từ gậy chống để có thể đứng lên. Thậm chí, những người ở giai đoạn 5 của bệnh Parkinson còn không thể tự ngồi dậy từ ghế hoặc giường.
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có nguy cơ té ngã rất cao, lên tới 40 - 70% ngay cả khi đang sử dụng thuốc điều trị. Điều này có thể khiến họ bị gãy xương, chấn thương, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân té ngã là do tình trạng run do bệnh Parkinson xuất hiện với tần suất và mức độ tăng cao, mất thăng bằng, thay đổi dáng đi, hạ huyết áp tư thế hay tác dụng phụ của các thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt, sau khi đã té ngã, người bệnh thường sẽ có tâm lý sợ sệt, hạn chế đi lại dẫn đến các cơ ngày càng yếu và bệnh càng tiến triển nhanh hơn.
Người bệnh parkinson giai đoạn cuối rất dễ bị té ngã nguy hiểm
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng run tay, co cứng cơ nếu phối hợp nhiều phương pháp (chế độ ăn uống - tập luyện, thảo dược phục hồi thần kinh...). Để được chuyên gia tư vấn cụ thể, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 0904.904.660 hoặc để lại số điện thoại ở cuối bài viết.
Theo Tiến sĩ Weiner và các cộng sự, các vấn đề về rối loạn nhận thức, hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ, ảo giác ở người bệnh parkinson là khá phổ biến (hơn 50%). Triệu chứng này thường trở nên trầm trọng hơn ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó:
+ Suy giảm trí nhớ: Xuất hiện ở khoảng 28 – 44% người bệnh. Dù các ký ức vẫn được não lưu giữ nhưng họ không thể nhận thức được.
+ Ảo giác và hoang tưởng: Khoảng 25 – 30% người bệnh Parkinson có các biểu hiện rối loạn tâm thần như ảo giác và hoang tưởng, thậm chí không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là tưởng tượng. Hiện tượng này xảy ra do tác dụng phụ của thuốc điều trị khi sử dụng lâu dài.
+ Trầm cảm: Khoảng 40 – 60% người mắc Parkinson bị trầm cảm, lo âu thái quá, sau đó dần rơi vào tình trạng hoảng loạn, tuyệt vọng, mất ngủ, khó thở, tim đập nhanh.
+ Rối loạn giấc ngủ: Xảy ra ở hầu hết người bệnh Parkinson giai đoạn cuối với các triệu chứng như buồn ngủ quá mức vào ban ngày, thay đổi chu kỳ ngủ - thức hoặc rối loạn hành vi giấc ngủ REM (ngủ động) - có các hành vi như thật trong khi ở trạng thái vô thức.
Sử dụng sớm TPCN Vương Lão Kiện từ Thiên ma, Câu đằng sẽ giúp giảm run chân tay, cải thiện tình trạng cứng cơ, vận động khó khăn, làm chậm tiến triển bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người Parkinson. Sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng và được nhiều chuyên gia đầu ngành tin tưởng lựa chọn. Hãy liên hệ theo số 0904.904.660 để được tư vấn cụ thể.
Trong bệnh Parkinson giai đoạn cuối, phản xạ nuốt và co bóp của cơ quan tiêu hoá bị giảm đi đáng kể do rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật. Tình trạng này khiến người bệnh dễ bị sặc bởi thức ăn lạc vào đường hô hấp. Trường hợp nặng còn gây viêm phổi, tắc nghẽn đường thở hoặc suy kiệt (suy dinh dưỡng) do ăn uống khó khăn.
Khó nuốt cũng làm người bệnh không thể uống thuốc. Điều này làm việc điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối đã khó nay còn khó hơn.
Thuốc điều trị bệnh Parkinson khi dùng lâu ngày sẽ làm chức năng gan thận của người bệnh Parkinson giai đoạn cuối bị suy giảm phần nào. Vì thế, người bệnh hoặc người nhà nên theo dõi các chỉ số về chức năng gan thận định kỳ hằng tháng, từ đó xin ý kiến bác sĩ để có thể hiệu chỉnh liều phù hợp.
Bản thân trong giai đoạn cuối, đáp ứng với thuốc của người bệnh cũng kém đi. Điều này khiến bác sĩ buộc phải tăng liều và kéo theo rủi ro tác dụng phụ như hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn tâm thần, rối loạn tiêu hóa… tăng cao.
Tác dụng phụ của thuốc khiến việc điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối khó khăn hơn
Đến giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, cách điều trị sẽ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc mà còn cần đến các phương pháp hỗ trợ khác. Điển hình như sự chia sẻ của người thân, bố trí các vật dụng hợp lý, tập phục hồi chức năng, đặc biệt là kết hợp giải pháp hỗ trợ chữa bệnh Parkinson từ Đông Y.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp Thiên ma, Câu đằng cùng các thảo dược khác như Xà sàng tử, Nhục thung dung, Hà thủ ô… mang lại hiệu quả vượt trội trong việc kiểm soát bệnh Parkinson giai đoạn muộn. Cụ thể, các hoạt chất sinh học có trong các thảo dược này giúp:
- Hỗ trợ giảm run, co cứng cơ, phục hồi vận động. - An thần, trấn tĩnh, giúp giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi. - Bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình thoái hóa não. - Gián tiếp làm tăng nồng độ Dopa-min nội sinh, làm chậm sự tiến triển của bệnh (sự thiếu hụt Dopa-min là nguyên nhân gây bệnh Parkinson).
Thay vì đun sắc phức tạp mà không thể lấy được hết tinh chất, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược này dưới dạng viên uống Vương Lão Kiện. Hiệu quả của Vương Lão Kiện đã được nghiên cứu tại bệnh viện cũng như được nhiều chuyên gia, người bệnh Parkinson đánh giá cao. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh như thế về sản phẩm này trong video sau:
Ông Đỗ Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm cải thiện run tay do Parkinson với Vương Lão Kiện
Xem thêm: TPCN Vương Lão Kiện - giúp giảm run chân tay do mọi nguyên nhân
Để giảm té ngã cho người bệnh, gia đình nên thiết kế nhiều điểm tựa (như tay vịn) quanh nhà. Đồng thời khuyến khích người bệnh tập vật lý trị liệu để di chuyển dễ dàng hơn. Chú ý sàn nhà không nên để thảm vì dễ bị trơn trượt và ngã.
Người bệnh Parkinson lúc này có thể tham gia các buổi tập phục hồi chức năng vận động chừng 30 – 40 phút/lần và khoảng 2 – 3 lần/tuần nếu gần nơi sinh sống có tổ chức. Nếu không, người nhà có thể hỗ trợ người bệnh tự tập các bài tập vận động tại nhà, đặc biệt là các bài tập thở.
Biến chứng của bệnh Parkinson khiến người bệnh bị nuốt nghẹn, nuốt khó, giảm hấp thu dinh dưỡng và dễ suy kiệt. Để giảm thiểu điều này, người chăm sóc cần lưu ý chuẩn bị thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, và đủ chất dinh dưỡng như súp, cháo… Còn người bệnh cần chú ý ăn ăn chậm, nhai kỹ, không được ăn trong tư thế nằm.
Sự chia sẻ của người nhà trong giai đoạn này đặc biệt quan trọng để làm vơi bớt nỗi bi quan, chán nản trước bệnh tật. Nhắc người thân uống thuốc đúng giờ và cố gắng động viên họ tự thực hiện các sinh hoạt hàng ngày trong khả năng của mình. Bạn có thể hướng dẫn họ áp dụng phương pháp như ngôn ngữ trị liệu để thể hiện được cảm xúc trên mặt, cải thiện giọng nói.
Điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối là một quá trình khó khăn đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa người bệnh, gia đình và bác sĩ. Bằng chế độ chăm sóc tốt với các lời khuyên kể trên, gia đình có thể giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson một cách tốt hơn.
BTV Kim Chi
Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh