Điều trị run tay do bệnh cường tuyến giáp

A- A+

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 200 triệu người - nghĩa là gấp đôi dân số Việt Nam mắc phải bệnh cường tuyến giáp. Một trong những triệu chứng điển hình của cường tuyến giáp là run tay. Vậy run tay do cường giáp có thể chữa khỏi không? Bạn cần làm gì khi mới phát hiện ra hiện tượng này? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề này trong bài viết sau.

Cường tuyến giáp là bệnh gì?

Bệnh xảy ra do tuyến giáp tiết quá nhiều hormon có tên thyroxine, làm tăng quá trình trao đổi chất, gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể bị, trong đó có kích thích tới hệ thần kinh thực vật gây một số biểu hiện như run tay, tim đập nhanh, vã mồ hôi.

Có 3 nguyên nhân chính gây ra cường tuyến giáp là do nhiễm độc giáp, u tuyến giáp hoặc viêm tuyến giáp. Để xác định rõ về các nguyên nhân, bạn cần tới thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa nội tiết để có thể xác định cụ thể.

Cuong-tuyen-giap-la-benh-lien-quan-den-noi-tiet-trong-co-the.jpg 

Cường tuyến giáp là bệnh liên quan đến nội tiết trong cơ thể

Biểu hiện run tay do cường tuyến giáp

Run tay có thể là dấu hiệu cho thấy não của bạn đang bị tổn thương, hoặc cũng có thể là do bạn đang mắc phải những căn bệnh gây rối loạn hoạt động của não bộ. Mặc dù cùng có chung là biểu hiện run rẩy tay chân, khó cầm nắm đồ vật, khó khăn khi sinh hoạt, nhưng với mỗi một nguyên nhân gây run, hiện tượng run xảy ra có đôi chút khác nhau.

Với bệnh cường giáp, người bệnh thường bị run ở các ngón tay, rất ít khi run ở chân, ở cổ hoặc toàn thân. Bình thường đưa 2 bàn tay ra phía trước bạn có thể nhìn thấy ngón tay của mình đang chuyển động. Ngoài run tay, bạn còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như mạch nhanh, căng thẳng, lo lắng, khó chịu, ra mồ hôi nhiều, đánh trống ngực, hồi hộp, yếu cơ, mệt mỏi, có vấn đề về tiêu hóa, khó ngủ, sụt cân nhanh.

Một hình ảnh rất dễ bắt gặp ở những người bị cường giáp là ở cổ có một khối u lớn, mắt thường lồi ra phía trước, kèm theo đó vẻ ngoài của người bệnh luôn nặng nề, da khô ráp và vàng, rụng tóc nhiều kèm theo khàn tiếng.

Không chỉ bệnh cường tuyến giáp gây ra tình trạng run giật tại cơ, mà các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, lo âu lâu ngày cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật – một nguyên nhân khá phổ biến trong tình trạng run ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, khi giải quyết chứng run tay do bệnh cường giáp, người bệnh cần thực sự kiên trì và phối hợp nhiều phương pháp điều trị.

Run tay trong bệnh cường giáp có chữa khỏi không?

Kiểm soát tốt bệnh cường giáp, run tay có thể hết 

Kiểm soát tốt bệnh cường giáp, run tay có thể hết

Nếu bạn hay người thân đang phải đối mặt với bệnh run tay do cường tuyến giáp, vấn đề cần giải quyết là đưa hormon tuyến giáp trở về mức ổn định, đồng thời ổn định lại hệ thống thần kinh. Trên lý thuyết khi bạn điều chỉnh tốt những vấn đề này, biểu hiện run tay sẽ hoàn toàn biến mất.

Có một số trường hợp, do phát hiện bệnh cường giáp muộn, hoặc việc điều trị không liên tục, bị ngắt quãng hoặc chậm trễ khiến cho hệ thần kinh thực vật bị rối loạn nghiêm trọng. Khi đó biểu hiện run tay chân thường sẽ không dễ biến mất, mục tiêu điều trị lúc nãy sẽ giúp làm bệnh chậm tiến triển, đồng thời cải thiện tốt đa ảnh hưởng của run rẩy lên cuộc sống thường nhật.

Người bệnh cường giáp cần điều trị run tay như thế nào?

Không có thuốc riêng để điều trị mình chứng run tay do cường giáp. Để giảm run, bác sĩ sẽ phải điều trị căn nguyên - tức là cần bình ổn được tuyến giáp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống, lối sống để giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tuân thủ sử dụng thuốc cường giáp

Bác sĩ có thể cho bạn điều trị bằng  I – ốt phóng xạ, nó có tác dụng thu nhỏ tuyến giáp trong khoảng 3 – 6 tháng. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc thay thế hormon thyroxine hoặc thuốc kháng giáp với liều tùy theo lứa tuổi và tình trạng mỗi người.

Một số trường hợp bác sĩ cũng có thể sử dụng biện pháp can thiệp mổ tuyến giáp. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng ẩn chứa một số rủi ro đối với người bệnh, vì vậy cần được cân nhắc thận trọng trước khi tiến hành.

Thực phẩm tốt cho bệnh cường giáp

Trong chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là Natri, Canxi, vitamin D. Không nên căng thẳng, stress quá mức, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc bởi ở những người cường giáp, rối loạn thần kinh là điều hay gặp phải, mau chóng ổn định hệ thống thần kinh là cách để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Bị run tay nên ăn gì, kiêng gì – những siêu thực phẩm giảm run

Thay đổi lối sống

Mỗi ngày, bạn có thể dành cho bản thân 1 giờ đồng hồ để luyện tập thể thao nhẹ nhàng bằng các bài tập như thiền, yoga, hít sâu thở chậm, đi bộ, luyện tập đôi tay với trái bóng cao su... Điều này khiến tinh thần của bạn thư giãn, các độc tố trong cơ thể được đào thải qua các tuyến một cách tự nhiên.

Kết hợp thực phẩm chức năng làm giảm run

Nếu sau quá trình điều trị tuyến giáp, triệu chứng run tay của bạn không giảm, hoặc bạn muốn kiểm soát chứng run tốt hơn thì bạn nên sử dụng kết hợp thêm TPCN Vương Lão Kiện.

 Thiên ma, Câu đằng giúp cải thiện chứng run tay do cường tuyến giáp

Thiên ma, Câu đằng giúp cải thiện chứng run tay do cường tuyến giáp

Với thành phần là các loại thảo dược quý như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, giảm các chứng run do nhiều nguyên nhân, phục hồi khả năng vận động bình thường cho cơ thể. Với liều 4 – 6 viên chia 2 lần mỗi ngày, uống trước bữa ăn 30 phút và dùng trong lộ trình 3 – 6 tháng sẽ mang lại sự chuyển biến tích cực.

Xem thêm đầy đủ thông tin về:

Đánh giá của nhà thuốc về Vương Lão kiện

Kinh nghiệm điều trị run tay từ người trong cuộc

Run tay do cường tuyến giáp là tình trạng nhiều người đã và đang gặp phải. Bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với trình độ của các bác sĩ ngày càng được nâng cao, vấn đề của bạn hoàn toàn có thể được giải quyết nếu đi đúng hướng điều trị.

Nguồn:

http://www.basedow.ch/?rub=1036

https://www.news-medical.net/health/Overactive-Thyroid-and-Tremors.aspx