Thiếu hụt Dopamin - chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra bởi các tế bào thần kinh trong chất đen gây ra bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson được xem là một trong số những rối loạn hệ thần kinh khá phổ biến ở những người trên 60 tuổi. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh parkinson đó là: tình trạng mất các tế bào thần kinh tiết Dopamine ở chất đen và sự hiện diện của tập hợp bất thường các Protein trong hệ thần kinh (Thể Lewy). Hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson tự phát được cho là do sự phối hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa có bằng chứng, chứng minh chắc chắn mối liên hệ giữa Parkinson với 2 yếu tố này. Theo các con số thống kê mới đây cho thấy, yếu tố di truyền có thể được tìm thấy trong khoảng 10% các trường hợp mắc Parkinson và thường khởi phát ở những bệnh nhân có độ tuổi trẻ hơn.
Suy giảm chất đen trong não ở người bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson phát triển khi các tế bào trong một số khu vực của thân não bị chết đi, đặc biệt là khối tế bào hình lưỡi liềm có tên là chất đen. Các tế bào thần kinh trong chất đen đưa các sợi thần kinh đến tổ chức mô có tên “corpus stratia”, là các phiến mô màu xám trắng cư trú ở hai bên não. Ở đó, các tế bào này phóng thích ra Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có chức năng giúp kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động.
Xem thêm: • TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm các chứng run • Thiên ma - Câu đằng vị thuốc quý trong điều trị bệnh run
Tình trạng mất Dopamin ảnh hưởng đến việc dẫn truyền ở các dây thần kinh và các tổ chức cơ dẫn đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson: run, co cứng, chậm chạp. Bên cạnh đó, Dopamine cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin hiệu quả, do đó các trường hợp thiếu hụt Dopamin cũng có thể là nguyên nhân gây ra các rối loạn về trí nhớ và khả năng tập trung – một biểu hiện hay gặp ở nhiều người bệnh Parkinson. Nhưng nguyên nhân tại sao các tế bào não sản sinh ra Dopamine lại bị thoái hóa và chết đi thì cho tới tận bây giờ khoa học vẫn chưa tìm ra được câu trả lời. Người ta nghĩ tới nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau, như: tuổi tác, di truyền, các yếu tố của môi trường, thậm chí do virus. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh chắc chắn mối liên quan này và cho đến nay việc tại sao chỉ có một số người bị mắc bệnh Parkinson, còn những người khác thì lại không bị vẫn là một dấu chấm hỏi đang được các nhà khoa học quan tâm để tìm lời giải.
Các dấu hiệu của bệnh Parkinson thường bắt đầu một cách âm thầm và xuất hiện chậm chạp trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, với tình trạng rung lắc ở tay là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất bên cạnh một số dấu hiệu khác như: gương mặt ít biểu hiện, cứng đờ, không cảm xúc, hoặc cánh tay không lắc lư đi bộ, giọng nói có thể trở nên mềm mỏng yếu ớt hoặc bị nói lắp. Các triệu chứng của bệnh Parkinson trở sẽ xấu hơn khi bệnh tiến triển với ba dấu hiệu điển hình: tình trạng rung lắc cơ thể, cứng cơ, cử động và phản xạ chậm (bradykinesia). Suy giảm sự thăng bằng của cơ thể cũng được liệt kê là đặc điểm chính thứ tư, tuy nhiên không phải là biểu hiện phổ biến và chỉ thường gặp ở người bệnh giai đoạn nặng.
Người bệnh Parkinson thường có độ tuổi từ 55 trở lên và thường có dấu hiệu tiến triển chậm trong suốt thời gian dài nhưng thường bị bỏ qua, chỉ thời gian sau, khi các dấu hiệu rõ ràng và nặng hơn thì người bệnh mới đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và được chẩn đoán bệnh. Trong khi đó việc điều trị Parkinson ở giai đoạn muộn rất khó khăn do tình trạng giảm đáp ứng với thuốc cũng như các tác dụng phụ gặp phải do độc tính của thuốc khi sử dụng với liều cao. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật mới có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân. Chính vì vậy việc quan tâm phát hiện sớm, cũng như điều trị tuân thủ đúng phác đồ từ ban đầu là rất có ý nghĩa với người bệnh Parkinson để làm chậm lại tiến triển của bệnh và duy trì một cuộc sống bình thường.
XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ
Nguồn: http://www.mayoclinic.com