Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Run tay chân kèm theo tim đập nhanh là bệnh gì?

    Chào giáo sư, tôi bị run chân tay khoảng 2 tháng nay, thường là run kèm theo cảm giác bồn chồn, không yên, đó là tim đập nhanh, đánh trống ngực. Xin bệnh của tôi là bệnh gì? Giờ tôi phải làm gì để giảm bớt tình trạng trên? Xin cảm ơn
    Icon
    Chúng tôi xin giải đáp các câu hỏi của bạn lần lượt như sau:

    Run chân tay, tim đập nhanh là bệnh gì?
    Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết: “Trường hợp của bạn có thể chưa gọi là một bệnh mà có thể do tâm lý quá lo âu, căng thẳng của bạn khiến hệ thần kinh thực vật bị kích thích tạm thời gây run tay. Người ta gọi đó là run do rối loạn lo âu. Khi xúc cảm, tâm lý không ổn định không chỉ gây run tay chân mà còn có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, hô hấp biểu hiện bằng các triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực”.

    Làm gì để giảm run tay chân, đánh trống ngực?
    Giáo sư cho rằng “việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm là kiểm soát, điều tiết tâm lý thật ổn định, hạn chế căng thẳng, stress”. Bạn có thể tập hít sâu thở chậm, ngồi thiền hay tập yoga để giúp tinh thần trấn tĩnh hơn.
    Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian để đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay bất kì môn thể thao bạn yêu thích để giúp cơ bắp dẻo dai. linh hoạt hơn. Một chế độ ăn giàu rau xanh, hoa quả, các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó cũng rất quan trọng để cải thiện run tay và nhịp tim. Nhưng bạn đừng quên giảm bớt cà phê, thuốc lá, rượu bia, các gia vị cay nóng trong thực đơn hàng ngày.
    Tuy nhiên, nếu đã kiên trì thay đổi lối sống và tập luyện mỗi ngày mà các triệu chứng không hề thuyên giảm sau khoảng 2 - 3 tháng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.
    Để nâng cao hiệu quả điều trị thì dù ở giai đoạn nào, bạn cũng nên sử dụng thêm 4 viên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày. Nhờ 2 thảo dược Thiên Ma, Câu Đằng, sản phẩm giúp bạn an thần, trấn tĩnh, giảm bớt hồi hộp, lo lắng. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, một số hoạt chất tự nhiên chứa trong 2 thảo dược này có vai trò tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp ổn định tính dẫn truyền, từ đó hỗ trợ giảm run tay, cải thiện khả năng cầm, nắm chính xác hơn.
    Thực tế có rất nhiều người đã ổn định tâm lý, cải thiện run tay, cầm, nắm và sinh hoạt bình thường nhờ Vương Lão Kiện như chị Giang (Quảng Ninh) trong video dưới đây:

    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Loạn trương lực cơ cổ tiêm Dysport không đỡ - phải làm sao?

    Tôi bị vẹo cổ sang phải gần năm nay, đi chụp MRI bác sĩ bảo bị căng cơ, co cứng. Bác sĩ nói tôi tập vật lý trị liệu và uống thuốc, nhưng tôi không thấy khỏi. Mới đây tôi đi khám lại bệnh viện đại học y dược TP. Hồ Chí Minh bác sĩ bảo bị loạn trương lực cơ cổ và đã tiêm dysport, nhưng chỉ có hiệu quả vài ngày. Hiện tại tình trạng co giật ngày càng nhiều hơn. Xin giải thích giúp tôi về căn bệnh này?
    Icon
    Chào bạn,

    Loạn trương lực cơ là một rối loạn nghiêm trọng của hệ thần kinh, làm mất khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa não bộ và tủy sống, từ đó gây ra những chuyển động không kiểm soát, không theo ý muốn chủ quan của con người. Khi tình trạng này xảy ra ở cổ, gọi là rối loạn trương lực cơ cổ, biểu hiện bằng triệu chứng co giật, căng cứng cổ như bạn đang gặp phải.

    Cách chữa trị hiện nay là sử dụng thuốc hoặc tiêm thuốc Botulinum toxin A - hoạt chất chính trong Dysport mà bác sĩ đã tiêm cho bạn. Tuy nhiên, việc tiêm Dysport chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn thường là 2 - 3 tháng, vì vậy bạn sẽ phải định kỳ khám và tiêm nhắc lại để duy trì tác dụng của thuốc.

    Tuy nhiên ở trường hợp của bạn, tác dụng của thuốc mất đi tác dụng sau vài ngày thì tốt nhất bạn nên quay lại bệnh viện y dược để kiểm tra lại. Căn cứ vào tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ thay đổi liều thuốc tiêm hoặc có cách xử trí khác phù hợp hơn với bạn.

    Hơn nữa, theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam: “Một số bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường cũng có thể khiến tình trạng rối loạn trương lực cơ cổ trở nên nặng hơn. Vì vậy, điều cần thiết là bạn nên kiểm tra cả sức khỏe tổng thể và điều trị tốt các bệnh mắc kèm nếu có”.

    Vì chưa thể chữa trị triệt để căn bệnh này nên ngoài sử dụng thuốc, bạn nên chú ý thay đổi lối sống, cách sinh hoạt để giúp giảm nhẹ bệnh hơn. Cụ thể như sau:

    -  Dành mỗi ngày 30 phút để đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh, khí công nhưng tránh tác động mạnh vào cơ cổ. Nếu có điều kiện bạn có thể đến các trung tâm phục hồi chức năng, vận lý trị liệu để được hướng dẫn và tập các bài tập dành riêng cho người bị loạn trương lực cơ cổ giúp cải thiện triệu chứng tốt hơn.

    -  Không nên nằm gối cao khi ngủ

    -  Hạn chế sử dụng mỡ, da, nội tạng động vật. Thay vào đó, bạn nên tăng cường rau củ quả, cá vào thực đơn hàng ngày

    Ngoài ra, để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên tham khảo sử dụng các thảo dược tự nhiên, đặc biệt là Thiên Ma, Câu Đằng. Vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một số hoạt chất trong 2 thảo dược này tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng, điều chỉnh chức năng não bộ, làm ổn định tính dẫn truyền, nhờ đó mà hỗ trợ cải thiện các triệu chứng căng cứng, co giật trong bệnh loạn trương lực cơ.

    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Run do rối loạn lo âu nên ăn uống và tập luyện thế nào?

    Tôi bị run tay chân kèm theo hồi hộp, hay lo lắng. Đi khám bác sĩ chẩn đoán là run do bảo rối loạn lo âu và sau đó có kê cho tôi một đơn thuốc. Sau khi uống hết, tôi cũng không đi khám lại do bác sĩ không dặn phải tái khám. Tuy nhiên gần đây tôi thấy biểu hiện run lại quay lại và ngày càng nặng hơn. Xin hỏi tôi có phải quay lại viện khám không hay tự dùng lại đơn thuốc cũ? Ngoài dùng thuốc, tôi nên ăn uống, tập luyện như thế nào để làm giảm run?
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi xin giải đáp các câu hỏi của bạn lần lượt như sau:

    Khi tình trạng run tái phát có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ?
    Câu hỏi của bạn đã được chúng tôi gửi đến Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam và được GS giải đáp: “Trường hợp của bạn đã được khám và kê đơn thuốc trước đó, tuy nhiên bạn vẫn cần đi kiểm tra lại khi triệu chứng tái phát. Không được tự ý sử dụng đơn thuốc cũ, bởi tình trạng run tay chân hiện tại ngày càng nặng hơn. Vì thế bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc hơn phù với bạn. Hơn nữa, một số bệnh lý mắc kèm như thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp… cũng có thể khiến tình trạng run tay tiến triển nặng hơn. Bạn cần lưu ý rằng, nếu bác sĩ không hẹn lịch tái khám thì bạn vẫn nên đi kiểm tra lại 3 tháng một lần để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng thuốc”.

    Run do rối loạn lo âu nên ăn uống và tập luyện như thế nào?
    Như bạn đã biết, triệu chứng run tay chân sẽ thay đổi theo cảm xúc và tâm lý của bạn. Vì vậy, trong điều trị nếu chỉ sử dụng thuốc thôi là chưa đủ. Bạn nên có kế hoạch thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và kiên trì tập luyện mỗi ngày để  giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể, bạn nên chú ý những điều sau:
    - Hạn chế lo lắng, căng thẳng từ công việc, cuộc sống, cố gắng ngủ đủ giấc. Bạn có thể ngồi thiền, tập yoga hay tập hít sâu thở chậm để điều tiết tâm lý, cảm xúc ổn định hơn.
    - Kiên trì đi bộ, chạy bộ, bơi lội 30 phút mỗi ngày
    - Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, cá vào thực đơn, đồng thời hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, dầu mỡ và các gia vị cay nóng
    Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện. Nhờ tác dụng an thần, trấn tĩnh, sản phẩm giúp bạn giảm bớt lo âu, căng thẳng, điều tiết tâm lý và ngủ sâu giấc hơn. Nhiều bằng chứng còn cho thấy, các thảo dược Thiên Ma, Câu Đằng trong sản phẩm còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, làm ổn định tính dẫn truyền. Chính những lợi ích trên mà Vương Lão Kiện nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía người bị run do rối loạn lo âu. Điển hình là chị Giang (Quảng Ninh) đã giảm run tay chân, giảm lo lắng, cầm, nắm dễ dàng, chính xác hơn mà clip dưới đây đã ghi lại:

    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • [Hỏi đáp chuyên gia] Run cổ khi quay mặt sang bên phải là bệnh gì?

    Tôi bị run ở cổ và mặt, khi quay mặt bên trái thì đỡ run còn cứ quay mặt bên phải thì run nặng hơn. Tôi đi khám ở bệnh viện thì thoái hóa đốt sống cổ số 5 đến số 7. Tôi đi khám tiếp ở một nơi nữa thì nói là thoái hóa chất trắng, uống thuốc cũng mấy tháng rồi chưa có hiệu quả. Xin hỏi, tôi có cần phải đi khám lại hay uống thêm thuốc gì không?
    Icon
    Chào bạn,
    Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam: “Tình trạng run đầu cổ, run mặt là một bệnh lý thuộc chuyên khoa sâu. Khi có sự khác nhau trong chẩn đoán giữa các bệnh viện thì điều bạn nên làm là đến một bệnh viện tuyến cao hơn để kiểm tra lại. Khi đi bạn nên mang theo các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc của các lần khám trước để các bác sĩ tuyến trên có cơ sở thăm khám, điều trị tốt hơn.”
    Hơn nữa, một số bệnh lý mắc kèm như tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, tim mạch cũng có thể khiến tình trạng run trở nên trầm trọng hơn.
    Vì vậy, để kiểm soát run đầu cổ tốt hơn, ngoài sử dụng thuốc điều trị theo bác sĩ kê, bạn nên chú ý những điều sau:
    - Kiểm soát tốt đường máu, mỡ máu, huyết áp
    - Ăn hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như: mỡ, da, nội tạng động vật. Không tái sử dụng dầu mỡ đã qua chiên rán nhiều lần, nên sử dụng dầu ăn thay cho mỡ động vật khi chế biến món ăn
    - Ăn giảm muối
    - Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, cá, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó…) vào thực đơn mỗi ngày
    - Uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày
    - Hạn chế căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya.
    - Kiên trì đi bộ, tập dưỡng sinh, khí công tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Nếu có thể, bạn đến các trung tâm phục hồi chức năng để tập vật lý trị liệu giúp cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của các cơ bắp
    Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa Thiên Ma, Câu Đằng. Bởi nhiều tài liệu cho thấy, các hoạt chất sinh học trong 2 thảo dược này tương tự như các tiền chất của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và làm ổn định tính dẫn truyền, từ đó hỗ trợ giảm run đầu cổ.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Cách khắc phục ảo giác, buồn nôn do thuốc levodopa?

    Tôi 50 tuổi bị run do parkinson, dùng Levodopa một thời gian tôi thấy đỡ run nhưng bị ảo giác, đi như người say rượu, buồn nôn rất khó chịu nên tôi đã ngưng sử dụng 1 năm nay và thấy chân cứng, tay run nhiều hơn. Tôi không biết phải làm sao, xin cho tôi lời khuyên?
    Icon
    Chào bạn,
    Các hiện tượng ảo giác, buồn nôn, khó chịu mà bạn gặp phải có thể do tác dụng phụ của Levodopa - một thuốc giúp bổ sung trực tiếp lượng dopamin thiếu hụt cho não khi bị Parkinson, giúp giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây nên. Vì vậy, khi ngừng thuốc bạn sẽ thấy chân cứng, tay run nhiều hơn. Khi gặp phải các tác dụng phụ của  thuốc, bạn nên quay lại gặp bác sĩ để được thay đổi liều lượng phù hợp.
    Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam “Vì bạn đã ngừng sử dụng levodopa lâu như vậy nên giờ muốn sử dụng lại thì bạn nên đi kiểm tra lại, tùy vào mức độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc và liều lượng phù hợp, thậm chí sẽ phải điều trị cả các bệnh mắc kèm như huyết áp, tim mạch (nếu có). Ngoài sử dụng các thuốc điều trị, nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để nâng cao sức khỏe toàn trạng”.
    Gửi bạn xem thêm chia sẻ của Gs Lê Đức Hinh về cách dùng Levodopa trong video sau:

    Để kiểm soát bệnh Parkinson hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, bạn nên chú ý những điều sau:
    - Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, các loại đậu và giảm bớt các gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá
    - Đi bộ, tập dưỡng sinh, khí công, yoga mỗi ngày để các cơ bắp dẻo dai hơn. Hoặc bạn có thể tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn nhân viên y tế tại trung tâm phục hồi chức năng để cải thiện run và cứng tay chân hiệu quả hơn
    Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm 4 viên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện run tay chân, giảm cứng tay chân. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, 2 thảo dược này còn ức chế enzym MAO B - phá hủy dopamin của não bộ, làm tăng gián tiếp nồng độ dopamin thiếu hụt trong não, giúp giảm tác dụng phụ của thuốc tây.
    Có rất nhiều bệnh nhân Parkinson vẫn có thể sinh hoạt bình thường, cầm, nắm, đi lại không còn khó khăn nhờ kiên trì sử dụng Vương Lão Kiện. Một trong số đó có ông Đỗ Bình Dương (Khâm Thiên, Hà Nội) trong video dưới đây:

    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Những cách giảm run tay do di chứng đột quỵ không dùng thuốc?

    Con tôi 37 tuổi, bị run 2 tay, đi khám bác sĩ chẩn đoán là có dấu hiệu đột quỵ và cho đơn thuốc, nhưng uống hết đợt thuốc đó thì con tôi không chịu đi khám nữa. Hiện nay cháu ngày càng run nhiều, nhất là khi làm việc. Xin cho biết, bệnh này nếu không điều trị thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Có cách nào giảm run mà không dùng thuốc hay không?
    Icon
    Chào bác,
    Chúng tôi xin giải đáp các câu hỏi của bác lần lượt như sau:

    Run sau di chứng đột quỵ sẽ tiến triển thế nào khi không điều trị?
    Run do đột quỵ sẽ tiến triển ngày một nặng hơn nếu không được điều trị tốt. Hơn nữa, theo thời gian, các tế bào não bị tổn thương và chết đi ngày càng nhiều khiến cơ thể càng chịu nhiều ảnh hưởng, không chỉ run tay mà còn có thể yếu các cơ khớp và đi lại khó khăn hơn.
    Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam: “Điều quan trọng đầu tiên là bác nên đưa con đi kiểm tra lại, bác sĩ sẽ xác định các tổn thương của não bộ, thăm khám các bệnh lý mắc kèm nếu có, ví dụ tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Bác nên khuyên con sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ, tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm”.

    Các cách giảm run không dùng thuốc
    Để kiểm soát run tay hiệu quả hơn, bác có thể khuyên con thực hiện một số điều sau:

    Ăn uống khoa học, tập luyện mỗi ngày
    - Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cá, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…) đồng thời hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, da, nội tạng động vật, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
    - Ăn giảm muối và uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày
    - Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, bơi lội… để các cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn
    - Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài

    Kết hợp các sản phẩm hỗ trợ từ tự nhiên
    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên Ma, Câu Đằng giúp hỗ trợ làm giảm run tay chân sau tai biến mạch máu não. Bác có thể tham khảo cho con sử dụng sớm ngày 4 viên Vương Lão Kiện, chia thành 2 lần, cách các thuốc tây từ 1 -2 giờ và kiên trì sử dụng tối thiểu 3 - 6 tháng để cảm nhận hiệu quả sản phẩm. Gửi bác xem thêm chia sẻ của người bị run giống con trai bác đã có cải thiện tốt sau khi dùng sản phẩm này tại đây:

    Chúc bác và gia đình  mạnh khỏe!
  • Cách giảm co cứng tay, run tay khi căng thẳng, hồi hộp?

    Tôi bị co cứng cơ tay và run tay khi đứng trước đám đông, kèm theo căng thẳng, hồi hộp, vã mồ hôi. Tôi cũng hay dùng bia rượu, dùng xong thấy biểu hiện run tay nhiều hơn. Tôi đi khám thì không ra bệnh gì. Tôi cũng hơi băn khoăn liệu có cần đi khám thêm ở đâu không? Xin hỏi có cách nào để giảm co cứng cơ tay hết run tay khi căng thẳng, hồi hộp không?
    Icon
    Chúng tôi xin giải đáp các câu hỏi của bạn lần lượt như sau:

    Run tay, co cứng cơ tay khi đứng trước đám đông là bệnh gì
    Theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, tình trạng run tay của bạn có thể do những nguyên nhân sau:
    “Một là do tổn thương mạch máu, đặc biệt là mạch máu não gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh, ví dụ như trong bệnh tăng huyết áp. Thứ hai là có thể do bệnh lý về tuyến giáp trạng, nếu bạn thuộc lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nguyên nhân thứ 3 gây run và cũng là nguyên nhân có khả năng cao nhất chính là tâm lý căng thẳng, hồi hộp, lo lắng của bạn gây nên.”

    Làm thế nào để giảm run tay khi căng thẳng, hồi hộp?
    Để kiểm soát run tay, điều đầu tiên bạn cần làm là uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo đơn thuốc của bác sĩ. Song song với sử dụng thuốc, bạn nên giảm bớt các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, hạn chế căng thẳng, stress từ công việc, từ cuộc sống. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thịt trắng (cá, thịt gia cầm…) và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Ngoài ra, bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập yoga, ngồi thiền để giúp tâm lý ổn định hơn.
    Xem thêm hướng dẫn cách giảm run tay khi căng thẳng, hồi hộp trong clip:

    Tuy nhiên, nếu đã nghiêm túc thực hiện những điều trên mà các triệu chứng run vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến các bệnh viện tuyến trung ương để kiểm tra lại. Để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả cao hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với liều 4 viên, chia thành 2 lần mỗi ngày, uống cách các thuốc tây từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Nhờ 2 thảo dược Thiên Ma, Câu Đằng, sản phẩm giúp bạn trấn tĩnh tinh thần, giảm bớt lo âu, căng thẳng khi đứng trước đám đông. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, một số hoạt chất trong 2 thảo dược này có vai trò tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và làm ổn định tính dẫn truyền, từ đó hỗ trợ giảm run, cứng tay, giúp bạn làm việc, cầm nắm chính xác hơn.
    Rất nhiều người đã cải thiện run tay và ổn định tâm lý hơn nhờ Vương Lão Kiện, điển hình là bạn Đạt (Quảng Ninh) trong video dưới đây:

    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • [Hỏi đáp chuyên gia] Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có gây run tay?

    Tôi run 2 năm nay rồi và ngày càng nặng hơn. Tay run khi làm việc, gắp thức ăn, cầm cốc nước, run cả ở cổ. Đi khám ở Hà Nội được chẩn đoán là thoái hóa đốt sống cổ, không nói gì đến bệnh run. Vậy run tay của tôi là do đâu?
    Icon
    Chào bạn,
    Thoái hóa đốt sống cổ có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng run tay. Nguyên nhân là do các gai đốt sống bị vôi hóa, thoái hóa sẽ chèn ép các mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho não bộ, lâu ngày làm rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh, đặc biệt là các tế bào điều khiển chức năng vận động của cơ thể.
    Tuy nhiên, theo Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam “Run tay có thể do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là khi có tuổi, cùng với sự lão hóa, thoái hóa tự nhiên và các bệnh lý mắc kèm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… làm nguy cơ bị run tay càng cao hơn. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn cần được thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để xác định các tổn thương não nếu có”.
    Bạn có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, hoặc các bệnh gây thiếu máu não mạn tính gây run tay chân trong clip của Gs Hinh sau đây:

    Để cải thiện run tay, bạn nên tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ. Song song với đó là thay đổi lối sống và kiên trì tập luyện mỗi ngày. Cụ thể, bạn nên chú ý những điều sau:
    - Hạn chế căng thẳng, stress, không nên thức khuya và hãy nhớ đừng gối đầu cao khi ngủ
    - Kiên trì đi bộ, chạy bộ, tập khí công, dưỡng sinh mỗi ngày. Nếu có thể bạn nên đến các trung tâm phục hồi chức năng để được hướng dẫn và tập các bài tập tác động trực tiếp vào nhóm cơ cổ nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
    - Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, cá, đồng thời giảm bớt mỡ, da, nội tạng động vật trong thực đơn mỗi ngày.
    Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp ổn định tính dẫn truyền và điều hòa chức năng não bộ, nhờ đó mà cải thiện run tay. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, các hoạt chất đó có nhiều nhất trong 2 thảo dược Thiên Ma, Câu Đằng và được ứng dụng sản xuất thành công trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện.
    Ngoài 2 thành phần chính là Thiên Ma, Câu Đằng, trong sản phẩm còn chứa Hà Thủ Ô, Đinh Lăng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm tăng lượng máu nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, từ đó hỗ trợ làm giảm đau, giảm co cứng trong bệnh thoái hóa đốt sống cổ tốt hơn.
    Chúc bạn mạnh khỏe!