Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Cách khắc phục run do dùng thuốc điều trị trầm cảm

    Tôi uống thuốc điều trị trầm cảm đã hơn 3 tháng nay. Từ khi dùng thuốc tôi thấy có hiện tượng bồn chồn, chân tay run. Xin cho hỏi đây có phải hiện tượng bình thường? Làm sao để hết hiện tượng trên?
    Icon
    Chào chị,
    Hiện tượng run chân tay có thể do nhiều nguyên nhân như: Bệnh Parkison, hội chứng Parkinson, run do rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn,… Chị cần mô tả rõ triệu chứng thì chúng tôi mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác được. Tuy nhiên triệu chứng run của chị xuất hiện từ khi sử dụng thuốc trầm cảm, thì có khả năng rất cao là chị mắc chứng run do tác dụng phụ của thuốc – đây cũng là một hiện tượng hay gặp phải ở người bệnh sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm.
    Để xác định nguyên nhân có phải do thuốc hay không chị chỉ cần ngừng thuốc vài ngày, nếu triệu chứng run không còn, sau đó tiếp tục sử dụng thuốc triệu chứng lại xuất hiện trở lại thì có thể sơ bộ xác định nguyên nhân gây run là do thuốc. Lúc này chị cần đến gặp bác sĩ điều trị trầm cảm để chia sẻ tình trạng và BS sẽ có phương án đổi thuốc cho chị.
    Trong trường hợp sau khi đổi hoặc ngừng thuốc nhưng triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì chị cần đi khám lại ở các chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán nguyên nhân bệnh và có biện pháp điều trị.
    Nếu không thể đổi hoặc ngừng thuốc chị có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ giảm run từ Đông y giúp an thần, trấn tĩnh, giảm triệu chứng run - điều này vừa giúp làm giảm chứng run vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm của chị, chị có thể tham khảo để sử dụng.
    Chúc chị sức khỏe!
  • Khắc phục tình trạng táo bón ở người bệnh Parkinson

    Tôi bị Parkinson khoảng gần 5 năm nay, mọi hoạt động tay chân vẫn bình thường nhưng đôi khi rất bất tiện vì lúc bị run tăng lên nhiều và thường xuyên bị táo bón rất khó chịu. Vậy xin hỏi có biện pháp nào khắc phục được tình trạng táo bón ở người bị Parkinson không?
    Icon
    Chào bác!
    Táo bón là một tình trạng rất thường gặp ở  người bệnh Parkinson do bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật), khiến ruột và bàng quang làm việc kém nhạy cảm và giảm hiệu quả, làm chậm quá trình tiêu hóa, điều này dẫn đến việc chất thải lưu lại quá lâu trong đường ruột dẫn đến táo bón.
    Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng táo bón ở người bệnh Parkinson mà bác cần chú ý: táo bón do tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson. Để hạn chế tình trạng này, bác nên thiết lập và thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ, ăn thức ăn mềm, lỏng. Nguồn chất xơ là trái cây, rau, đậu, và bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc, uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày và bác nên thể dục đi lại thường xuyên để mềm cơ, tăng co dãn đại tràng giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu tình trạng táo bón quá nặng, bác cần hỏi ý kiến bác sĩ và có thể sử dụng một số loại thuốc giúp tiêu hóa tốt hơn.
    Chúc bác sức khỏe.
  • Run vô căn nên tiến hành phẫu thuật không?

    Tôi bị bệnh run đã lâu. Bác sỹ chẩn đoán là run vô căn. Hiện nay run rất nặng, uống nhiều thuốc nhưng không thấy giảm.Xin cho tôi hỏi: bệnh này có mổ được không? Mổ ở bệnh viện nào? Chi phí bao nhiêu?Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào anh,
    Trường hợp của anh chúng tôi đã xin ý kiến cố vấn của GS Lê Đức Hinh - chủ tịch hội thần kinh học Việt Nam. Theo như GS trao đổi, hiện tại anh cần đi khám lại ở các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán lại chắc chắn có phải chính xác bị run vô căn hay không và cụ thể mức độ nặng của bệnh. Ở đây anh cũng không mô tả rõ triệu chứng nên chúng tôi cũng không thể chẩn đoán sơ bộ được. Xin đưa ra một số đặc điểm đặc trưng nhất của run vô căn để anh có thể nhận biết: run vô căn là run tăng khi vận động, khi tập trung chú ý, run chủ yếu ở tay và thường run ở cả 2 bên tay - phân biệt với run do Parkinson thường run khi nghỉ, run thường xuất hiện ở 1 bên cơ thể, có thể run ở cả tay và chân.
    Cũng theo như GS trao đổi, run vô căn không nên tiến hành phẫu thuật, nếu phẫu thuật không phù hợp thậm chí còn có thể gây ra hậu quả nặng hơn. GS có tư vấn một số địa chỉ uy tín anh có thể đến khám lại để có kết quả chính xác nhất:
    - Tại Hà Nội: Trung tâm Thần kinh nằm trong khoa thần kinh của viện Bạch Mai hoặc Khoa khám bệnh theo yêu cầu BV Bạch Mai.
    - Tại TP HCM: BV Nguyễn Tri Phương (đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam tiến hành phẫu thuật kích thích não sâu cho người bệnh Parkinson).
    Khi anh đến khám các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng để cân nhắc có tiến hành phẫu thuật hay không.
    Chúc anh mạnh khỏe!
    Thân.
  • Tại sao người bệnh Parkinson lại cần phải bổ sung nhiều chất Dopamin?

    Tôi muốn hỏi Dopamin là chất gì? Tại sao với người bệnh Parkinson lại cần phải bổ sung nhiều chất đấy?
    Icon
    Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động. Tình trạng mất Dopamin ảnh hưởng đến việc dẫn truyền ở các dây thần kinh và các tổ chức cơ dẫn đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson: run, co cứng, chậm chạp. Bên cạnh đó, Dopamine cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin hiệu quả, do đó các trường hợp thiếu hụt Dopamin cũng có thể là nguyên nhân gây ra các rối loạn về trí nhớ và khả năng tập trung – một biểu hiện hay gặp ở nhiều người bệnh Parkinson.
    Người bệnh Parkison là những người bị thoái hóa nhóm tế bào liềm đen ở não – là nhóm tế bào sản xuất Dopamin dẫn đến cơ thể không tự sản xuất được chất này gây ra các biểu hiện của bệnh. Vì vậy để duy trì được khả năng hoạt động bình thường, người bệnh Parkinson cần được bổ sung Dopamin từ bên ngoài thông qua sử dụng các nhóm thuốc là tiền chất của Dopamin, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Dopamin. Đây là nhóm thuốc không thể thiếu trong điều trị Parkinson. Tuy nhiên việc điều trị cũng gặp phải những khó khăn do tình trạng mất hoặc giảm tác dụng của thuốc sau khoảng 3 – 5 năm điều trị và việc tăng liều có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do vậy việc sử dụng cần thận trọng và cần có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Làm thế nào để phát hiện bệnh Parkinson sớm?

    Cho tôi hỏi làm thế nào để phát hiện sớm bệnh Parkinson. Nếu điều trị sớm bệnh Parkinson có khỏi bệnh không?
    Icon
    Chào anh,
    Chúng tôi xin trả lời những thắc mắc của anh như sau: Bệnh Parkinson chỉ thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như: run, rung lắc ở một bên tay, gương mặt ít biểu hiện cảm xúc, cánh tay không lắc lư đi bộ, giọng nói có thể trở nên mềm mỏng yếu ớt hoặc bị nói lắp. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, triệu chứng thường rất đặc trưng với ba dấu hiệu điển hình: rung lắc cơ thể, cứng cơ, cử động và phản xạ chậm. Suy giảm khả năng giữ thăng bằng của cơ thể cũng được liệt kê là đặc điểm chính thứ tư, tuy nhiên không phải là biểu hiện phổ biến và chỉ thường gặp ở người bệnh giai đoạn nặng.
    Bệnh Parkinson hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, việc điều trị mới chỉ dừng lại ở việc làm giảm triệu chứng bệnh và làm chậm lại việc phát triển của bệnh. Đặc biệt ở giai đoạn muộn, điều trị ngày càng khó do tình trạng giảm đáp ứng với thuốc cũng như các tác dụng phụ gặp phải do độc tính của thuốc khi sử dụng với liều cao. Chính vì vậy việc phát hiện sớm cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ có ý nghĩa với người bệnh Parkinson trong việc làm chậm lại tiến triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
    Chúc anh mạnh khỏe,
    Thân.
     
  • Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì?

    Cho tôi hỏi nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là gì? Các yếu tố nguy cơ của bệnh và hiện nay căn bệnh này đã có biện pháp chữa trị và khắc phục chưa?
    Icon
    Chào anh,
    Bệnh Parkinson là tình trạng người bệnh thiếu hụt một chất dẫn truyền thần kinh có tên là D0PAMINE trong não. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác ở bên trong não, giúp cho não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của cơ trên cơ thể. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra chất D0PAMINE bị suy thoái và chết dần dẫn đến sự thiếu hụt D0PAMINE gây ra rối loạn chức năng vận động.
    Hiện nay, chưa có thuốc nào điều trị khỏi hẳn bệnh Parkinson, mà thuốc điều trị mới chỉ dừng lại ở việc làm giảm triệu chứng và làm chậm lại sự tiến triển của bệnh. Một số biện pháp phẫu thuật kích thích não sâu cũng đã được sử dụng cho các trường hợp nặng và không còn đáp ứng với thuốc nhưng chi phí còn cao và mới chỉ thực hiện được ở một số bệnh viện. Việc điều trị Parkinson hiện nay để thu được hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp giữa việc tuân thủ lộ trình điều trị bằng thuốc với sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ kết hợp việc vận động nhẹ nhàng để giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của hệ cơ xương.
    Bên cạnh đó, nhiều người bệnh quyết định sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ làm giảm run tay chân do bệnh Parkinson từ Đông dược như Tpbvsk Vương Lão Kiện cũng mang lại những kết quả vượt ngoài mong đợi. Chi tiết anh có thể tìm hiểu qua video sau:

    Chúc anh sức khỏe,
    Thân.
  • Biểu hiện buồn ngủ nhiều do bệnh Parkinson và cách khắc phục ?

    Tôi năm nay 68 tuổi bị Parkinson khoảng gần 5 năm nay. Bằng tuổi tôi, các ông bà già thường hay bị mất ngủ về đêm và thường dậy rất sớm còn tôi thì lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ cả ban ngày thậm chí đang ngồi xem ti vi, trông cháu cũng có thể ngủ gục một lúc. Vậy cho tôi hỏi, biểu hiện của tôi còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh gì nữa không? Cho tôi hỏi biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ của tôi hiện nay?
    Icon
    Chào bác,
    Hiện nay bác đang có biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Một trong số những nguyên nhân cũng có thể là do bệnh Parkinson ảnh hưởng đến một vùng của não điều chỉnh chu kỳ ngủ/thức tỉnh gây nên. Bên cạnh đó, cũng có thể các loại thuốc dùng để điều trị Parkinson (thuốc đồng vận Dopamin) chính là nguyên nhân gây buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên bác không nói rõ thời điểm bắt đầu gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, cũng như bác có gặp phải vấn đề gì về thần kinh khác không và các loại thuốc đang sử dụng hiện nay nên chúng tôi không thể đưa ra kết luận chính xác được. Hiện nay nếu tình trạng này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bác, bác nên đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Trước mắt để hạn chế tình trạng này bác có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây: Để tránh tình trạng ngủ nhiều vào ban ngày buổi tối bác cần được ngủ đủ và sâu, ở tuổi của bác cần ngủ đủ 6 – 8 giờ mỗi đêm; Không đem công việc hay căng thẳng lên giường ngủ: không nên đọc sách, xem tivi, chơi trò chơi, xem video hay sử dụng máy tính trên giường ngủ hoặc trước khi ngủ; Tập thói quen ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm hàng ngày; Ban ngày khi gặp phải cơn buồn ngủ bác chỉ cần đứng dậy, tập các động tác thể dục 15 - 30 phút sẽ giúp bác tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn.
    Chúc bác sức khỏe!
  • Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc đã có ở Việt Nam chưa?

    Xin hỏi về cách điều trị parkinson bằng tế bào gốc có trong nước chưa. Tôi rất cần có nhiều thông tin. Chân thành cám ơn nhiều.
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại phương pháp điều trị Parkinson bằng tế bào gốc là một phương pháp mới vẫn đang được nghiên cứu trên thế giới, bước đầu cũng có nhiều kết quả khả quan mang lại hi vọng cho người bệnh. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể áp dụng rộng rãi. 
    Tại Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở y tế nào có thể áp dụng công nghệ này trong điều trị Parkinson. Phương pháp phổ biến nhất vẫn là sử dụng các nhóm thuốc bổ sung chất dẫn truyền thần kinh (Levodopa) hay đồng vận Dopamin để giúp giảm triệu chứng run giật của người bệnh. Công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong điều trị Parkinson ở Việt Nam là phương pháp kích thích não sâu và cũng mới được áp dụng ở một số bệnh viện khu vực phía Nam (như BV Nguyễn Tri Phương) bước đầu cũng thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên đây là một phương pháp đòi hỏi công nghệ cao, chi phí đắt đỏ và chỉ sử dụng khi người bệnh Parkinson không còn đáp ứng với thuốc điều trị.
    Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, trước hết cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi đáp ứng điều trị và phản ánh ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Đồng thời có một chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tăng khả năng vận động và làm chậm lại sự phát triển của bệnh. Bạn nên đi khám đều đặn và tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng cụ thể của bạn mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn có cần thiết phải sử dụng các phương pháp điều trị đặc biệt khác hay chưa.
    Chúc bạn sức khỏe!