Điều trị bệnh Parkinson: Đây là giải pháp đầy đủ và hiệu quả

A- A+

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa não tiến triển nặng dần theo thời gian do tình trạng thiếu hụt dopamin ở não thường khởi phát từ 55 tuổi. Không chỉ gây ra các triệu chứng run tay chân khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm và mất thăng bằng, bệnh còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người mắc phải. Cách điều trị Parkinson bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống và sử dụng Đông Y. Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc.

Điều trị Parkinson đúng cách, hiệu quả cải thiện bệnh càng cao

Điều trị Parkinson đúng cách, hiệu quả cải thiện bệnh càng cao

Thuốc điều trị Parkinson

Điều trị nội khoa bằng thuốc là giải pháp nền tảng được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của bệnh Parkinson. Các thuốc điều trị bệnh Parkinson bao gồm 4 nhóm chính: thuốc bổ sung trực tiếp dopamine (Levodopamadopar, sinemet), thuốc đồng vận dopamine (ronipiron - requip, piribedil - trivastal, pramipexole - sifrol), thuốc ức chế phân hủy dopamin (ức chế MAO-B - rasagiline và ức chế COMT - entacapone) và thuốc kháng cholinergic (Artane, trihex). Việc lựa chọn loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của mỗi người và giai đoạn bệnh.

Thuốc bổ sung dopamine Levodopa

Levodopa (L-dopa) là thuốc điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay và là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson. Khi được hấp thu vào não bộ, thuốc có khả năng chuyển đổi thành dopamine. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi levodopa thành dopamine thường diễn ra sớm ở bên ngoài não. Do đó, thuốc thường được phối hợp với carbidopa hoặc benserazide để ngăn ngừa quá trình này. Tại Việt Nam, hai biệt dược của levodopa được dùng phổ biến là Madopar (Levodopa + Benserazide) và Sinemet (carbidopa-levodopa).

Nhược điểm của levodopa là dễ bị giảm hiệu lực (nhờn thuốc) sau 3 - 5 năm sử dụng và có thể gây ra các tác dụng phụ như hẹ huyết áp tư thế, buồn ngủ, choáng váng, chóng mặt, táo bón, khó tiêu, lú lẫn, trầm cảm, loạn động. Để hạn chế các tác dụng phụ này, thuốc thường được kê đơn từ liều thấp, sau đó tăng dần tới liều tác dụng, không dùng cùng vitamin B6 và không dừng thuốc đột ngột.

Thuốc đồng vận dopamine

Nhóm thuốc này còn được gọi là chất chủ vận dopamin hay giả lập dopamin. Chúng bắt chước tác dụng của dopamine trong não bộ nhưng tác dụng không nhanh và không cao như levodopa. Các thuốc thuộc nhóm này đang được dùng phổ biến bao gồm pramipaxole (Mirapex, Sifrol), ropinirole (Requip), piribedil (trivastal) và rotigotine (Neupro).

Thuốc đồng vận dopamine thường được sử dụng cho những người bệnh parkinson giai đoạn sớm (bệnh parkinson giai đoạn đầu) hoặc các bệnh nhân trẻ tuổi. Ở các giai đoạn bệnh nặng hơn, thuốc được dùng kết hợp với L-dopa để giảm liều của loại thuốc này. Các tác dụng phụ của thuốc cũng gần tương tự như L-dopa.

Sifrol (pramipaxole) thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson giai đoạn sớm

Sifrol (pramipaxole) thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson giai đoạn sớm

Thuốc ức chế phân hủy dopamine

Selegiline (Eldepryl, Zelapar), rasagiline (Azilect), Entacapone (comtan) và Tolcapone (Tasmar) là các thuốc điều trị Parkinson tiêu biểu trong nhóm này. Tác dụng của thuốc là ức chế enzym monoamine oxidase MAO-B (men phân hủy dopamin) hoặc enzyme COMT (men chuyển hóa levodopa). Vì vậy, sử dụng thuốc sẽ giúp kéo dài thời gian tác dụng của nhóm bổ sung dopamine L-dopa.

Tác dụng phụ của thuốc ức chế phân hủy dopamine là buồn nôn, mất ngủ, tăng nguy cơ ảo giác hoặc rối loạn vận động. Đặc biệt Tolcapone (Tasmar) có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Thuốc kháng cholinergic

Hiện nay nhóm kháng cholinergic (Artane, Trihex) rất ít được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân do tác dụng của thuốc không cao và có thể gây nhiều tác dụng phụ như: suy giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, táo bón, khô miệng và tiểu ít.

Ngoài 4 nhóm thuốc kể trên, người bệnh Parkinson còn có thể được kê đơn Amantadine. Bản chất đây là thuốc kháng virus, nhưng cũng có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng loạn động ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn nặng.

Sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện sẽ giúp làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, hỗ trợ kiểm soát chứng run chân tay, co cứng cơ, phục hồi vận động và hạn chế tình trạng nhờn thuốc. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

 nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Điều trị Parkinson bằng đông y

Nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây và tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, các nhà khoa học đã chuyển hướng nghiên cứu các giải pháp từ thảo dược Đông Y.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thiên ma, Câu đằng có thể gián tiếp làm tăng lượng dopamin trong não bộ, từ đó giúp cải thiện tình trạng run chân tay, cứng cơ hay chậm vận động. Các thảo dược Đông Y này còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, đặc biệt là chống stress oxy hóa, chống thoái hóa, lão hóa tế bào não – nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh Parkinson.

Thực tế, Thiên Ma và Câu đằng - dưới dạng tinh chế trong TPCN Vương Lão Kiện - đã giúp nhiều người bệnh Parkinson cải thiện đáng kể khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống. Điển hình như trường hợp của ông Đỗ Bình Dương (Hà Nội).

Nói về Vương Lão Kiện, ông chia sẻ: “Tôi đã từng rất sợ hãi và lo lắng khi biết mình mắc bệnh. Mọi công việc thường ngày, như đọc sách, viết tài liệu, dạy cháu học bài… đều bị ảnh hưởng. Nhưng sau hơn 5 tháng dùng Vương Lão Kiện với thuốc Tây, môi và lưỡi tôi đã giảm run, nói chuyện rõ ràng hơn. Mừng nhất là tay chân đỡ run. Cầm bát, cầm cốc nước không bị đổ, sánh ra ngoài như trước. Thỉnh thoảng tôi vẫn tự đi ngân hàng ký tên để rút tiền được.”

Ông Dương chia sẻ về tác dụng hỗ trợ điều trị Parkinson của Vương Lão Kiện

Hiệu quả của TPCN Vương Lão Kiện cũng đã được GS Lê Đức Hinh - Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam đánh giá cao. Bạn có thể lắng nghe chi tiết đánh giá của Giáo sư trong video sau.

GS Lê Đức Hinh đánh giá Vương Lão Kiện - TPCN hỗ trợ trị run chân tay, parkinson

Xem thêm: Kinh nghiệm chữa bệnh run tay chân, Parkinson

Thay đổi lối sống trong điều trị Parkinson

Thay đổi lối sống không giúp cải thiện rõ rệt chứng run, cứng cơ do parkinson. Tuy nhiên, các chuyên gia Thần kinh vẫn khuyến cáo người bệnh parkinson nên duy trì lối sống lành mạnh để làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn chung sống dễ dàng hơn với căn bệnh này.

Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn

Những người mắc bệnh Parkinson thường xuyên tập thể dục. Điều này sẽ giúp cơ bắp luôn linh hoạt, tăng khả năng vận động và duy trì thể lực. Người bệnh có thể thử các bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền, làm vườn, khiêu vũ hoặc thể dục nhịp điệu.

Chú ý hơn khi di chuyển để tránh té ngã

Trong giai đoạn sau của Parkinson, do tư thế bị mất thăng bằng nên người bệnh dễ bị ngã hơn khi gặp một cú đẩy hoặc đụng chạm nhẹ. Để phòng tránh điều này, người bệnh nên:

- Đi vòng chữ U thay vì xoay cả cơ thể để quay người lại.

- Cố gắng phân phối đều trọng lượng cơ thể lên 2 chân.

- Tránh nghiêng người và mang vác khi đi bộ. 

Đặc biệt, người bệnh có thể tập luyện thái cực quyền. Nghiên cứu cho thấy, bài tập này sẽ giúp cải thiện khả năng thăng bằng và tính linh hoạt của cơ bắp, do đó ngăn ngừa té ngã.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson

Nắm rõ bệnh Parkinson nên ăn gì hay nên hạn chế gì là một trong những phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Parkinson. Bởi một chế độ ăn tốt có thể làm giảm nguy cơ gãy xương, mất nước, tắc ruột do táo bón và suy dinh dưỡng. Vì vậy, người bệnh Parkinson nên:

- Ăn nhiều rau xanh và các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ để nhuận tràng tự nhiên. - Ăn đồ lạnh và chua - chẳng hạn như trái cây - trước bữa ăn để giúp ngăn ngừa khô miệng. - Uống 6-8 ly nước mỗi ngày, ngay cả khi không khát. - Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm (protein) ngay trước khi uống thuốc Levodopa để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc.

Áp dụng một số liệu pháp thay thế

Các liệu pháp như vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu hay lao động trị liệu cũng phần nào giúp bệnh nhân Parkinson cải thiện chất lượng cuộc sống. Cụ thể:

- Vật lý trị liệu sẽ giúp tăng khả năng phối hợp, cân bằng và chuyển động. - Ngôn ngữ trị liệu giúp cải thiện vấn đề với lời nói và chứng khó nuốt do bệnh Parkinson. - Lao động trị liệu cung cấp cho người bệnh cách tự thực hiện một số hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Điều trị bệnh parkinson bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị parkinson bằng phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những người bị Parkinson nặng, bệnh Parkinson giai đoạn cuối, không còn đáp ứng với thuốc điều trị bệnh parkinson. Các phương pháp này bao gồm:

- Thủ thuật rạch cầu nhạt, nhân VOA hoặc nhân VIM của đồi thị. - Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) - Cấy ghép tế bào. - Phẫu thuật bằng tia gamma.

Trong đó, phẫu thuật kích thích não sâu đã được áp dụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Hồ Chí Minh và cho kết quả tích cực. Người bệnh sau khi can thiệp có cải thiện được các triệu chứng run, cứng đờ và kiểm soát vận động tốt hơn. Tuy nhiên, chi phí cho một ca phẫu thuật này rất cao (khoảng 800 triệu).

Điều trị biến chứng của bệnh parkinson

Sự sụt giảm dopamin nhanh chóng theo thời gian, cộng với tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể gây ra các rối loạn khác cả về thể chất và tâm lý của người bệnh Parkinson. Vì thế, bên cạnh việc cải thiện dấu hiệu của bệnh parkinson, điều trị các biến chứng thường gặp sau đây cũng không kém phần quan trọng:

- Trầm cảm và lo âu: Thuốc, liệu pháp tâm lý, hoạt động thể chất (tập thể dục) có thể cải thiện được tình trạng này. Thường dùng nhất là Citalopram (Celexa®) thuốc chống trầm cảm ba vòng như Nortrip.

- Rối loạn giấc ngủ:  Việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Ví dụ như người bị buồn ngủ nhiều ban ngày có thể sử dụng thuốc điều trị chứng ngủ rũ hoặc áp dụng phương pháp tăng cường vận động thể lực. Người bị mất ngủ có thể áp dụng các biện pháp trong bài viết “Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh parkinson

- Sa sút trí tuệ: Các thuốc điều trị bệnh Alzheimer thể được sử dụng để điều trị biến chứng này. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc giảm bớt các thuốc điều trị nhóm kháng cholinergic và selegiline nếu có.

Giảm liều thuốc điều trị Parkinson là một cách giảm bớt biến chứng sa sút trí tuệ

Giảm liều thuốc điều trị Parkinson là một cách giảm bớt biến chứng sa sút trí tuệ

- Loạn thần, ảo giác: Đây thường là tác dụng phụ của thuốc điều trị, nên giải pháp đầu tiên là điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn Clozapine để kiểm soát ảo giác ở người bệnh parkinson.

- Táo bón: Chế độ ăn giàu chất xơ (rau, quả), chất nhuận tràng và vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

- Nuốt khó: Để cải thiện chứng khó nuốt, người bệnh Parkinson nên ăn thức ăn mềm, ăn chậm, nhai kỹ và ăn từng ngụm nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các giải pháp trong bài viết “Xử trí chứng khó nuốt ở người Parkinson”

- Rối loạn chức năng cương dương: Sildenafil (viagra) có thể hữu ích cho chứng rối loạn cương ở người bị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, thuốc có thể làm hạ huyết áp thế đứng (váng đầu hoặc chóng mặt xảy ra khi đột nhiên đứng lên), hoặc có thể làm nặng thêm tác dụng phụ của một số thuốc điều trị parkinson.

- Đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis): Biến chứng này có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng thuốc uống chống mồ hôi theo toa hoặc bằng phẫu thuật trong trường hợp nặng.

- Chảy nước dãi quá mức: Có thể được cải thiện với các bài tập nuốt, phẫu thuật hoặc dùng thuốc trong trường hợp nặng.

- Tiểu không tự chủ: Biến chứng này có thể được điều trị bằng các bài tập để tăng cường cơ bắp vùng chậu sàn, thuốc (Oxybutynin, Tolterodine) hoặc phẫu thuật trong trường hợp nặng.

Điều trị bệnh Parkinson là một hành trình dài đầy gian truân thử thách. Vì vậy nếu bạn có người thân bị Parkinson, hãy luôn ở bên động viên và chia sẻ để họ có thêm động lực bước tiếp cùng căn bệnh này.

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh Parkinson

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, parkinsonshealth.com, ncbi.nlm.nih.gov, jstage.jst.go.jp

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Danh sách bình luận
  • phạm thanh quân
    phạm thanh quân
    08:57 14/01/2021
    Tôi đi khám bs nói là bị Parkinson. hiện tôi có biểu hiện co cơ bên trái đang dùng thuốc của viện. Tôi muốn hỏi là nên điều trị bệnh parkinson như thế nào trong trường hợp của tôi để giảm co cơ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:44 14/01/2021
      Chào bạn.
      Với trường hợp bạn bị Parkinson để cải thiện biểu hiện bạn đang gặp bạn cần:
      - Sử dụng thuốc điều trị tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng...
      - Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc vì đây là những yếu tố này gây ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh, thực hiện một số bài tập nhẹ như thiền, đi bộ, yoga để hỗ trợ cải thiện tình trạng mà mình đang gặp phải.
      -Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn sử dụng thêm sản phẩm Vương Lão Kiện. Với 2 thành phần chính là các thảo dược Thiên ma, Câu đằng, sản phẩm sẽ bổ sung các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, làm ổn định tính dẫn truyền, gián tiếp bổ xung chất dẫn truyền. Về lâu dài, giúp não bộ thiết lập lại cân bằng và điều chỉnh lại những rối loạn, từ đó giúp giảm các triệu chứng run tay chân, cứng cơ.
      Thực tế, đã có rất nhiều người cải thiện run chân tay, đi lại và làm việc dễ dàng hơn nhờ kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Vương Lão Kiện. Điển hình như trường hợp của cựu bác sĩ Dương trong clip sau:
      https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0
      Thân mến!
  • Nguyễn Hương Thảo
    Nguyễn Hương Thảo
    09:15 16/08/2017
    Bố tôi bị parkison đã 3, 4 năm nay. Khác với người bị parkison khác, bố tôi lại bị co cứng cơ, đi lại, vận động chậm chạp. Ông đang dùng thuốc Tây do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện lão khoa trung ương nhưng tôi thấy hiệu quả không cao. Bác sỹ nói nếu dùng thuốc thì ông sẽ vận động bình thường nhưng tôi lại thấy ông ngày một yếu hơn (đi lại chậm, nói chậm, chảy nước dãi, hay bị táo bón) dù ông ăn, ngủ vẫn tốt. Không biết Vương lão kiện có thể giúp bố tôi hạn chế được sự phát triển của bệnh không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      12:01 16/08/2017
      Chào bạn,
      Các triệu chứng mà bác đang gặp phải đều là những triệu chứng rất điển hình của người bị Parkinson lâu năm, và thường là Parkinson thể cứng, trong đo bác trai bị cứng cơ hàm, cơ chân tay và cơ tiêu hóa. Trong điều trị bệnh Parkinson, việc dùng thuốc cần phải kiểm soát được tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự tiến triển nặng dần, nếu không đạt được các mục tiêu trên thì cần xem xét lại việc điều trị với thuốc tây y. Vì vậy, việc cần làm trước tiên là cần đi tái khám để nhận được hướng điều trị phù hợp hơn cho bác. Do người bệnh Parkinson thường hay quên, nên bạn cần phải nhắc bác uống thuốc đúng giờ và đủ liều theo chỉ định của thầy thuốc.
      Trong quá trình điều trị với thuốc tây y, việc phối hợp sử dụng Tpcn Vương Lão Kiện là điều rất tốt. Với thành phần là các loại thảo dược quý như Thiên ma, Câu đằng sẽ giúp giảm các chứng run, co cứng cơ, phục hồi khả năng vận động giúp bác linh hoạt hơn trong hoạt động hằng ngày. Đồng thời sản phẩm còn giúp tăng lưu thông khí huyết, tăng lưu lượng máu lên não để cung cấp tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc tây và ngăn ngừa tình trạng nhờn thuốc, làm giảm tác dụng phụ của thuốc tây gây ra.
      Mỗi ngày bác sử dụng 4 viên chia làm 2 lần, uống cách thuốc tây từ 1-2 giờ, dùng với lộ trình tối thiểu từ 3- 6 tháng, nếu như bác đáp ứng tốt với sản phẩm thì chỉ trong vòng từ 3 đến 4 tuần, các triệu chứng của bác sẽ được cải thiện rõ rệt. Chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều trường hợp người cao tuổi gặp phải bệnh Parkinson, nhờ áp dụng đúng phác đồ điều trị mà giờ đây tình trạng bệnh đã được cải thiện đáng kể, bạn có thể tham khảo tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0&index=1&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Cùng với đó, bác cũng cần được sinh hoạt với lối sống khoa học, không nên cho bác sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê vì đây đều là các chất ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh. Cho bác ăn nhiều rau xanh, tăng cường chất xơ để giảm tình trạng táo bón, giảm các thực phẩm giàu các nguyên tổ sắt, mangan trong thực đơn hằng ngày. Một số bài tập bác có thể áp dụng tập nhẹ nhàng hằng ngày như tập hít sâu thở chậm, thiền, yoga, tập luyện bàn tay với trái bóng cao su sẽ giúp bác phục hồi vận động nhanh hơn.
      Để được tư vấn thêm về bệnh cũng như là sản phẩm Vương Lão Kiện, bạn có thể gọi điện thoại tới số điện thoại 0904.904.660 (trong giờ hành chính), chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
      Chúc bạn cùng gia đình nhiều sức khỏe!
  • em bị mắc chứng run tay mỗi khi căng thẳng vậy ad có thể trả lời giúp em là em có bị parkison k ạ ? và có thuốc nào để khắc phục k ạ ?
    em bị mắc chứng run tay mỗi khi căng thẳng vậy ad có thể trả lời giúp em là em có bị parkison k ạ ? và có thuốc nào để khắc phục k ạ ?
    16:21 04/10/2016
    em bị mắc chứng run tay mỗi khi căng thẳng vậy ad có thể trả lời giúp em là em có bị parkison k ạ ? và có thuốc nào để khắc phục k ạ ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      19:08 04/10/2016
      Chào bạn,
      Chứng run do bệnh parkinson thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên, và run xảy ra khi nghỉ ngơi, khi làm việc thì sẽ hết run. Còn ở người trẻ và triệu chứng run xảy ra khi căng thẳng như bạn, chúng tôi thiên về chứng run do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, hoặc run vô căn hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng run này trong bài viết sau:
      http://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/run-do-roi-loan-than-kinh-thuc-vat.html
      http://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-run-vo-can-khong-nen-nham-voi-benh-parkinson.html
      Nhưng để có kết luận chính xác, cũng như được điều trị sớm, bạn nên thu xếp thời gian đi khám tại chuyên khoa Nội thần kinh của các bệnh viện có uy tín.
      Run do rối loạn thần kinh thực vật hay vô căn hiện vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chứng run này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lý, do vậy bạn nên suy nghĩ lạc quan, thư giãn tinh thần bằng cách hít sâu, thở chậm, tập thiền, yoga, nghe nhạc… Đồng thời, bạn cần hạn chế suy nghĩ tiêu cực, lo lắng căng thẳng, stress quá mức, thức quá khuya, bởi những thói quen này có thể làm tăng nặng chứng run của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Vương Lão Kiện. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần chủ yếu từ thảo dược ngoài an thần, trấn tĩnh còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng yếu tố bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh, nhờ đó làm giảm run an toàn, hiệu quả và giúp cải thiện khả năng vận động. Đã có rất nhiều người bệnh runchân tay sử dụng sản phẩm cho kết quả tốt, nên bạn hoàn toàn có thể an tâm:
      https://www.youtube.com/watch?v=gJmHk_FXj0Y&index=2&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA

      Chúc bạn sức khỏe!
  • phan thi ngoc Dung
    phan thi ngoc Dung
    11:47 26/08/2016
    Me toi bi benh Parkinson khoang 1 nam nay nhung tay chan cung co run nhung it .co cai mieng no phai nhai suot va an uong cung rat kho khan .nam nay me toi 70 t bi cao huyet ap lau nay . mong Bs giup me toi voi
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      14:34 26/08/2016
      Chào bạn,
      Bệnh Parkinson hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh trong bài viết sau:
      http://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-parkinson--nhung-van-de-nguoi-benh-can-nam-ro.html
      Trước mắt, bạn nên chú ý cho mẹ ăn các đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và dành thời gian luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin hữu ích trong bài viết sau:
      http://runtaychan.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/parkinson-va-bien-phap-cham-soc.html
      Bên cạnh đó, bạn có thể cho mẹ tham khảo sử dụng thêm 1 số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược, chẳng hạn như Tpcn Vương Lão Kiện. Trong sản phẩm, có chứa thảo dược Câu Đằng, nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học trong thảo dược này có khả năng ngăn chặn sự mất đi của dopamin trong bệnh Parkinson, nhờ đó giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hiệu quả. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, làm mềm cơ sẽ cải thiện chứng run và tăng cường khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh Parkinson đã sử dụng tốt sản phẩm này:
      https://www.youtube.com/watch?v=gJmHk_FXj0Y&index=2&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Jimmy tran
    Jimmy tran
    15:38 04/01/2016
    Ba em nam nay 67 tuoi...ba em thi Co mot Phan giong binh parkinson... Tay VA chan thi chi bi Hoi run.Cai ma lam ba em kho chiu la nhung Co bap tren mat VA xuong ham cu bi Co giat, Co bap o mat ( eyes), cung bi Co giat nen cap mat cu chop nhay nhieu Lan hon nhung nguoi binh thuong...nhung trieu chung do da lam ba e kho chieu. Nen trong long cu thay lo Lang, VA bon chon ( anxious)
    Xin Hoi ba e Co fai Mac trieu chung parkinson ko...VA xin Hoi Co thuoc nao chua tri dung Cho Co bap tren mat VA mat( eyes) bi Co giat ko..neu ai biet xin chi ho dum... Hay gui email ve chi giup dum...e thanh that cam on
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:25 04/01/2016
      Chào bạn.
      Chứng run do rất nhiều nguyên nhân gây nên, không nhất thiết là bệnh Parkinson. Nhất là ở độ tuổi của bác, thường run do tuổi già, do một tổn thương thần kinh nào đấy hoặc cũng có thể chỉ là run vô căn. Đối với bệnh run, muốn điều trị hiệu quả, trước hết cần xác định chính xác nguyên nhân gây run. Vì vậy, bạn nên khuyên bác đi khám tại khoa Thần Kinh của các bệnh viện lớn. Bạn có thể đọc thêm về những nguyên nhân gây bệnh run tại bài viết sau, để có thông tin chăm sóc cho ba: http://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-run.html
      Bạn cũng đừng quá hoang mang lo lắng, theo như những gì bạn mô tả thì chưa thể khẳng định bác bị bệnh Parkinson. Trước mắt, để giảm run cho ba, bạn nên giúp ba thư giãn thần kinh, nhắc ba ngủ nghỉ đúng giờ và tránh suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt, hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, café, trà đặc vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thần kinh. Ngoài ra, bạn có thể cho ba dùng Tpcn Vương Lão Kiện, dù không phải thuốc Tây điều trị, nhưng lại rất hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện các chứng run. Hẳn bạn sẽ yên tâm hơn khi nghe chia sẻ sau quá trình điều trị run của một bác sống tại Hà Nội: https://www.youtube.com/watch?v=Tf2XTa9O378
      Chúc ba bạn mau chóng bình phục! Thân.
  • nguyen
    nguyen
    15:50 28/09/2015
    mẹ tôi mắc bệnh parkinson nay đã lâu, giờ đi lại đều khó khăn, tay chân run, khó nói. bác sỹ tư vấn cho tôi phương pháp chữa trị và nên dùng vào loại thuốc gì để tốt nhất cho bệnh mẹ tôi hiện nay. Tôi chân thành cảm ơn!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:36 28/09/2015

      Chào bạn,
      Hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm bệnh Parkinson, tuy nhiên mục đích điều trị là giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, giúp phục hồi khả năng vận động của cơ thể.
      Trước mặt mẹ bạn đã đi khám thì nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, không được tự ý tăng giảm hay bỏ sử dụng sang thuốc khác.
      Thuốc được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson hiện nay là Madopar. Ban đầu tình trạng bệnh đáp ứng rất tốt với thuốc điều trị, tuy nhiên khi sử dụng thuốc lâu dài sẽ có hiện tượng nhờn thuốc và xuất hiện các tác dụng phụ như táo bón, ảo giác, lú lẫn…
      Hiện nay, đã có thêm một loại thuốc mới giúp điều trị bệnh Parkinson là Duopa, nhưng có lẽ phải một thời gian nữa thuốc mới có mặt tại Việt Nam
      Bạn tham khảo thêm thông tin về Duopa ở link sau:
      http://runtaychan.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/thuoc-moi-trong-dieu-tri-benh-parkinson---duopa.html
      Link dưới đây là các biện pháp giúp chăm sóc tốt người bệnh Parkinson, bạn có thể tìm hiểu thêm:
      http://runtaychan.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/parkinson-va-bien-phap-cham-soc.html
      Tôi được biết hiện nay trên thị trường có TPCN Vương Lão Kiện. Tuy không phải là thuốc nhưng giúp hỗ trợ điều trị làm tăng hiệu quả thuốc chính, giúp giảm run do bệnh Parkinson.
      Chúc mẹ bạn sức khỏe.
      Thân!
  • bùi đình thắng
    bùi đình thắng
    20:45 17/09/2015
    hiện tại tôi mới 19 tuổi bị run tay 4 năm và mẹ tôi 45 tuổi cũng bị triệu chứng run tay từ hồi 20 tuổi.2 năm trước mẹ tôi đi khám các bác sĩ bảo là do bị bệnh về huyết áp và bệnh bướu cổ gây nên. vậy kết luận đó có phải không bác sĩ. và triệu chứng run tay có thể là do di tuyền không ah.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      23:32 17/09/2015

      Chào bạn,

      Bệnh lý tuyến giáp và huyết áp đều là một trong số rất nhiều nguyên nhân gây run chân tay, và nếu mẹ bạn đã được thăm khám kỹ bởi các bác sỹ thì chẩn đoán đó là chính xác. Nếu kiểm soát tốt các bệnh lý trên chứng run của mẹ bạn có thể hết.

      Bệnh lý tuyến giáp không do di truyền nên rất có thể bạn bị run do những nguyên nhân khác. Vì vậy, trước mắt, bạn nên đi khám ở các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó mới có các hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện với liều 4 – 6 viên/ ngày/ 2 lần, dùng thường xuyên liên tục ít nhất từ 3 - 6 tháng Sản phẩm sẽ giúp làm giảm chứng run do mọi nguyên nhân.

      Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
      Thân!