10 bài tập chữa run tay đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

A- A+

Trong điều trị run tay, việc sử dụng thuốc chỉ quyết định 50% hiệu quả, phần còn lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tập luyện. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cách giảm run tay, tại sao không áp dụng ngay 10 bài tập chữa run tay tại nhà cực hiệu quả trong bài viết sau đây?

Giảm run tay bằng cách tập hít sâu thở chậm

Hít sâu thở chậm sẽ thúc đẩy máu lưu thông và tăng lượng oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, bài tập này có hiệu quả nhất với các trường hợp bị run tay do căng thẳng, lo lắng hoặc mệt mỏi. Bởi phương pháp này

Cách thực hiện:

- Hít vào: Đứng hoặc ngồi thoải mái ở không gian yên tĩnh, hai lòng bàn tay ôm sát vào bụng. Sau đó từ từ hít hơi vào cơ thể bằng đường mũi, đưa hơi thở sâu xuống đến bụng cho đến khi bụng dưới phình to và cứng lên. Giữ hơi trong bụng vài giây trước khi thở ra.

-Thở ra: Thở ra từ từ, bằng đường miệng, miệng khép nhẹ để đẩy hơi ra ngoài, cho đến khi bụng dưới xẹp xuống bình thường và phổi không còn không khí nữa.

Lưu ý: Thời gian thở ra phải gấp đôi thời gian hít vào để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Bạn lặp lại động tác hít vào - thở ra trong năm lần mỗi chu kỳ và duy trì 3 đến 4 chu kỳ trong một ngày. Ngoài ra, tâm lý thư thái, tĩnh tâm và tập trung vào hơi thở của mình, đồng thời thả lỏng toàn bộ cơ thể cũng là yếu tố quan trọng giúp bài tập này phát huy tối đa hiệu quả.

Hít sâu thở chậm - bài tập chữa run tay, giải lo âu

Hít sâu thở chậm - bài tập chữa run tay, giải lo âu

Đi bộ - Giảm run tay do mọi nguyên nhân

Đi bộ từ 30 phút đến một tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường lưu thông máu, tăng độ dài sải chân, cải thiện tư thế và dáng đi cho người bệnh run tay.

Chứng run chân khiến việc đi lại khó khăn, dễ bị té ngã, người bệnh thường có cảm giác tự ti, sợ hãi, không muốn xuất hiện nơi đông người..jpg

Đi bộ là bài tập chữa run tay đơn giản mà mọi người bệnh đều có thể thực hiện

Bạn có thể đi bộ một mình, đi với bạn bè, người thân nhưng cần lưu ý một số điều sau:

- Đi thẳng lưng, mở ngực, mắt nhìn về phía trước, không thu vai hoặc khom mình. Toàn thân thả lỏng, hai tay vung vẩy thoải mái, thở đều. Tư thế này sẽ giúp giữ thăng bằng tốt nhất và đảm bảo hệ hô hấp hoạt động tối đa.

- Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục. Nếu chân run nhiều, bạn nên bước chậm từng bước, có thể mang theo gậy để hỗ trợ. Tuyệt đối không bước nhanh, bước vội để tránh bị té ngã.

- Trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi; Đi giày thể thao vừa chân và có đế giữ ma sát tốt, tránh trơn trượt.

- Thời điểm đi bộ tốt nhất là trước 9h sáng và buổi chiều khi ánh nắng đã nhạt. Tuyệt đối không đi bộ sau khi ăn no.

- Lúc mới tập, nên bắt đầu với quãng đường ngắn rồi dần tăng khoảng cách và cường độ tập luyện, ví dụ tăng tốc độ di chuyển, tập thêm đi lùi, leo dốc, leo cầu thang để cơ thể thích nghi và nâng cao hiệu quả giảm run tay chân, nhất là với người bệnh run do bệnh Parkinson.

Trong quá trình tập luyện, nếu thấy chóng mặt, choáng váng, đau vùng ngực, khó thở, huyết áp tăng… bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi hoặc cần được chăm sóc y tế.

Tập tạ nhẹ giúp giảm run tay chân

Nâng tạ tay giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm run tay 

Nâng tạ tay giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm run tay 

Nâng tạ nhẹ nhàng tại nhà vào buổi sáng là cách giảm run tay hiệu quả. Bởi các chuyển động nâng khối tạ nhịp nhàng có khả năng chống lại kháng lực và cải thiện khối lượng của cơ bắp, giảm run và giảm cứng cơ.

Lưu ý: Không nên tập quá gắng sức hoặc chọn tạ có khối lượng quá nặng. Vì nếu chịu áp lực cao, tay sẽ bị run nhiều hơn.

Bài tập yoga hiệu quả với run tay khi hồi hộp

Dù là bệnh run vô căn, Parkinson hay rối loạn thần kinh thực vật thì triệu chứng run cũng sẽ tăng nặng lên mỗi khi cơ thể mệt mỏi, lo âu, căng thẳng. Yoga có thể giảm bớt triệu chứng lo âu, stress và trầm cảm bằng cách chuyển trọng tâm và sự tập trung của cơ thể đến hơi thở. Đồng thời, các động tác yoga còn giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

Cốt lõi của bài tập yoga là tập trung duy trì nhịp thở đều đặn, giúp người bệnh giảm bớt sự xáo trộn trong tinh thần, tăng sự lạc quan và giải tỏa căng thẳng cho cơ bắp. Các động tác uốn vặn sẽ tạo nên lực ép đa chiều, giúp phục hồi và nâng cao sức bền của cơ bắp, từ đó giúp giảm run.

Lưu ý: Bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luận viên để học cách thở và tư thế đúng, tránh bị chấn thương.

Xem thêm: Một số bài tập yoga cho người bệnh run.

Khiêu vũ giúp cơ thể dẻo dai, cải thiện sự linh hoạt và phản xạ của tay, chân

Khiêu vũ cũng là một trong những bài tập chữa run tay rất tốt

Khiêu vũ cũng là một trong những bài tập chữa run tay rất tốt

Khiêu vũ có tác dụng tăng cường sự dẻo dai và uyển chuyển cho người bệnh run chân tay.

Những điệu nhảy với tính linh hoạt cao sẽ khiến cơ bắp phải co duỗi, xoay vặn vận động liên tục. Sự phối hợp của toàn bộ cơ thể theo từng động tác giúp người bệnh dần dần cải thiện khả năng giữ thăng bằng và sự linh hoạt cho cả tay và chân.

Ngoài ra, âm nhạc trong khiêu vũ còn giúp bạn cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hơn nhờ điều hòa lượng hormone endorphin, serotonin dopamine trong não. Vì vậy, khiêu vũ có khả năng hạn chế nguy cơ trầm cảm ở người bệnh Parkinson, run chân tay.

Ngồi thiền tĩnh lặng

Bạn tìm một không gian yên tĩnh, lựa chọn tư thế thoải mái nhất (đứng hoặc ngồi) và hít vào thở ra nhẹ nhàng. Bạn nhắm nhẹ đôi mắt, giữ tinh thần tập trung chỉ nghĩ đến hơi thở ra vào. Hãy để tâm trí bạn tồn tại những hình ảnh đẹp nhất, những lời xướng êm nhẹ nhàng và mọi điều an lành trong suy nghĩ.

Đây là một bài tập thư giãn hành vi giúp người bệnh run chân tay phần nào giải tỏa những cảm xúc từ bên trong và tiết chế được biểu hiện run bên ngoài.

Thủy trị liệu - Cách xoa dịu cơn đau và giảm run tay chân

Theo BS. Đinh Quang Thanh (Trưởng khoa Vật lý phục hồi chức năng tại Bệnh viện Điều dưỡng – Hồi phục Chức năng), thủy trị liệu là một hình thức của vật lý trị liệu sử dụng lực tác động của nước để massage, điều hòa hệ thống mạch máu và hỗ trợ hệ thần kinh.

Thế nên, thủy trị liệu rất thích hợp điều trị cho người bệnh bị rối loạn tuần hoàn não, viêm khớp và các bệnh lý thần kinh, trong đó có run chân tay.

Bài tập nắm bóng

Một bài tập có thể thực hiện dễ dàng trong suốt cả ngày dù bạn đang làm việc hay xem tivi - đó là nắm bóng.

Giảm run tay bằng các bài tập với bóng

Giảm run tay bằng các bài tập với bóng

Cách tiến hành: Bạn có thể sử dụng một tay bóp mạnh quả bóng cao su mềm, nhỏ, linh hoạt, và giữ chặt nó trong khoảng 5 giây, lặp lại 10 lần liên tiếp, bạn có thể dừng lại nếu thấy đau và chuyển sang tay còn lại.

Giảm run bằng việc kéo căng tay

Kéo căng cổ tay, các ngón tay là cách hữu ích với những trường hợp bị run tay do dây thần kinh bị chèn ép hoặc thường xuyên lặp đi lặp lại 1 hoạt động, chẳng hạn như đánh máy. Các bài tập tay nếu sử dụng thường xuyên sẽ giảm tình trạng cứng cơ, cải thiện tuần hoàn máu ở ngón tay, cổ tay.

Kéo căng ngón tay cái giúp giảm run tay hiệu quả

Kéo căng ngón tay cái giúp giảm run tay hiệu quả

Cách tiến hành: Hãy bắt đầu duỗi từng ngón tay của 1 bàn tay, sau đó duỗi các ngón cùng một lúc, để lòng bàn tay được căng ra khoảng 5-10 giây; làm tương tự với bàn tay còn lại. Bạn có thể tiến hành bài tập tương tự cho ngón tay cái, nhẹ nhàng uốn cong nó về phía trước và ngược lại để thúc đẩy sự chuyển động.

Lưu ý, không được dùng lực quá lớn và thời gian quá dài, hãy dừng lại nếu cảm thấy đau tay.

Kết hợp tập luyện và thảo dược giúp giảm run tay nhanh hơn!

Giảm run tay để không còn vụng về, lóng ngóng, mất tự tin là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng mong muốn. Chìa khóa để hiện thực hóa ước mơ đó chính là kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau, bao gồm: Uống thuốc, ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên và sử dụng thảo dược giảm run.

Nhắc đến thảo dược giảm run tay chân, nổi trội nhất phải kể đến Thiên ma, Câu đằng, Mẫu lệ, Nhục thung dung... Các thảo dược đã được cả chuyên gia Đông y và Tây y đánh giá cao về khả năng nuôi dưỡng và phục hồi tế bào thần kinh bị tổn thương. Đặc biệt, hai loại thảo dược này còn gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não bộ. Từ đó giúp cải thiện run chân tay, khả năng cầm nắm, phục hồi chức năng vận động.

Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thành phần này trong TPBVSK Vương Lão Kiện. Ra đời kể từ năm 2013, Vương Lão Kiện không chỉ là một giải pháp mà còn là một người bạn đồng hành giúp nhiều người bệnh giảm run tay và tìm lại sự tự tin vốn có.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Nếu kiên trì tập luyện các bài tập chữa run tay nêu trên, bạn chẳng những đẩy lùi được bệnh tật mà còn duy trì vóc dáng và tăng cường sức khỏe!

Xem thêm một số cách giảm run chân tay:  – 7 cách giảm run chân tay nhờ cải thiện chức năng hệ thần kinh – Run tay khi hồi hộp, căng thẳng và cách trị hiệu quả (*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.