Bệnh Parkinson – những vấn đề người bệnh cần nắm rõ

A- A+

Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển với biểu hiện đặc trưng là run, cứng đờ, vận động chậm chạp. Hiểu rõ về bệnh Parkinson không chỉ giúp bạn kiểm soát và giảm thiểu  triệu chứng của parkinson mà còn làm chậm sự tiến triển của bệnh. 

Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh tiến triển theo thời gian

Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh tiến triển theo thời gian

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson (hay liệt rung) là bệnh thoái hóa thần kinh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân Parkinson sẽ bị thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopa-min từ đó dẫn đến các triệu chứng run, co cứng cơ, chậm vận động và suy kiệt trong giai đoạn cuối.

Bình thường, dopa-min đảm nhiệm vai trò dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác. Nhờ sự có mặt của dopa-min, các cơ bắp, đặc biệt là chân tay và mặt, có thể phối hợp cử động nhịp nhàng và giúp cơ thể duy trì khả năng giữ thăng bằng. Khi thiếu dopa-min, cơ bắp không vận động được theo chỉ đạo của não, gây ra các triệu chứng đặc trưng của căn bệnh Parkinson là run tay chân, tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp.

Bệnh Parkinson thường bắt đầu ở người trên 60 tuổi. Tuy nhiên có khoảng 1/10 số bệnh nhân bị khởi bệnh trước 50 tuổi. Tình trạng này gọi là bệnh parkinson ở người trẻ hay bệnh parkinson khởi phát sớm.

Dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ thường chia bệnh parkinson thành 5 giai đoạn bao gồm bệnh parkinson giai đoạn 1, 2, 3, 4 và bệnh parkinson giai đoạn cuối. Cách điều trị ở các giai đoạn của bệnh Parkinson sẽ khác nhau nhưng đều hướng về mục tiêu là tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Bệnh Parkinson sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải

Bệnh Parkinson sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải

Nguyên nhân bệnh Parkinson

Khi mắc bệnh Parkinson, hầu hết người bệnh đều băn khoăn “Tại sao bị bệnh Parkinson?”. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do sự thoái hoá tế bào thần kinh. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm ra được tại sao các tế bào thần kinh lại bị thoái hóa một cách bất thường như vậy.

Một số giả thuyết được đưa ra bao gồm: Lớn tuổi, yếu tố môi trường, tiếp xúc hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy rửa, sử dụng chất kích thích quá nhiều, tác dụng phụ của thuốc, lối sống không lành mạnh, mắc phải các bệnh lý ảnh hưởng tới não bộ như viêm não, động kinh, mất ngủ, thậm chí do virus...

Ngoài ra, theo những nghiên cứu mới nhất gần đây, sự chuyển hóa năng lượng quá mức của ty thể thuộc vùng chất đen trên não hay những bệnh lý tại đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson biểu hiện như thế nào?

Đa phần người bệnh parkinson sẽ bị run. Nhưng không phải cứ run là do bệnh Parkinson gây ra. Ngoài run, người bệnh sẽ gặp nhiều biểu hiện khác. Chưa kể đến mỗi người cũng sẽ có các triệu chứng bệnh Parkinson với mức độ khác nhau.

Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh Parkinson được các chuyên gia thần kinh sử dụng trong chẩn đoán.

Triệu chứng về vận động

Những triệu chứng rối loạn vận động cơ bản của bệnh Parkinson là: Run, cứng đờ, cử động chậm chạp và rối loạn thăng bằng.

1. Run tay chân, đầu cổ và các bộ phận khác

Run trong bệnh Parkinson là triệu chứng rất hay gặp, thường bắt đầu ở một bên tay (xuất hiện ở ngón cái và ngón trỏ, sau đó run cả bàn tay, cánh tay), sau đó lan xuống chân cùng bên rồi chuyển qua bên đối diện. Đến giai đoạn cuối người bệnh có thể bị run bất cứ khi nào. Đặc điểm này trái ngược với run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não.

Mặc dù run ở 1 bên tay, run khi nghỉ dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh Parkinson giai đoạn đầu. Thế nhưng vẫn có gần 15% bệnh nhân Parkinson trong suốt quá trình điều trị không bao giờ có biểu hiện run.

Run tay khi cầm cốc nước, gắp thức ăn là triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson

Run tay khi cầm cốc nước, gắp thức ăn là triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson

2. Co, cứng đờ cơ bắp

Co cứng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể. Đôi khi độ cứng có thể rất nghiêm trọng, gây hạn chế chuyển động và đau nhức cơ bắp.

Người bệnh thường thấy khó quay cổ, xoay người, khó trở mình khi nằm trên giường và làm những cử động khéo léo của ngón tay. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường. Với bệnh Parkinson giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp phải tình trạng cứng cơ toàn thân, nói nhỏ và khó…

Sử dụng sớm Tpcn Vương Lão Kiện sẽ giúp giảm run, co cứng cơ, phục hồi vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0904.904.660 - 0963 022 986 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

3. Chậm vận động

Người bị Parkinson rất khó bắt đầu các cử động của mình, những công việc đơn giản hằng ngày cũng trở lên chậm chạp và tốn thời gian hơn, ví dụ như cài, mở khuy áo, xỏ giầy dép, cắt gọt trái cây, chữ viết nhỏ dần. Khi đi bộ, các bước có thể trở nên nhỏ dần, thậm chí không đứng vững. Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối gần như phải ngồi trên xe lăn và phụ thuộc vào người thân.

4. Rối loạn giữ thăng bằng

Người bệnh khó khăn khi ngồi xuống hoặc đứng dậy khỏi ghế, khi đi dễ bị ngã. Những bệnh nhân Parkinson lâu năm thường có dáng đi hơi còng lưng xuống hoặc đầu hướng về phía trước, đi kiểu giật cục. Điều này ảnh hưởng một phần tới khả năng giữ thăng bằng, vận động tự do của người bệnh.

Mất thăng bằng khiến bệnh nhân Parkinson dễ bị té ngã, đặc biệt là người cao tuổi

Mất thăng bằng khiến bệnh nhân Parkinson dễ bị té ngã, đặc biệt là người cao tuổi

Triệu chứng không thuộc về vận động

Những triệu chứng không thuộc về vận động có thể xuất hiện từ rất sớm, trước khi bệnh Parkinson được chẩn đoán từ 5 - 10 năm, bao gồm:

1. Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ về đêm, thường cảm thấy khó ngủ, hay gặp ác mộng.

2. Táo bón: Có thể xuất hiện từ rất sớm, thậm chí ngay từ trước 10 năm chẩn đoán bệnh Parkinson. Đó là do bệnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, gây giảm nhu động ruột. Nếu biểu hiện này kéo dài hơn 3 tuần mà không phải do chế độ ăn uống sinh hoạt thì rất có thể là triệu chứng sớm của bệnh Parkinson.

3. Thay đổi về khứu giác: Bệnh Parkinson có thể làm tổn thương khứu giác, khiến người bệnh mất dần khả năng nhận biết mùi, thậm chí không nhận biết được một số mùi đặc trưng như mùi mít, sầu riêng…

4. Rối loạn tình dục: Khi bệnh Parkinson phát triển, một số bệnh nhân cảm thấy giảm ham muốn và khả năng hoạt động tình dục. Một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson thì lại bị tăng hoạt động tình dục quá mức.

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh Parkinson có thể gặp thêm một số triệu chứng như loạn cảm đau (rối loạn cảm giác đau đớn), đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái đầu chi, hạ huyết áp tư thế, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…

Cách chẩn đoán bệnh Parkinson

Triệu chứng bệnh Parkinson rất dễ nhầm với hội chứng Parkinson các chứng run khác. Do đó, để chẩn đoán bệnh Parkinson chính xác nhất, bác sĩ sẽ căn cứ thêm vào kết quả chụp não (MRI sọ não), khai thác tiền sử bệnh lý, các thuốc đang dùng…

Chụp cộng hưởng từ sọ não MRI có thể giúp phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson

Chụp cộng hưởng từ sọ não MRI có thể giúp phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson

Xem thêm: Hội chứng Parkinson là gì? Khác gì so với bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Mặc dù không trực tiếp nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh Parkinson có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh ảnh hưởng trầm trọng tới thể chất, tinh thần của người bệnh. Có thể kể đến các biến chứng bệnh Parkinson như giảm vận động, khó nuốt, suy dinh dưỡng, trầm cảm, táo bón, rối loạn cảm giác…

Bệnh parkinson sống được bao lâu?

Không có một thống kê cụ thể cho thấy người bị bệnh lý Parkinson có thể sống được bao lâu. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thường tử vong do các biến chứng của Parkinson gây ra. Chẳng hạn như khó nuốt dẫn tới cơ thể suy kiệt, mất cân bằng dẫn tới té ngã... Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh.

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có di truyền không?

Câu trả lời là có. Bệnh Parkinson có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Có khoảng 5 - 10% bệnh parkinson có liên quan đến yếu tố di truyền. Đặc biệt, phần lớn trường hợp bị bệnh parkinson ở người trẻ thường có bố mẹ hoặc ông bà đã mắc căn bệnh này.

Điều may mắn là tỷ lệ di truyền bệnh Parkinson ngoài phụ thuộc vào gen còn liên quan đến yếu tố môi trường khác. Chi tiết các yếu tố này là gì, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết “Bệnh Parkinson có di truyền không?

Bệnh Parkinson có thể di truyền nhưng tỷ lệ không cao

Bệnh Parkinson có thể di truyền nhưng tỷ lệ không cao

Khám bệnh Parkinson ở đâu?

Người bệnh Parkinson có thể thăm khám ở khoa Nội thần kinh tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương trên cả nước. Tuy nhiên nếu gần các bệnh viện sau, bạn có thể tới đây thăm khám. Bởi đây là những bệnh viện khám bệnh Parkinson tốt nhất tại Việt Nam

- Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai - Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Khoa Tâm Thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương. - Bệnh viện Việt Đức. - Bệnh viện Thanh Nhàn. - Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai...

Xem thêm: Danh sách đầy đủ các bệnh viện khám chữa Parkinson tốt nhất

Bệnh Parkinson có chữa được không?

Y học có nhiều cách chữa bệnh Parkinson. Tuy nhiên, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hẳn căn bệnh này. Mục tiêu điều trị đều hướng tới giảm triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống, làm chậm tiến triển bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Các chuyên gia thần kinh nhấn mạnh: Thay vì lo lắng bệnh Parkinson chữa khỏi không? nguy hiểm thế nào?... người bệnh cần kiên trì tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, kết hợp với các giải pháp hỗ trợ giảm run. Có như vậy, hiệu quả điều trị mới cao như mong muốn.

Lạc quan và kiên trì điều trị là chìa khóa cần có để kiểm soát bệnh Parkinson

Lạc quan và kiên trì điều trị là chìa khóa cần có để kiểm soát bệnh Parkinson

Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?

Cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất là phối hợp dùng thuốc đúng chỉ định với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, giải pháp hỗ trợ chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp,…

Một số người không còn đáp ứng với thuốc điều trị có thể được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật kích thích não sâu.

Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Trong điều trị Parkinson, sử dụng thuốc Tây là điều bắt buộc. Người bệnh tuyệt đối không được thay đổi liều hay ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Có 6 nhóm thuốc thường được nhắc tới đối với người bệnh Parkinson là:

- Các thuốc chứa tiền chất của dopa-min (Levo-dopa):

Thuốc thường gặp trong nhóm này là Mado-par. Khi vào cơ thể, các thuốc này sẽ được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh dopa-min. Đây cũng là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parkinson.

Sau khoảng 3 – 5 năm (người ta gọi là “tuần trăng mật” của thuốc) thường bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc, buộc phải tăng liều mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó, khoảng 50% bệnh nhân già và 90% bệnh nhân trẻ Parkinson gặp hiện tượng “tắt - bật” khi sử dụng thuốc có chứa Levo-dopa kéo dài. Hiện tượng này có nghĩa là bất thình lình đang cử động bình thường thì cứng đờ không cử động được nữa, có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ, giống như bật tắt công tắc điện.

Levo-dopa là thuốc không thể thay thế trong điều trị bệnh Parkinson

Levo-dopa là thuốc không thể thay thế trong điều trị bệnh Parkinson

- Chất chủ vận dopa-min: Có khả năng “bắt chước” và kích thích các thụ thể dopa-min, làm tăng hiệu quả của dopa-min trong não. Một số thuốc thuộc nhóm này như Bromo-criptine (Par-lodel), Prami-pexole (Mira-pex), và Ropi-nirole (Re-quip).

- Chất ức chế MAO – B: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế enzym monoamine oxidase (MAO-B), ngăn chặn sự phân hủy Levo-dopa trong não. Thuốc thường được sử dụng đơn độc trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc kết hợp với các thuốc khác ở giai đoạn sau.

- Chất ức chế COMT: Thuốc có tác dụng làm tăng hoạt tính và kéo dài thời gian bán hủy của Levo-dopa.

- Thuốc kháng cholinergic: Loại thuốc này giúp cải thiện sự mất cân bằng giữa Dopa-mine và acetyl-choline, rất hiệu quả trong việc điều trị run. Trước khi có Levo-dopa, đây là loại thuốc đầu tay trong điều trị Parkinson. Gồm benz-tropine (Co-gentin), bipe-riden (Aki-neton), pro-cyclidine (Kema-drin), và trihexy-phenidyl (Ar-tane).

- Aman-tadine: Là một tác nhân kháng virus có cơ chế hoạt động không rõ ràng, giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động của bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người khác nhau, vì vậy không có cách dùng thuốc chung cho tất cả các trường hợp. Việc thăm khám định kỳ ở bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh liều  cũng như phối hợp thuốc là rất cần thiết trong điều trị bệnh Parkinson.

Điều trị bệnh Parkinson bằng thảo dược theo Đông y

Nhiều nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng thực hiệu quả điều trị bệnh parkinson trong đông y. Trong đó, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong thảo dược Thiên ma, Câu đằng đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh. Chúng giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa não ở người bệnh Parkinson, đồng thời gián tiếp làm tăng lượng dopa-min trong não bằng cách ức chế các men phân hủy dopa-min, nhờ đó cải thiện các triệu chứng cho người bệnh.

Hiện nay, các nhà Dược học đã nghiên cứu bào chế thành công Tpcn Vương Lão Kiện có sự kết hợp của Thiên ma, Câu đằng cùng nhiều thảo dược quý khác, tạo nên giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh Parkinson.

Sản phẩm giúp giảm các triệu chứng run, cứng đờ, chậm chạp, làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh Parkinson lên tâm thần kinh và các rối loạn chức năng khác.

Khi sử dụng lâu dài, Vương Lão Kiện còn giúp làm giảm tình trạng ảo giác và loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson.

Thực tế đã có nhiều người bệnh cải thiện được đáng kể các triệu chứng của bệnh Parkinson khi kết hợp sử dụng sản phẩm Vương Lão Kiện. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông Đỗ Bình Dương (Hà Nội) trong video dưới đây:

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh Parkinson cùng Vương Lão Kiện của ông Đỗ Bình Dương, Hà Nội

Phẫu thuật chữa bệnh Parkinson

Trong điều trị Parkinson, khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến. Đã có nhiều sự cải tiến trong cả hai phương pháp khi áp dụng thành công “con dao gama” để tác động vào vùng não bộ thoái hoá và thực hiện mở đồi thị bằng sóng cao tần. Tuy nhiên, các phương pháp trên vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro nên bác sĩ đều rất cân nhắc khi chỉ định.

kích thích não sâu

Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị Parkinson

Với bệnh Parkinson, các phương pháp như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp hay diện chẩn cũng phần nào giúp cơ bắp linh hoạt hơn, tăng khả năng vận động và giảm các triệu chứng run tay chân, co cứng cơ.

Chữa bệnh parkinson bằng tế bào gốc

Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc điều trị bệnh Parkinson bằng cách cấy ghép tế bào gốc thay thế tế bào sản sinh dopa-min đã chết. Các tế bào gốc này được lấy từ da của người bệnh Parkinson, trải qua quá trình biến đổi trong phòng thí nghiệm để tạo ra các tế bào thần kinh khỏe mạnh.

Hiện này phương pháp này bước đầu cho thấy có cải thiện ở một số người bệnh nhưng cũng có trường hợp không thay đổi nhiều. Vì thế, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để hoàn thiện hơn trước khi chính thức áp dụng rộng rãi trên người.

Người bệnh Parkinson nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Cùng với việc dùng thuốc và chữa bệnh parkinson bằng đông y, người bệnh Parkinson cũng nên áp dụng một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học, điều độ.

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh Parkinson gồm:

- Các thực phẩm giàu chất oxy hoá như súp lơ, cà chua, cà rốt, socola, việt quất, mâm xôi… sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hoá não bộ ở bệnh nhân Parkinson. - Các thực phẩm giàu dopa-min như đậu xanh, đậu đỏ, lạc, hạnh nhân, hạt điều, óc chó, hướng dương, chuối… - Các thực phẩm giàu Omega-3 như cá thu, cá mòi, các trích, cá hồi, cá ngừ hoặc dầu cá...

Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm lượng protein và đường trong thực đơn hàng ngày, hạn chế các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê...để tránh làm triệu chứng run nặng hơn.

Các bài tập nhẹ như ngồi thiền, đi bộ, tập yoga.. cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng vận động của người bệnh Parkinson. Người thân nên dành thời gian để hỗ trợ người bệnh trong quá trình tập luyện, vừa để tăng thêm động lực và cũng vừa để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Chế độ ăn khoa học cho người bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị đúng hướng và tích cực thì vẫn có cơ hội làm chậm tiến triển bệnh. Vì thế, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để bệnh Parkinson không thể cản trở hạnh phúc của bạn và những người thân yêu.

Nguồn: medicinenet.com, webmd.com, webmd.com

 * Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Danh sách bình luận
  • Huỳnh Tiến Đại
    Huỳnh Tiến Đại
    03:08 27/09/2021
    cho e hỏi là bệnh nhân parkinson bị phù chân liên tục, liệu có thuốc nào chữa đc ko ah? Bố e cứ phù lên rồi lại xẹp rồi lại phù, liệu bệnh viện có chữa đc ko ah?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      06:52 30/09/2021
      "Chào bạn,
      Không rõ người nhà bạn phù 1 chân hay 2 chân? Thông thường sưng phù một bên bàn chân thường do tổn thương hay bệnh lý xảy ra tại chỗ ( thường do nhiễm trùng vùng mô cơ, bị thuyên tắc huyết khối (cục máu đông), hay bị bệnh gút hoặc sưng khớp ) khác hẳn với sưng hai bên thường do bệnh lý ảnh hưởng cả cơ thể như bệnh suy tim, xơ gan, hay hư thận. Hoặc nguyên nhân tử việc sử dụng các thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc giảm đau steroid...
      Vì vậy lúc này chúng tôi khuyên người nhà bạn nên sớm thăm khám và điều trị, tìm đúng nguyên nhân điều trị sẽ đạt hiệu quả cao.
      Đồng thời cần kết hợp chế độ ăn uống nhạt, tăng rau xanh uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng hàng ngày, không ngồi lâu và uống thuốc điều trị Parkinson theo chỉ định bác sĩ.
      Cùng với đó tham khảo uống Vương Lão Kiện càng tốt, sản phẩm giúp hỗ trợ giảm run do bệnh Parkinson tốt hơn. Bạn có thể tham khảo hiệu quả hỗ trợ điều trị Vương Lão Kiện qua phần chia sẻ của bác Dương, Khâm Thiên, Hà Nội.
      Bệnh parkinson có chữa được không | Kinh nghiệm chiến thắng bệnh của Bác sỹ Dương
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!"
  • nguyễn xuyên
    nguyễn xuyên
    02:04 24/09/2021
    Ông em bị bệnh pks 1 năm rồi , năm ngoài e có dẫn ông khám ở bệnh viện 108 và bác sĩ kê rất nhiều thuốc , ông về uống kêu uống chóng mặt và khó chịu nên đã ngừng uống sau đó 1 tháng . Tư vấn giúp em chỗ nào khám uy tín và có hiệu quả với
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:21 27/09/2021
      Chào bạn,
      Bệnh viện Quân đội 108 là một trong những bệnh viện tuyến đầu trung ương điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. vì vậy với tình trạng sức khỏe hiện tại của ông, chúng tôi khuyên bạn nên đưa ông đi tái khám, chia sẻ với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc tây, từ đó để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
      Đồng thời áp dụng lối sống lành mạnh khoa học, tăng rau xanh chất xơ, uống đủ nước và vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ giảm táo bón, tiêu hóa tốt hơn.
      Cùng với đó tham khảo uống càng sớm Vương Lão Kiện càng tốt, sản phẩm giúp hỗ trợ giảm tác dụng phụ thuốc tây, ngăn ngừa hiện tượng nhờn thuốc, kìm hãm tốc độ tiến triển của bệnh và hỗ trợ kiểm soát và giảm run do bệnh Parkinson tốt hơn. Bạn có thể tham khảo Vương Lão Kiện qua phần chia sẻ của bác Dương, Khâm Thiên, Hà Nội.
      Bệnh parkinson có chữa được không | Kinh nghiệm chiến thắng bệnh của Bác sỹ Dương
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • hoàng nam
    hoàng nam
    06:39 20/09/2021
    Có phải Parkinson thể cứng thì tiến triển nhanh hơn thể run không ạ? 2 thể loại uống thuốc có khác nhau không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:39 23/09/2021
      Chào bạn,
      Tốc độ tiến triển của bệnh Parkinson phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải ảnh hưởng thể cứng hay run. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
      + Việc tuân thủ tốt thuốc tây theo chỉ định bác sĩ và thăm khám định kỳ.
      + Kiểm soát các bệnh lý nền ổn định.
      + Tâm lý. chất lượng giấc ngủ, các thói quen sinh hoạt hàng ngày.
      Về phương pháp điều trị dù là thể cứng hay run, bệnh Parkinson đều cần bổ sung Do.pamin bằng nhiều cách khác nhau, có thể là nhóm ức chế cholin, nhóm các thuốc kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin, hay thay thế do.pamin hay các thuốc ức chế hủy do.pamin. Cùng với đó là tập các bài tập hỗ trợ vận động.
      Ngay lúc này nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, bạn cân nhắc sử dụng kết hợp Vương Lão Kiện cùng thuốc tây, uống ngày 4 viên và cách thuốc tây 1-2 giờ để đảm bảo độ hấp thu. Vì sản phẩm tác động:
      + Trấn tĩnh an thần, thư roãi, làm mềm cơ và cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp làm chậm sự thoái hóa não bộ, làm ổn định tính dẫn truyền.
      + Sản phẩm có chứa thành phần Câu đằng có khả năng ức chế enzym MAO - B phá hủy do.pamin, từ đó làm tăng gián tiếp do.pamin của não bộ.
      Bạn có thể tham khảo Vương Lão Kiện qua phần chia sẻ của bác Dương, Khâm Thiên, Hà Nội.
      Bệnh parkinson có chữa được không | Kinh nghiệm chiến thắng bệnh của Bác sỹ Dương
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Nguyễn Khắc mạnh
    Nguyễn Khắc mạnh
    03:31 17/09/2021
    cháu có bố bị bệnh parkison bố con rất hay mơ thấy ác mộng làm sao để khắc phục ạ con cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:38 21/09/2021
      Chào bạn,
      Gặp ác mộng là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh Parkinson (có thể do bản thân bệnh gây ra hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc). Nếu tình trạng này mới gặp khi bạn đổi thuốc thì có thể là do thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ và điều chỉnh lại thuốc.
      Bên cạnh đó sớm kết hợp cùng TPBVSK Vương Lão Kiện ngày 4 viên, kiên trì 3-6 tháng, nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ trấn tĩnh an thần. Và hỗ trợ giảm run, co cứng, ngăn bệnh không tăng nặng, giảm tác dụng phụ của thuốc tây và hạn chế tình trạng nhờn thuốc.
      Bạn có thể tham khảo Vương Lão Kiện qua phần chia sẻ của bác Dương, Khâm Thiên, Hà Nội.
      Bệnh parkinson có chữa được không | Kinh nghiệm chiến thắng bệnh của Bác sỹ Dương
      Chúng tôi gửi bạn 1 vài lời khuyên giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bác như sau:
      + Thiết lập đồng hồ sinh học đều đặn hàng ngày có thời gian đi ngủ và thức dậy giống nhau. Không thức khuya và không nên ngủ sớm, nên đi ngủ sau 20h và trước 23h, ngủ đủ 7 – 8 tiếng trong ngày. Nếu có thói quen ngủ trưa, bác nên ngủ vào giờ cố định trong ngày và không quá 1h, nên dậy trước 3h chiều.
      + Trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ăn một bữa nhẹ như uống sữa, cacbohydrate.…giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, không nên ăn quá no. Không nên uống các đồ uống chứa gas, cồn, cafein hay hút thuốc lá.
      + Tạo không gian ngủ yên tĩnh và không nên tham gia các hoạt động mạnh trước 3-4 giờ trước thời gian đi ngủ
      + Tâm lý thoải mái trước khi đi ngủ, không lo lắng căng thẳng.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Phạm lệ
    Phạm lệ
    07:55 15/07/2021
    Chào bác sỹ ạ chồng em năm nay 35 bị run tay đi khám thì phát hiện bệnh parkinson bác sỹ có kê thuốc về uống.vậy đang uống thuốc tây dùng đông y có đc k ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:31 17/07/2021
      Chào bạn,
      Qua chia sẻ, hiện tại người nhà bạn uống thuốc tây điều trị bệnh Parkin.son hoàn toàn sử dụng được thực phẩm chức năng (TPCN) Vương Lão Kiện để hỗ trợ nâng cao hiệu quả giảm run tay, nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và phục hồi lại khả năng vận động của cơ thể.
      Sản phẩm với thành phần từ các vị thảo dược nên không gây tương tác với bất kỳ thuốc hay thực phẩm nào. Khi uống người nhà bạn chỉ lưu ý uống Vương Lão Kiện cách thuốc điều trị khoảng 1-2 giờ để đảm bảo khả năng hấp thu mỗi sản phẩm tốt nhất.
      Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị, người nhà bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm tốt và dành thời gian tập luyện mỗi ngày. Cụ thể như sau:
      - Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê
      - Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, các loại đậu, cá biển, các loại quả hạch như hạnh nhân, hạt điều,... Bởi trong những thực phẩm này chứa nhiều dopamin tự nhiên, các chất chống oxy hóa, chất xơ vừa giúp cải thiện tình trạng run, cứng vừa giúp làm giảm tình trạng táo bón mà bệnh parkin.son gây ra.
      - Hạn chế căng thẳng, lo lắng. Mỗi ngày dành tối thiểu 30 phút để đi bộ, tập dưỡng sinh, leo cầu thang để giúp các cơ bắp linh hoạt hơn
      Nếu còn băn khoăn chưa được giải đáp hết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 090.490.4660.
      Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Nguyễn Anh Vũ
    Nguyễn Anh Vũ
    01:53 05/02/2021
    Chào Dược sỹ. Ba tôi năm nay 81 tuổi, bị bệnh liệt rung parkinson được 3 năm rồi, trong quá trình bị bênh có đến khám & chữa trị ở các bác sỹ phòng khám tư nhân, nhưng bệnh tình không thuyên giám, giờ đọc trên mạng thấy có thuốc đông y chữa bệnh parkinson Vương Lão Kiện cũng hay, nhờ Dược sỹ tư vấn giúp các thức dùng như thế nào? có nên dùng thêm thuốc Tri hex không? và dùng như thế nào ạ. có những lưu ý gì trong viecj chữa bệnh parkinson người già hay không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:40 05/02/2021
      Chào bạn!
      Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển với biểu hiện đặc trưng là run, cứng đờ, chậm chạp. Tình trạng bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn vì vậy đối với người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ. Hiện tại để tăng hiệu quả, giúp cải thiện biểu hiện mà ba bạn đang gặp bạn nên để ba sử dụng kết hợp ngay sản phẩm Vương Lão Kiện với liều 4 viên/ ngày chia 2 lần song song với thuốc điều trị chỉ cần cách nhau 1-2 giờ là được. Sản phẩm có chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa não ở người bệnh Parkinson, đồng thời gián tiếp làm tăng lượng Dopamin trong não, vì vậy sẽ giúp hỗ trợ cùng thuốc Tây để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn, làm giảm triệu chứng run tay chân, cứng cơ và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Khi sử dụng lâu dài, sản phẩm cũng sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh Parkinson lên tâm thần kinh và các rối loạn chức năng khác, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây và làm chậm tiến triển của bệnh. Bạn lắng nghe chia sẻ của một trong rất nhiều bệnh nhân biểu hiện đã được cải thiện tốt qua Video sau: https://www.youtube.com/watch?v=3dPYK2lqFM4&t=41s
      Trường hợp của ba hiện nay trong quá trình điều trị cần lưu ý:
      - Tuyệt đối tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng và cách dùng.
      - Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đủ dinh dưỡng đúng cách, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều mỡ, không ăn nhiều đường. Bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin ở các loại rau xanh, hoa quả tươi và các loại hạt hạch như hạt hạnh nhân, óc chó...
      - Chăm chỉ luyện tập thể thao, ngủ đúng giờ và đủ giấc ngày 7-8 tiếng, hạn chế tối đa những căng thẳng, áp lực, tham gia các hoạt động xã hội, tích cực gặp gỡ giao lưu bạn bè..
      Nếu còn băn khoăn hay liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số: 0904 904 660
      Thân mến!
  • Đỗ Văn Nhã
    Đỗ Văn Nhã
    03:40 01/02/2021
    bệnh parkinson triệu chứng có phải run ngón tay khi kolàm việc gì?? tôi đang có biểu hiện nh ư vậy nên rất lo lắg bị bệnh liệt rung parkinson, mong đc giải đáp . .
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      06:27 01/02/2021
      Chào bạn.
      Biểu hiện run của bệnh nhân bị Parkison là run có thể cả ở tay lẫn chân. Thường run sẽ rõ hơn khi nghỉ ngơi. Ví dụ: Khi người bệnh để 2 tay nghỉ trên đùi của mình, và nói sang chuyện khác một lúc thì run các ngón tay sẽ rõ hơn và nhiều hơn. Khi họ giơ tay cầm nắm một vật gì đó thì run lại giảm đi. Vì vậy, người ta nói run của bệnh Parkinson là run khi nghỉ. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não. Tuy vậy vẫn có gần 15% người bệnh Parkinson trong suốt quá trình điều trị không bao giờ có biểu hiện run.
      Để kết luận bạn có bị Parkinson hay không ngoài việc căn cứ vào biểu hiện bạn cần đi thăm khám, kiểm tra. Chúng tôi gửi bạn một số địa chỉ uy tín để bạn tham khảo tới thăm khám tại đây: https://runtaychan.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/7-dia-chi-kham-run-tay-chan-uy-tin-tai-viet-nam.html
      Ngoài ra bạn tham khảo bài viết Bệnh Parkinson – những vấn đề người bệnh cần nắm rõ để một phần nào đó bổ xung thêm các băn khoăn của bạn: https://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-parkinson-nhung-van-de-nguoi-benh-can-nam-ro.html
      Thân mến!
  • Bùi Đức Thành
    Bùi Đức Thành
    11:16 28/01/2021
    Chào các bs . Mẹ em năm nay 71 t. Mẹ em đi khám bệnh và đc cho biết là bị parkison và bị thiểu năng não và thêm rối loan thần kinh + rồi loan nhận thức ảo giác.Mẹ em duy trì khám chữa bênh tại khám lấy thuốc uống đều đặn đến nay được 7 tháng .nhưng càng uống thuốc thì bệnh tình càng thấy nặng hơn. Bây giờ mẹ e đi lại khó khăn chân tay cứng. Người lờ đờ mất trí thức ko làm chủ được bản thân . Vậy cho e hỏi là mẹ e có dùng sản phẩm vlk được ko ah? Và xin các bs tư vấn dùm e . E xin cảm ơn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      14:03 28/01/2021
      Chào bạn!
      Với trường hợp của bác hiện tại bạn nên để bà sử dụng sản phẩm càng sớm càng tốt. Vì qua chia sẻ của bạn hiện tại tiến triển bệnh của bà đã tiến nặng hơn ở thể cứng cho nên vận động, đi lại khó khăn và trí nhớ suy giảm.Vương Lão Kiện có thành phần giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh cũng như tế bào não được hoạt động tốt hơn đồng thời có thành phần giúp làm mềm cơ giảm tình trạng co cơ cứng khớp cho bà. Thời gian đầu bạn nên để bà sử dụng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần kết hợp song song cùng thuốc điều trị để cải thiện nhanh biểu hiện bà đang gặp. Ngoài ra để tăng hiệu quả điều trị bạn nên để bà điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như:
      + Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ nhiều cholesterol như da, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng..
      + Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao chẳng hạn như đi bộ, chạy, yoga hay thiền
      + Giảm lo lắng căng thẳng trong cuộc sống và không nên thức khuya.
      + Hạn chế uống các đồ uống chứa nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà đặc hay hút thuốc lá.
      Bạn lắng nghe chia sẻ của một trong rất nhiều bệnh nhân run chân tay sử dụng sản phẩm biểu hiện đã cải thiện qua Video sau: https://www.youtube.com/watch?v=wXSMXZusYJI
      Thân mến!
  • Đặng Thai quí đặng
    Đặng Thai quí đặng
    07:54 16/10/2018
    Theo tôi nghĩ Bệnh Parkinson là do độc tố thần kinh Dioxin ( Chất Dioxin ) tích tụ trong não bộ . Nó tạo thành những đám mây Doxin trong não bộ . Nó phá hủy các tế bào thần kinh . Vì vậy phải tạo ra chất diệt Dioxin . Phục hồi tế bào não .
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:41 16/10/2018
      Chào bạn,
      Rất cảm ơn những chia sẻ của bạn, điều này lại cho chúng ta thêm một góc nhìn về nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Thực ra, có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay về nguyên nhân sâu xa khiến các tế bào sản xuất dopamin chết đi hàng loạt, ngoài di truyền đã được xác định thì những yếu tố liên quan đến môi trường, nhiễm độc cũng được quan tâm.
      Hy vọng một tương lai không xa các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả.
      Thân mến!
  • Ng Đ Hòe
    Ng Đ Hòe
    07:11 06/08/2018
    Vương lã kiện mua ở đâu giá bao nhiêu, điều trị bao lâu?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:58 06/08/2018
      Chào bạn,
      Sản phẩm Vương Lão Kiện hiện được bán dưới 2 hình thức là giao hàng tận nhà và bán ở một số nhà thuốc lớn các tỉnh, với giá bán dao động từ 185.000 – 205.000đ/hộp 30 viên. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức mua hàng.
      Sản phẩm Vương Lão Kiện có nguồn gốc từ thảo dược, nên sẽ có tác dụng từ từ để cân bằng và điều chỉnh dần lại những rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Bởi vậy, cần duy trì sử dụng theo đúng liệu trình khuyến cáo, ít nhất 3-6 tháng để sản phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất.
      Với những như run do rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn, run sau tai biến, run do hội chứng ngoại tháp thì thời gian đáp ứng thường sẽ nhanh hơn. Theo thực tế chúng tôi ghi nhận, sau 4 – 6 tuần đã bắt đầu nhận thấy biểu hiện run được cải thiện, những người bệnh kiên trì sử dụng đủ liệu trình có thể giảm được run tới 80 – 90%, thậm chí hết hẳn. Với chứng run do bệnh Parkinson, thời gian đáp ứng có thể lâu hơn, cần duy trì tối thiểu 6 – 12 tháng để giúp hỗ trợ làm giảm run, co cứng và quan trọng hơn là làm chậm tiến triển của bệnh. Những người đã mắc run lâu năm cũng cần thời gian sử dụng lâu hơn so với những người mới mắc, bởi khi đó cơ thể sẽ cần thêm nhiều thời gian để điều chỉnh lại những rối loạn.
      Bạn cũng cần lưu ý rằng, dù run do nguyên nhân nào, thì thuốc hay Tpcn Vương Lão Kiện cũng chỉ quyết định được 60% - 70% hiệu quả trong điều trị, còn lại sẽ phụ thuộc vào chính bạn. Nếu bạn luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực, hạn chế lo lắng, căng thẳng, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, café, kết hợp với các bài tập như hít sâu thở chậm, hay tập thiền yoga sẽ góp phần cải thiện chứng run nhanh chóng.
      Chúng tôi xin gửi tới bạn chia sẻ của một bạn trẻ bị run, nhưng nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm hiện nay chứng run đã giảm được đến 90% qua video sau:

      https://www.youtube.com/watch?v=gJmHk_FXj0Y&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA&index=2
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!
      Thân mến!
  • Lô đức Anh
    Lô đức Anh
    02:57 28/06/2018
    Xin chào cac y bac si.cho em hỏi. Me em nam nay 54 tuoi.va bi cac treu chung cua benh cach day 3 nam. Chan tay te cứng. Di lai kho khan.co di chua tri.nhieu noi ma benh gan nhu khong thuyen giam.vậy me e su dung tpcn Vương lao kien lieu co duoc khong va su dung nhu nao.va su dung kem theo thuoc tay cua bac si dc khong.xin cam on.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      05:44 28/06/2018
      Chào bạn,
      Trước khi trả lời câu hỏi của bạn về Tpbvsk Vương Lão Kiện, chúng tôi xin làm rõ 1 số vấn đề như sau:
      Trong việc điều trị Parkinson sử dụng thuốc tây là chỉ định bắt buộc cho người bệnh do chỉ có thuốc tây mới có thể bổ sung DPM cho tế bào thần kinh, từ đó giảm run, chân tay tê cứng…
      Với trường hợp của mẹ bạn đã được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Parrkinson, tuy nhiên khi sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ nhưng không có dấu hiệu cải thiện. Bạn cần xem lại một số vấn đề sau:
      1- Kiểm tra lại cách dùng của những thuốc mẹ bạn đang sử dụng đã đúng với chỉ định của bác sĩ chưa? Có nhiều bệnh nhân do không nhớ rõ cách dùng nên thường uống luôn 1 viên/ 1 lần sử dụng nhưng thực tế loại thuốc này cần được chia nhỏ liều khi uống (do hiệu quả của thuốc chỉ kéo dài trong 4 tiếng). Do vậy, bạn có thể cung cấp cho chúng tôi biết thêm về những thuốc mẹ bạn đang sử dụng để chúng tôi tư vấn giúp bạn cách dùng thuốc hiệu quả nhất.
      2- Thời điểm dùng thuốc: bạn cần nhắc nhở mẹ mình uống thuốc cách xa những bữa ăn giàu đạm do những bữa ăn có chứa nhiều chất đạm do những thực phẩm này sẽ làm giảm hấp thu của thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý với mẹ bạn rằng phải uống thuốc trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nếu mẹ bạn đã thực hiện đúng hết theo những chỉ định của bác sĩ mà không thấy cải thiện các tình trạng của bệnh thì bạn nên đưa mẹ đi khám lại và cung cấp đầy đủ thông tin, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều sao cho phù hợp với thể trạng của mẹ bạn.
      Mẹ bạn hoàn toàn sử dụng sản phẩm Tpbvsk Vương Lão Kiện cùng với các thuốc điều trị tây y théo chỉ định của bác sĩ. Sản phẩm Vương Lão Kiện tuy không có tác dụng bổ sung trực tiếp DPM như các thuốc điều trị tây y, nhưng sản phẩm gián tiếp cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, nhờ đó giúp làm giảm các triệu chứng run rẩy, co cứng chân tay và góp phần làm tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị. Bạn nên cho mẹ sử dụng đủ một liệu trình liên tục trong khoảng từ 3 – 6 tháng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
      Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyên mẹ duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, áp lực quá mức trong cuộc sống hằng ngày, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc vì đây là những yếu tố này gây ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh. Bạn nên khuyên bác thực hiện một số bài tập nhẹ như thiền, đi bộ, yoga để hỗ trợ cải thiện tình trạng mà mình đang gặp phải.
      Đã có rất nhiều người bệnh sử dụng và cho hiệu quả điều trị tốt. Chúng tôi xin gửi bạn chia sẻ của bác Dương – một bác sĩ đã về hưu, tưởng chừng đã bất lực với bệnh tật, nhưng nhờ kiên trì điều trị kết hợp sản phẩm Vương Lão Kiện, đến nay cải thiện được 90% tình trạng bệnh.
      https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0&index=1&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Khi có bất kỳ thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm Vương Lão Kiện, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số điện thoại đường dây nóng 0904 904 660 để được cá dược sĩ chuyên môn trực tiếp tư vấn.
      Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!
  • nguyễn thị hồng
    nguyễn thị hồng
    02:08 22/06/2018
    nhờ dược sĩ tư vấn giùm , em bị mắc chứng bệnh run tay, khi giao tiếp thường bị cảm giác run nói chuyện lắp bắp, cơ mặt của em khi run cũng bị giựt, ... hai bàn tay giơ thẳng về phía trước cảm giác không cân bằng mà cứ bị run, vậy em bị parkinson không, nếu bị em nên làm gì
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:55 22/06/2018
      Chào bạn.
      Chào bạn, không rõ bạn bao nhiêu tuổi rồi? Bạn bị run tay từ khi nào? Các chứng run xuất hiện khi bạn làm việc hay khi nghỉ ngơi, có run chân hay không? Có rất nhiều nguyên nhân gây run tay, và với những thông tin như bạn vừa mô tả chưa đủ cơ sở để chúng tôi có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ rằng bạn có bị bệnh Parkinson hay không.
      Do vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám sớm tại chuyên khoa nội thần kinh của bệnh viện tuyến tỉnh hoặc Trung ương để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và từ đó có hướng điều trị phù hợp.
      Trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến biểu hiện run chân tay, yếu tố tâm lý đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, trước mắt, bạn cần tránh lo lắng, stress, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café… tập hít sâu thở chậm mỗi ngày 15 phút và khi căng thẳng, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, giao lưu gặp gỡ bạn bè để có được tâm lý thoải mái, vui vẻ, như vậy sẽ góp phần làm giảm run.
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng sớm sản phẩm Tpbvsk Vương Lão Kiện. Với tác dụng an thần, trấn tĩnh, tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào não, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, sản phẩm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng run do mọi nguyên nhân hiệu quả.
      Bạn nên bắt đầu sử dụng sản phẩm với liều từ 4-6 viên/ ngày/ 2 lần, uống trước bữa ăn 30p hoặc sau khi ăn 1h, dùng cách các thuốc điều trị khác từ 1-2h và duy trì thường xuyên liên tục ít nhất theo đúng một lộ trình từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cơ địa của bạn đáp ứng tốt với sản phẩm, đồng thời kiểm soát tốt tất cả các yếu tố nguy cơ thì có thể giảm được các triệu chứng run tới 90%.
      Đã có rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm và đã cải thiện được gần hết các triệu chứng chỉ sau vài tháng. Bạn có thể xem thêm tại:
      https://www.youtube.com/watch?v=y2biX-VA6Ns&index=18&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Nếu cần tư vấn thêm về bệnh run chân tay hay sản phẩm Vương Lão Kiện, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0904 904 660 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
      Chúc bạn sức khoe. Thân mến
  • Nguyễn Thị Thư
    Nguyễn Thị Thư
    20:21 23/05/2018
    Mẹ mình bị run tay và chân.đi khám bs kết luận mẹ mình bị parkinson và kê thuốc uống trong 1 tháng, sau 1 tháng dùng thuốc mình k thấy đỡ thậm chí còn run nhiều hơn.mình xin hỏi nếu sd sp VLK thì có cần sd thuốc tây nữa ko và dùng trong bao lâu ạ.mình cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      23:08 23/05/2018
      Chào bạn,
      Trước khi trả lời câu hỏi của bạn về Tpbvsk Vương Lão Kiện, chúng tôi xin làm rõ 1 số vấn đề như sau: trong việc điều trị Parkinson sử dụng thuốc tây là chỉ định bắt buộc cho người bệnh do chỉ có thuốc tây mới có thể bổ sung Dopamin (chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt trong bệnh Parkinson) cho tế bào não, từ đó giảm các triệu chứng co cứng cơ, run rẩy chân tay…
      Với trường hợp của mẹ bạn đã được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Parrkinson, tuy nhiên khi sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ nhưng không có dấu hiệu cải thiện. Bạn cần xem lại một số vấn đề sau:
      1- Kiểm tra lại cách dùng của những thuốc đang sử dụng đã đúng với chỉ định của bác sĩ chưa? VD: Ma-do-par (tên gốc Le-vo-do-pa) là thuốc điều trị parkinson được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân do không nhớ rõ cách dùng nên thường uống luôn 1 viên/ 1 lần sử dụng nhưng thực tế loại thuốc này cần được chia nhỏ liều khi uống (do hiệu quả Ma-do-par chỉ kéo dài trong 4 tiếng). Do vậy, bạn có thể cung cấp cho chúng tôi biết thêm về những thuốc mẹ bạn đang sử dụng để chúng tôi tư vấn giúp bạn cách dùng thuốc hiệu quả nhất.
      2- Thời điểm dùng thuốc: Cần uống thuốc cách xa những bữa ăn giàu đạm do những bữa ăn có chứa nhiều chất đạm do những thực phẩm này sẽ làm giảm hấp thu của thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý uống thuốc trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nếu bạn đã thực hiện đúng hết theo những chỉ định của bác sĩ mà không thấy cải thiện các tình trạng của bệnh thì bạn nên đưa mẹ đi khám lại và cung cấp đầy đủ thông tin, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều sao cho phù hợp với thể trạng của mẹ bạn.
      Trong thời gian sử dụng thuốc tây, bạn hoàn toàn sử dụng sản phẩm Vương Lão Kiện. Sản phẩm tuy không có tác dụng trực tiếp bổ sung Dopamin như thuốc tây, nhưng sẽ gián tiếp cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, nhờ đó làm giảm run và góp phần làm tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị. Bạn nên cho mẹ sử dụng đủ một liệu trình liên tục trong khoảng từ 6 - 9 tháng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi xin gửi bạn chia sẻ của bác Dương – một bác sĩ đã về hưu, tưởng chừng đã bất lực với bệnh tật, nhưng nhờ kiên trì điều trị kết hợp sản phẩm Vương Lão Kiện, đến nay cải thiện được 90% tình trạng bệnh:
      https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0&index=1&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, áp lực quá mức trong cuộc sống hằng ngày, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc vì những yếu tố này ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh. Bạn nên thực hiện một số bài tập nhẹ như thiền, đi bộ, yoga để hỗ trợ cải thiện tình trạng mà mình đang gặp phải.
      Khi có bất kỳ thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm Vương Lão Kiện, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số điện thoại đường dây nóng
      0904 904 660 để được các dược sĩ chuyên môn trực tiếp tư vấn.
      Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!
  • To thi toan
    To thi toan
    07:55 20/02/2018
    Chào add .e gái t năm nay 27 tuổi bị bệnh dc 2 năm rồi .ban đầu chỉ là mệt mỏi ,cảm sốt thông thường sau đi viện nhưng tình hình không thuyên giảm .gia đình t có chuyển viện lên bạch mai thăm khám nhưng ko có kết quả .rồi có đi khám ở các viện lớn khác nhưng đều ko ra bệnh.sau đó thì có điều trị ở bạch mai khoảng hơn 6th nhưng ko có tiến triển gì. e ấy vận động rất khó khăn ,tay chân lúc nào cũng run,hay bị dung lắc người và đầu ,nói khó nghe,đi lại cũng khó khăn ,ko tự mình đi lại dc .hiện giờ sức khỏe ngày càng kém đi .như vậy thì e ấy bị bệnh gì ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:42 20/02/2018
      Bạn thân mến!
      Chúng tôi xin được chia sẻ với tình trạng sức khỏe của em bạn và gia đình.
      Có rất nhiều căn bệnh mà cho đến hiện nay, việc điều trị vô cùng khó khăn do không chẩn đoán chính xác được bệnh. Em của bạn đã đến hầu hết các bệnh viện lớn, điều trị tại Bạch Mai chúng tôi nghĩ gia đình vẫn nên nuôi hy vọng và cho em tiếp tục điều trị tại các bệnh viện này. Ngoài ra, gia đình có thể cùng trao đổi với bác sĩ để xem xét việc có nên đưa ra đi ra nước ngoài thăm khám và điều trị hay không. Bởi Bạch Mai hiện nay đã là một trong những bệnh viện hàng đầu ở nước ta.
      Tuy khó có một câu chuyện nào giống câu chuyện nào, tuy nhiên trường hợp của một người bố dưới đây sau nhiều năm trời tìm cách chữa bệnh cho con hy vọng sẽ tiếp thêm cho em bạn và gia đình nguồn sức mạnh:
      http://runtaychan.co/chia-se/5-nam-tim-cach-chua-benh-run-tay-chan-cho-con.html
      Chúc bạn và đại gia đình năm mới an khang!
  • Dương
    Dương
    05:58 16/11/2017
    Em mới 16 tuổi thôi ạ, nhưng em có các biểu hiện như là tay chân hay bị run, hay bị nhứt mỏi, tê cứng, chữ viết nhỏ dần rồi tay cứng viết không được nữa, khi đứng thường cảm thấy khó đứng thẳng người mà nghiêng qua lại, gương mặt ít biểu cảm, giọng nói thực sự nhỏ, mất ngủ và táo bón đều có.... Có bao nhiêu phần trăm em có thể mắc bệnh này ạ ? Tần suất hoạt động của em cũng bình thường thôi ạ.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      08:45 16/11/2017
      Chào bạn,
      Hiện nay trên thế giới, số người dưới 40 tuổi gặp phải Parkinson là ít gặp, do đó khả năng bạn gặp phải bệnh Parkinson là rất thấp. Nhưng triệu chứng của bạn rất giống với hội chứng Parkinson… Tốt hơn hết bạn nên tới thăm khám tại bác sĩ để nhận được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
      Cùng với đó, bạn cũng nên áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày thật khoa học, điều độ, tránh những căng thẳng, lo lắng quá mức.
      Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quá trình điều trị, bạn nên tham khảo sử dụng sớm Tpcn Vương Lão Kiện với liều 4 viên chia 2 lần mỗi ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Với thành phần chính là các loại thảo dược quý điển hình như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền, bổ sung tiền chất cho tế bào thần kinh hoạt động, giúp giảm run một cách tự nhiên, bền vững. Không ít người bệnh sau khi sử dụng chỉ một thời gian ngắn đã có đáp ứng tốt và lấy lại được sức khỏe bản thân.
      Bạn có thể tham khảo bài viết về hội chứng Parkinson ở người trẻ qua bài viết sau:
      http://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/hoi-chung-parkinson-co-phai-benh-parkinson.html 2
      Dưới đây là một người cũng đã từng gặp phải tình trạng như bạn, nhờ áp dụng đúng hướng điều trị mà tình trạng run đã được cải thiện đáng kể:
      https://www.youtube.com/watch?v=JjkKmqC4NAE&index=12&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng bệnh cũng như sản phẩm Vương Lão Kiện, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số 0904 904 660/0964 781 912 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Chung
    Chung
    06:49 16/07/2017
    Chào dược sỹ!
    Em tên là Chung. Em muốn nhờ bác sỹ tư vấn.
    Mẹ em bị mắc bệnh Parkison được 3 năm, và vẫn dùng thuốc dopamin và trihex 2. Nhưng khoảng vài tháng gần đây mẹ em thường hay mệt mỏi, và có hiện tượng ảo giác. Em mong Bác sỹ tư vấn.
    Chân thành cảm ơn!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:36 16/07/2017
      Chào bạn,
      Không rõ hiện nay mẹ bạn dùng ngày mấy viên Levodopa? Lần tái khám gần đây nhất là khi nào? Các triệu chứng mà mẹ bạn đang gặp phải hiện nay có thể liên quan tới tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc biến chứng của bệnh do bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, bạn cần đưa mẹ đi khám lại tại bệnh viện đang điều trị, hoặc bệnh viện tuyến Trung ương như BV Bạch Mai, Viện Lão Khoa, Bệnh viện 108 tại Hà Nội; bệnh viện Chợ Rẫy, BV Nguyễn Tri Phương, BV Đại học Y Dược TPHCM. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp cho mẹ bạn.
      Trước mắt, ngoài tuân thủ đúng thuốc theo chỉ định, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc mẹ:
      - Chế độ ăn: Người bệnh parkinson ở giai đoạn sớm hay muộn cũng nên thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất, nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước để tránh táo bón, ngăn ngừa các bệnh đường ruột. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả giàu vitamin, chất xơ, hạn chế các thức ăn có nhiều dầu mỡ động vật… Đặc biệt, nên uống thuốc levodopa cách xa bữa ăn giàu đạm từ 30 phút đến 1 tiếng do chất đạm làm giảm tác dụng của thuốc.
      - Chế độ tập luyện: Tập luyện và vận động hàng ngày rất tốt cho người bệnh parkinson nhất là khi mới phát hiện được bệnh. Luyện tập thường xuyên giúp làm giảm chứng run, co cứng khớp... Người bệnh parkinson có thể luyện tập các môn thể thao như đi bộ, ngồi thiền, thái cực quyền, dịch cân kinh.
      - Động viên tinh thần: Người thân nên ở bên, đồng cảm và chia sẻ cùng để người bệnh parkinson đỡ cảm thấy mặc cảm, tủi thân và giúp họ đối mặt với cơn ảo giác, trầm cảm.
      - Bạn nên cho mẹ sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện. Sản phẩm khi dùng cùng thuốc điều trị có tác dụng hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị, làm giảm các triệu chứng như run chân tay, cứng khớp…và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh parkinson. Bạn có thể tham khảo chia sẻ của người bệnh Parkinsonvề kinh nghiệm điều trị tại link sau:
      https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA&index=1
      Chúc mẹ bạn sớm cải thiện sức khỏe.
      Thân!
  • kim hông
    kim hông
    08:02 07/07/2017
    em muốn tư vấn vì em run o đầu, tay .0909.672.808.em di khám noi la bênh paskinson.em moi 30t bi run dduoc 5 nam roi.mong tra loi giup em voi
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:49 07/07/2017
      Chào bạn,
      Chúng tôi đã gọi điện cho bạn nhưng không thấy nghe máy.
      Triệu chứng run tay, run đầu thường là dấu hiệu của bệnh run vô căn, bệnh thường có yếu tố gia đình và khi đi khám thường ít khi xác định được nguyên nhân chính xác gây run, và thường không được dùng thuốc điều trị. Không rõ bạn đi khám như vậy thì bác sỹ có cho thuốc điều trị không? Dùng có cải thiện được triệu chứng run hay không? Nếu được chẩn đoán Parkinson nhưng uống thuốc không có đáp ứng thì bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa nội thần kinh của bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Hiện tại và sau khi đi khám, bạn có thể sử dụng kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ điều trị run chân tay từ đông y như tpcn Vương Lão Kiện. Ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, sản phẩm còn giúp cung cấp tiền chất dinh dưỡng cho não bộ nên vừa giúp giảm run, vừa làm chậm tiến triển của bệnh.
      Bạn có thể đọc bài viết sau để phân biệt rõ bệnh Parkinson hay chứng run vô căn:
      http://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-run-vo-can-khong-nen-nham-voi-benh-parkinson.html
      Thân mến.
  • Tiến
    Tiến
    01:46 04/07/2017
    Cháu mới 18t ma bị,cách khắc phục va điều tri the nao?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:33 04/07/2017
      Chào bạn,
      Không rõ bạn bị run lâu chưa? Đã đi khám ở đâu rồi và được bác sỹ chẩn đoán run do nguyên nhân gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây run như run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, cường giáp, thậm chí stress, căng thẳng kéo dài cũng khiến run xảy ra, ở độ tuổi của bạn thì rất ít khi run do Parkinson. Để điều trị cần chẩn đoán được chính xác nguyên nhân. Nếu bạn đã đi khám và phát hiện chính xác nguyên nhân, hiện đang được dùng thuốc thì bạn nên tuân thủ. Còn nếu chưa đi khám thì bạn nên sắp xếp tới chuyên khoa nội thần kinh của bệnh viện tuyến tỉnh hoặc Trung ương để được dùng thuốc điều trị phù hợp.
      Trước mắt, bạn cần tạo cho mình lối sống khoa học, điều độ: hạn chế thức khuya, giảm lo lắng căng thẳng, tránh xa các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, tập hít sâu thở chậm mỗi ngày để có tâm lý ổn định, thư thái. Và sử dụng sớm tpcn Vương Lão Kiện cũng là giải pháp giúp làm giảm run, an thần, trấn tính, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, bạn có thể tham khảo sử dụng sớm, theo đủ liệu trình từ 4-6 tháng.
      Chúng tôi gửi bạn xem chia sẻ của 1 bạn trẻ bị run từ năm 8 tuổi, 10 năm sau đã giảm được run nhờ giải pháp từ sản phẩm:
      https://www.youtube.com/watch?v=gJmHk_FXj0Y&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA&index=2
      Thân mến.